Đặc điểm của nhà Rông Tây Nguyên

Khi nhắc đến đặc trưng kiến trúc của người dân Tây Nguyên thì nhà Rông chính là một trong những minh chứng sinh động nhất mà chúng ta không thể bỏ qua mà ở đó, chứa đựng và phản ánh rất rõ về đời sống tinh thần, văn hóa tâm linh của những người con núi rừng…

Nhà Rông thường được dựng ở vị trí trung tâm mảnh đất của làng, tại nơi thoáng đãng, cao ráo và thuận tiện nhất về giao thông, và vị trí này sẽ được chỉ định bởi già làng, sau khi đã thông qua một cuộc họp với những bậc cao niên. Về diện tích, nhà rông phải có sức chứa gấp 2 – 3 lần so với số đồng bào có trong buôn làng. Tuy nhiên điều này cũng phụ thuộc vào sự phồn thịnh cũng như khả năng đóng góp của các hộ trong làng.

Nhà Rông Tây Nguyên có 2 loại là nhà rông trống (đực) và nhà rông mái (cái). Trong đó, nhà rông đực thường to hơn, mái cao hơn, có khi cao đến 30m, và cũng nhọn hơn. Trong khi đó, nhà rông mái nhỏ hơn, thấp hơn và các chi tiết trang trí trong nhà không cầu kỳ, công phu bằng.

Về kiến trúc, nhà rông cũng tương tự như nhà sàn nhưng lại đồ sộ hơn và đẹp hơn. Nhà rông thường có chiều dài 10m, cao từ 15 – 16 mét và rộng hơn 4m, được dựng từ các vật liệu tự nhiên từ rừng núi như gỗ, tre, nứa, lồ ô… chứ không sử dụng các vật liệu hiện đại như sắt, thép, cũng không hề có các mối hàn, các mộng gỗ được nối lại với nhau bởi các dây lạt, mây. Về các mối buộc, mỗi tộc người sẽ có một kiểu khác nhau.

Nhà rông thường có 2 mái chính và 2 mái phụ có hình tam giác cân, trong đó phần khung mái được tạo từ các cây dài dựng thẳng đứng (còn gọi là rùi), còn phần mái sẽ được lợp bởi lá tranh đan thành tấm, thường có độ dày khoảng 3cm. các tấm này dược cố định trên hệ thống mè, rui của khung mái, phần phía trên đỉnh nhà sẽ được đan nẹp hình hoa văn đẹp mắt.

Khung nhà rông được làm từ các cây gỗ quý lâu năm (thường sẽ có 8 cột). các cột này được liên kết lại với nhau theo hình thức hệ vì kèo. Trên hệ vì keo được trang trí bởi các đường chạm trổ tinh xảo thể hiện hình ảnh của các loại thú rừng, những đường nét tương tự như hoa văn trên vải thổ cẩm, hình nữ thần mặt trời hay anh hùng Đam San… tất cả đều thể hiện được nét văn hóa đặc trưng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng cũng như văn hóa tinh thần của mỗi tộc người. Ngoài ra, để trang trí cho nội thất của nhà rông thì người đồng bào còn treo các dụng cụ rất quen thuộc như cồng, chiêng, cung tên, giáo mác, sừng trâu, xương sọ của các thú rừng…Tiếp đền, phần sàn nhà rông cũng được làm từ các tấm đan bởi lồ ô, nứa, hoặc ván gỗ rừng. Tương tự, hệ phên vách cũng sử dụng các vật liệu rừng núi thân thuộc này.

Hệ của của nhà rông có cửa chính và cửa phụ, trong đó cửa chính được mở ở gian giữa, còn cửa phụ được mở ở đầu hồi phía bên trái của cửa chính và trước mỗi cửa đều có hiên (tiếng đồng bào là pra). Đây chính là nơi nghỉ chân và chờ đợi khi có nhiều người ra vào trong các dịp lễ hội.

Cuối cùng, phần cầu thang nhà được là từ các cây gỗ, có 7 hoặc 9 bậc. Cầu thang được trang trí tùy theo phong cách của từng tộc người. Chẳng hạn, đối với đồng bào người Ba Na thì sẽ chạm trổ hình cây rau dớn, trong khi người Ja Rai khắc hình quả bầu đựng nước, với người Xê Đăng thì lại là hình núm chiêng hoặc hình mũi thuyền.

Đ