Ê buốt răng hàm dưới do nguyên nhân gì? Làm sao để hết?

Ê BUỐT RĂNG HÀM DƯỚI LÀ BỆNH GÌ?

Ê buốt răng hàm dưới là một triệu chứng điển hình nhất của hiện tượng răng nhạy cảm. Sự nhạy cảm này bắt đầu xảy ra khi tủy răng bắt đầu cảm nhận được sự tác động từ môi trường bên ngoài. Như những va chạm lớn nhỏ, axit có trong thức ăn hay nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Tủy bình thường vẫn có thể cảm nhận được mùi vị và nhiệt độ của thức ăn nhưng bị hạn chế bởi lớp men răng bên ngoài.

Lớp men răng này có vai trò bảo vệ tủy răng và ngà răng. Vì một lý do nào đó khiến cho men răng mỏng đi. Những phân tử trong thức ăn và nhiệt độ dễ dàng thông qua ngà răng tiến sâu vào tủy hơn. Khiến cho những dây thần kinh trong tủy cảm nhận được và truyền tín hiệu đến não. Tạo nên cảm giác ê buốt răng hàm dưới khó chịu cho chúng ta khi ăn nhai.

Lớp men răng là một vật liệu cứng nhất trong cơ thể con người. Tuy nhiên, lớp men này cũng sẽ bị mài mòn dần theo thời gian. Men răng rất dễ bị bào mòn trong môi trường axit. Thế nên sự chắc khỏe của men răng sẽ đảm bảo một chiếc răng không bị ê buốt khi ăn. Hàm dưới có mức độ tiếp xúc với thức ăn và nước uống nhiều hơn nên có nguy cơ bị ê buốt răng hàm dưới nhiều hơn răng hàm trên.

❃❃❃ Xem thêm: Tê buốt răng là hiện tượng gì? Có nguy hiểm cho sức khỏe không?

Ê buốt răng hàm dưới Ê buốt răng hàm dưới là một hiện tượng rất phổ biến ở tất cả mọi đối tượng

Triệu chứng

Triệu chứng điển hình của ê buốt răng hàm dưới xảy ra trong khi ăn, khi đang vệ sinh răng miệng hoặc xảy ra ngay trong lúc chúng ta đang nghỉ ngơi. Ê buốt răng hàm dưới khi ăn những loại thực phẩm có nhiều đồ chua do nhiều thành phần axit như chanh, hạnh, bưởi. Những loại thực phẩm quá ngọt chứa nhiều đường như bánh, kẹo dành cho trẻ em. Những loại thức uống lạnh có chứa nước đá hay những loại thức ăn còn quá nóng.

Ê buốt răng hàm dưới còn xảy ra khi chúng ta đang đánh răng. Đặc biệt là khi ta sử dụng bàn chải lông cứng và đánh răng mạnh. Sự tác động lực bên ngoài gây kích ứng vào sâu bên trong tủy và tạo ngay cảm giác ê buốt.

Một số người còn bị ê buốt răng hàm dưới ngay cả khi trong trạng thái nghỉ không ăn uống gì cũng không chải răng. Hiện tượng này xảy ra là do nguyên nhân chính đó là nhiệt độ thấp. Hay người vừa mới chuyển sang vùng có khí hậu lạnh cũng bị răng ê buốt.

Ê buốt răng hàm dưới

Hãy bảo vệ thật tốt men răng của bạn nếu như không muốn ê buốt răng hàm dưới

Nguyên nhân

• Mòn men răng

Men răng bị mài mòn do rất nhiều những tác nhân khác nhau. Như ăn quá nhiều đồ ngọt mà không làm vệ sinh miệng tốt thì đồ ngọt sẽ tạo ra môi trường axit làm mòn men răng. Những người dùng chanh hay baking soda tự làm trắng răng tại nhà cũng có thể bị răng nhạy cảm. Do chanh và baking soda cũng có thành phần axit cao. Thói quen chải răng bằng bàn chải lông cứng cũng là một sai lầm phổ biến làm cho lớp men răng bị mài mòn.

Bạn có thể không biết khi đi tẩy trắng răng mà không tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Vì thuốc tẩy trắng ngoài công dụng chính là làm cho răng sáng hơn còn có thể gây ra răng nhạy cảm. Vậy nên hãy cẩn thận trước khi quyết định làm đẹp cho răng bằng thuốc tẩy trắng.

• Va đập cơ học

Những va đập làm cho răng bị mẻ, sứt hay gãy gây tổn thương nhiều đến răng. Tình trạng này nghiêm trọng hơn nhiều so với mòn men răng. Vì cú va đập có thể làm cho buồng tủy lộ hoàn toàn ra ngoài. Không chỉ gây ra cảm giác ê buốt mà còn có nguy cơ bị nhiễm trùng viêm tủy rất cao.

Ê buốt răng hàm dưới

Ba tác nhân chính làm ê buốt răng hàm dưới là thức ăn ngọt, thức ăn có axit và nhiệt độ của thức ăn

Ê BUỐT RĂNG HÀM DƯỚI LÀM SAO ĐỂ HẾT?

Thay đổi lối sống sao cho hợp lý khoa học. Thức ăn nên ăn khi nguội hoặc còn hơi ấm không nên ăn khi còn quá nóng. Nên hạn chế uống nước đá nếu uống nước lạnh bạn nên dùng ống hút để uống.

Thận trọng khi dùng thuốc tẩy trắng răng và dùng chanh hay baking soda một cách không hợp lý. Chải răng ít nhất hai lần một ngày chú ý dùng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa mỗi ngày. Nên chải răng trước khi ngủ để loại bỏ hết vi khuẩn và thức ăn thừa trong bữa ăn tối.

Đến nha khoa

Răng nhạy cảm chính là do tủy răng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Nên chỉ cần bảo vệ tốt tủy răng thì hiện tượng răng ê buốt cũng tự nhiên mất đi. Hiện nay trong nha khoa có nhiều cách khác nhau để làm cho răng hết nhạy cảm. Điển hình là trám răng và bọc răng sứ.

  • Trám răng

Trám răng là một cách để phục hình cho răng bị sứt, mẻ ở mức độ nhẹ. Nhờ vào miếng trám mà răng khôi phục lại hình dạng cũ. Miếng trám răng sẽ bảo vệ tủy khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài. Trám gây không gây ra đau đớn và miếng dán có tuổi thọ dài nếu bạn biết cách chăm sóc răng miệng tốt.

  • Bọc răng sứ

Bọc răng sứ cũng là một sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người hiện nay. Thông thường thì người ta bọc sứ khi răng đã xỉn màu, cần có một hàm răng trắng sáng hơn. Nhưng mão sứ bọc bên ngoài còn có tác dụng khác giống như 1 lớp áo bảo vệ toàn bộ thân răng. Tất nhiên là mão sứ cũng bảo vệ được tủy của bạn. Hạn chế những kích thích từ môi trường bên ngoài tác động vào tủy nên giúp giảm ê buốt một cách rất hiệu quả.

Ê buốt răng hàm dưới

Bọc răng sứ là một cách tốt để chữa trị răng nhạy cảm và làm cho răng trắng sáng hơn

Ê buốt răng hàm dưới ảnh hưởng như thế nào?

Ê buốt răng hàm dưới gây ra rất nhiều những phiền toái cho chúng ta. Đầu tiên là sự khó khăn trong khi ăn nhai, làm mất cảm giác ngon miệng trong khi ăn uống. Bạn cũng có thể phải từ bỏ một số món ăn ưa thích của mình chỉ vì chứng răng nhạy cảm.

Răng ê buốt cũng gây nên một tâm lý lo lắng và khó chịu khi chúng ta luôn lo sợ sẽ có cảm giác ê buốt trong khi ăn. Khi để lâu ngày sẽ gây ra ảnh hưởng tới tủy răng và nhiều biến chứng khác. Thế nên khi cảm thấy răng mình bị ê buốt nhiều hãy đến ngay các phòng nha để được chữa trị.

Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.