Người lớn bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi? Cách xử lý nhanh tại nhà

Như đã đề cập, tiêu chảy thường tự khỏi mà không cần điều trị tại bệnh viện. Ở người lớn, tiêu chảy nhẹ thường hết sau 2 đến 4 ngày. Tuy nhiên, tùy vào từng nguyên nhân và tình trạng tiêu chảy mà các triệu chứng có thể kéo dài hơn. Trong đó:

  • Tiêu chảy cấp tính thường kéo dài trong vài ngày nhưng một số bệnh nhiễm trùng có thể gây tiêu chảy từ 1 đến 2 tuần.
  • Tiêu chảy mãn tính do tình trạng sức khỏe, phẫu thuật hoặc nhiễm ký sinh trùng có thể kéo dài ít nhất 4 tuần.
  • Dùng thuốc nhuận tràng kích thích để làm trống đại tràng trước khi nội soi cũng có thể gây tiêu chảy nhưng thường kéo dài không quá 1 ngày.

Biện pháp xử lý tiêu chảy tại nhà đối với trường hợp nhẹ

Nhìn chung, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề người lớn bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi? Tình trạng này thường không kéo dài quá lâu. Trong hầu hết trường hợp, bạn có thể xử lý tiêu chảy tại nhà bằng một số giải pháp:

Uống nhiều nước

Ngăn chặn tình trạng mất nước là điều cần ưu tiên khi bị tiêu chảy. Do đó, bạn nên uống nhiều nước để bù lại lượng chất lỏng đã mất. Lưu ý là nên ưu tiên nước lọc hoặc canh, súp… Cần tránh sữa, nước hoa quả, rượu, đồ uống chứa caffeine trong những ngày mà tình trạng tiêu chảy còn “hoành hành” vì những thức uống này có thể khiến các triệu chứng trầm trọng hơn.

Áp dụng chế độ ăn BRAT

Khi bị tiêu chảy, bạn không nên ăn những món nhiều gia vị. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên chế độ ăn BRAT gồm những món nhạt và giàu tinh bột như chuối, gạo, bánh mì nướng và nước sốt táo. Đây là những món ăn nhẹ nhàng và không gây kích thích cho dạ dày. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế thực phẩm giàu chất xơ và chất béo cho đến khi hết tiêu chảy nhé!

Uống men vi sinh

Người lớn bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi cũng là vấn đề được nhiều người thắc mắc khi bị tiêu chảy không rõ nguyên nhân. Trong trường hợp này, uống men vi sinh có thể là cách hiệu quả để xử lý tiêu chảy nhẹ và giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục.

Thuốc trị tiêu chảy không kê đơn

Tình trạng tiêu chảy có thể không nguy hiểm nhưng vẫn gây cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn. Do đó, nếu muốn “cầm” tiêu chảy nhanh chóng thì việc dùng một số loại thuốc không kê đơn như loperamide, bismuth subsalicylate… có thể cần thiết. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy liên quan đến nhiễm trùng gồm các triệu chứng như sốt, có máu trong phân… thì bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Khi nào bệnh nhân bị tiêu chảy cần đến bệnh viện?

Dù là ở người lớn hay trẻ em, nếu tiêu chảy gây mất nước nghiêm trọng thì bệnh nhân cần được nhập viện ngay lập tức. Đồng thời, bạn cũng nên đi khám nếu bị tiêu chảy và có những vấn đề sau đây:

  • Đi tiêu phân có lẫn máu
  • Nôn liên tục
  • Giảm cân đột ngột
  • Tiêu chảy xảy ra vào ban đêm gây cản trở giấc ngủ
  • Gần đây bạn đã dùng thuốc kháng sinh hoặc điều trị trong bệnh viện
  • Phân có màu sẫm hoặc đen. Đây có thể là dấu hiệu xuất huyết bên trong dạ dày nên cần nhập viện để được xử lý kịp thời.