Học sinh lớp 6 mấy tuổi

Sau khi học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, học sinh sẽ tiếp tục một cấp học mới trong chương trình giáo dục bắt buộc hiện nay đó là cấp trung học cơ sở. Ở cấp học này, học sinh sẽ được học qua 4 khối lớp đó là lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9.

Độ tuổi mà học sinh có thể bắt đầu việc học lớp 6 là 11 tuổi

Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp tiểu học hoặc những học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 sẽ được tăng hoặc giảm căn cứ vào tuổi của học sinh ở năm tốt nghiệp trước đó.

Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể cần được thực hiện theo các bước như sau: Cha mẹ, người giám hộ cần có đơn đề nghị với nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường sẽ thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn bao gồm ban đại diện lãnh đạo nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và giáo viên dạy lớp mà học sinh đang theo học.

Đối với đối tượng là học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với tuổi quy định.

Với học sinh trong độ tuổi trung học cơ sở, trung học phổ thông ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được học ở trường trung học cơ sở hoặc trường trung học phổ thông tại nơi cư trú hoặc trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

Xem thêm: Gia sư lớp 6

Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 6

Lớp 6 là lớp học đầu tiên ở cấp trung học cơ sở. Học sinh sẽ thấy được nhiều sự đổi mới ở cấp học này. Về bạn bè, về thầy cô, về môi trường và về những kiến thức học tập mới. Bên cạnh đó là những sự phát triển về cơ thể khi học sinh bước vào giai đoạn, lứa tuổi dậy thì. Học sinh có sự phát triển về thế chất cũng như các đặc điểm tâm sinh lí ở các em. Lứa tuổi này là lứa tuổi mà phụ huynh rất lo lắng cho sự phát triển của con em mình.

– Sự thay đổi về tâm sinh lý:

Nếu như ở cấp 1, khi các em đã học đến khối lớp 5, các em sẽ trở thành những anh chị ở trường tiểu học. Tuy nhiên, khi đến với lớp 6 ở cấp trung học cơ sở thì các em lại trở thành những thế hệ nhỏ tuổi nhất ở trường. Điều này làm các em có những cảm xúc như sợ sệt, lo lắng và bỡ ngỡ và sẽ gặp những tình trạng bạo lực học đường, sự ăn hiếp của các anh chị lớn hơn .

Giai đoạn đặc biệt này ở trẻ em là giai đoạn chuyển giao các em từ trẻ em thành những người vị thành niên. Chính vì thế phụ huynh cần có sự quan tâm đặc biệt đến các em. Lứa tuổi này, các em có sự phát triển vượt bậc về mặt thể chất lẫn tinh thần. Các em có mong muốn khẳng định bản thân mình hơn từ đó làm các lời nói, lời dạy lời khuyên của bậc phụ huynh làm các bé không còn muốn nghe theo nữa. Vì lúc này, các em đang muốn thể hiện chính bản thân mình và các em cho rằng mình đã lớn, đã trưởng thành.

Xem thêm: phương án tìm gia sư hiệu quả cho học sinh lớp 6

– Thích nổi loạn:

Chính vì các em muốn khẳng định mình, muốn chứng minh mình đã lớn nên các em không còn nghe lời bố mẹ và những người xung quanh như trước đây nữa. Lúc này, các em sẽ bảo vệ ý kiến của bản thân mình bằng cả lời nói và những hành động. Các em nghĩ là ý kiến của mình phải được xem xét và chấp nhận bởi vì mình có những lý lẽ của riêng mình.

Điều này cần được ba mẹ chấp nhận, những ý kiến của các em, lắng nghe các em trình bày và tôn trọng ý kiến các em. Nếu ý kiến đó đúng thì ba mẹ nên ghi nhận nếu ý kiến đó chưa đúng thì nên hướng các em, góp ý xây dựng cùng các em, tránh việc bác bỏ ý kiến ở các em. Nếu ba mẹ bác bỏ sẽ dẫn đến việc các em thấy bản thân mình không được tôn trọng nữa, từ đó có những lời nói, hành động nổi loạn theo sở thích riêng của bản thân.

Đây là giai đoạn phát triển về mặt tâm lí ở các em, chính vì thế mà ba mẹ không nên áp đặt các em theo một khôn khổ nhất định. Hãy để các em phát triển một cách tự nhiên bình thường nhất. Các em có những sở thích, tính cách riêng của mình, ba mẹ hãy tôn trọng để con có thể phát triển tốt nhất có thể. Khi các em có những hành vi chưa đúng, ba mẹ cần lựa chọn không gian riêng tư và thời gian thích hợp để có thể khuyên dạy, uốn nắn lại hành vi ở các em. Tránh việc la các em trước những nơi đông người, điều này sẽ làm các em không còn thấy mình được tôn trọng, từ đó có những suy nghĩ, hành động tiêu cực.

Xem thêm: bảng giá gia sư các môn

– Bắt đầu xuất hiện những sự tiêu cực:

Ở giai đoạn này lứa tuổi từ 11 đến 14 tuổi, các em bắt đầu xuất hiện nhiều sự tiêu cực về suy nghĩ, hành động và lời nói. Các em thích đánh nhau chính vì thế đây là giai đoạn mà bạo lực học đường xảy ra nhiều nhất. Các em thích thể hiện và nổi loạn bằng cách bỏ học, ham chơi, bỏ nhà đi chơi,…

Những giai đoạn này là những lúc phụ huynh cần gần gũi với con em mình. Luôn hỏi han quan tâm đến con và để ý những biểu hiện tiêu cực bắt đầu xuất hiện ở con mình. Nếu có, phụ huynh nên tìm hiểu kĩ nguyên nhân và môi trường học tập của con từ đó có thể đưa ra những biện pháp uốn nắn con trưởng thành theo cách tốt nhất.

Bài viết được chia sẻ bởi Gia sư