Tính chất hóa học của muối và một số dấu hiệu nhận biết

Khái niệm

Trong cuộc sống khi nhắc đến muối người ta thường nghĩa đến muối ăn NaCl, nhưng trong hóa học muối có rất nhiều loại khác nhau, thông thường muối được tạo ra từ một hay nhiều nguyên tử kim loại hoặc cation NH4+ liên kết với một hay nhiều gốc axit khác nhau.

Các gốc axit thường gặp: Cl-, PO43+, SO42-, NO3-, HCO3-, HPO42-, HSO4-,Br-, I- …

Ví dụ:

NaCl, MgSO4, CaCO3, NaHCO3, KI, NaBr, FeCl2….

Có thể nhận biết một số cation và anion dựa vào màu sắc đặc trưng của chúng

  • Cu2+: màu xanh lam
  • Mn2+: vàng nhạt
  • Zn2+: trắng
  • Al3+: trắng keo
  • Cu2+ có màu đỏ gạch
  • Fe3+ màu đỏ nâu
  • Fe2+ màu trắng xanh
  • Ni2+ lục nhạt
  • Cr3+ màu lục
  • Cl-: màu trắng
  • PO43-: màu vàng
  • MnO4- màu tím
  • CrO42- màu vàng

Ngọn lửa một số muối của kim loại kiềm, kiềm thổ có màu đặc trưng

  • Muối Ca2+ khi cháy có ngọn lửa màu cam
  • Muối Ba2+ khi cháy có màu lục vàng
  • Muối của Li+ khi cháy có ngọn lửa màu đỏ tía
  • Muối Na+ khi cháy có ngọn lửa màu vàng
  • Muối K+ khi cháy có ngọn lửa màu tím

Phân loại

Muối trung hoà và muối axit

  • Muối trung hòa: Là muối sản phẩm của phản ứng trung hòa, trong phân tử không còn nguyên tử hidro mang tính axit

Ví dụ: Na2SO4, FeNO32, AlCl3, AgCl, CuSO4, NH4NO3,…

  • Muối axit: Là muối mà trong gốc axit còn nguyên tử hidro

Ví dụ: NaHSO3, LiH2PO4, K2HPO4, CaHCO32…

Ngoài ra người ta còn phân loại muối cation kim loại và cation amoni NH4+

Tính chất hóa học của muối

Muối có tính axit mạnh hơn làm quỳ tím hóa đỏ, tính bazơ mạnh hơn làm quỳ tím hóa xanh và quỳ tím không đổi màu khi muối đó trung tính.

Khi kim loại mạnh kết hợp với gốc axit yếu thì dung dịch muối đó sẽ làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh

Ví dụ: Na2CO3, KBr, K2CO3…

Khi kim loại yếu kết hợp với gốc axit mạnh thì dung dịch muối đó sẽ làm đổi màu quỳ tím thành đỏ

Ví dụ: Ag2SO4,…

Khi kim loại mạnh kết hợp với một gốc axit mạnh hoặc cả 2 có tính chất ngang nhau thì dung dịch muối đó sẽ không đổi màu quỳ tím

Ví dụ: KNO3, NaCl, CuSO3…

Phản ứng trao đổi

Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học mà trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần hóa học của chúng để tạo ra những hợp chất mới. Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng không thay đổi

Ví dụ:

NH4NO3 + BaCl2 → NH4Cl + BaNO32

ZnSO4 + MgCl2 + Na3PO4 → ZnCl2 + Mg3PO42 + Na2SO4

Na2CO3+CaCl2 →CaCO3 +NaCl

Tác dụng với kim loại

Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối dựa trên độ hoạt động của kim loại đó

K > Na > Ca > Mg > Al > Zn > Fe > Ni > Sn > Pb > H > Cu > Hg > Ag > Pt > Au

Ví dụ:

3Li + AlCl3 → 3LiCl + Al

2Zn + NiNO32 → Ni + 2ZnNO3

Tác dụng với axit

Muối tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới.

CaSO3 + 2HCl → CaCl2 + SO2 + H2O

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

Mg3N2 + HNO3 → MgNO32 + NH4NO3

Tác dụng với dung dịch muối

Muối có thể tác dụng với dung dịch muối tạo thành 2 muối mới.

NaCl + AgNO3 → AgCl ↓+ NaNO3

Na2SO4 + BaCl2→ BaSO4↓ + 2NaCl

Tác dụng với dung dịch bazơ

Muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới

Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓

NaOH + FeSO4 = Fe(OH)2 + Na2SO4

NaOH + FeS = Na2S + Fe(OH)2

Phản ứng phân hủy muối

Một số muối có thể bị nhiệt phân hủy thành nhiều chất khác nhau