Những đại diện nào sau đây thuộc ngành thân mềm?

Ngành thân mềm có số loài rất lớn, sai khác nhau về kích thước, môi trường, tập tính. Vậy cụ thể những đại diện nào sau đây thuộc ngành thân mềm? là câu hỏi được nhiều độc giả tìm kiếm.

Câu hỏi: Những đại diện nào sau đây thuộc ngành thân mềm?

A. Mực, sứa, ốc sên.

B. Bạch tuộc, ốc sên, sò.

C. Bạch tuộc, ốc vặn, sán lá gan.

D. Rươi, vắt, sò.

Đáp án đúng B.

Những đại diện nào sau đây thuộc ngành thân mềm là bạch tuộc, ốc sên, sò, ốc vặn, trai, ngao và có các đặc điểm riêng biệt như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi phù hợp với môi trường sống.

Lý giải việc chọn đáp án B là đáp án đúng do:

Thân mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú và là nhóm động vật biển lớn nhất chiếm khoảng 23% tổng số các sinh vật biển đã được đặt tên. Trong các khu vực nhiệt đới, bao gồm Việt Nam, ngành này có hơn 90 nghìn loài hiện hữu.

Chúng phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn. Một số nhỏ chuyển qua lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền như con hà.

Ngành thân mềm có số loài rất lớn, sai khác nhau về kích thước, môi trường, tập tính. Ngành Thân mềm có các đại diện như bạch tuộc, mực, ốc sên, ốc vặn, sò, trai, ngao…

Đặc điểm chung của ngành thân mềm là:

– Thân mềm, không phân đốt.

– Có vỏ đá vôi, có khoang áo.

– Hệ tiêu hóa phân hóa.

– Cơ quan di chuyển thường đơn giảm.

– Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.

Nước ta ở vùng nhiệt đới lại có nhiều ao, hồ, sông ngồi và vùng bờ biển dài nên thân mềm rất đa dạng và phong phú. Trừ một số thân mềm ở trên cạn như ốc sên gây hại, còn hầu hết thân mềm đều có lợi. Chỉ riêng vỏ thân mềm được khai thác để bán ở các vùng du lịch biển nước ta đã chứng tỏ sự đa dạng của ngành động vật này.

Tuy nhiên việc khai thác thân mềm sử dụng cho đời sống con người còn hạn chế, mới khai thác chủ yếu ở nhóm thân mềm chân đầu (mực, bạch tuộc) và cũng chỉ mới khai thác ở ngoài tự nhiên. Việc gây nuôi thân mềm để làm thực phẩm và xuất khẩu ở nước ta còn rất hạn chế.