Sự khác nhau của điện nhẹ và điện nặng bạn nhất định phải biết

Xét về mặt bản chất, điện nhẹ và điện nặng thuộc hai phạm trù và công năng khác nhau. Nhưng thực chất chúng lại là hai nguồn điện có sự tương thông chặt chẽ với nhau. Do có rất ít người nhận biết sự có mặt của các loại điện này trong cuộc sống hằng ngày. Nên hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số thông tin về điện nặng và điện nhẹ.

1. Nguồn gốc của điện nhẹ và điện nặng

Để có thể hiểu hết được bản chất của điện nhẹ và điện nặng thì trước hết chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nguồn gốc của chúng. Rồi mới có thể bàn luận tiếp đến những vấn đề sau mà các bạn đang muốn biết.

Điện nhẹ và điện nặng đều nằm trong hệ thống M&E hay Mechanical and Electrical, được hiểu với nghĩa là Cơ và Điện (cơ điện).

Như vậy, qua các phân tích trên ta có thể hiểu được nguồn gốc của điện nhẹ và điện nặng thuộc hạng mục điện. Đồng thời chúng là một phân nhánh quan trọng đóng góp một phần giá trị không hề nhỏ trong các công trình quy mô lớn đến nhỏ.

2. Khái niệm của điện nhẹ và điện nặng

Trước tiên, chúng ta sẽ đi sâu vào phần khái niệm của cả hai hạng mục điện nhẹ và dòng điện nặng là:

Điện nặng có thể hiểu là dòng điện áp tới 20 Volt. Bao trọn toàn bộ nguồn điện của cả hệ thống điện của một công trình nào đó. Và điểm đặc biệt ở đây chính là điện nhẹ nằm trong phân nhánh của điện nặng cùng với hệ thống điện động lực.

Điện nặng sử dụng các nguồn điện chính với tổng 3 pha có 380 Volt hoặc dùng 1 pha 2. Trong đó, sơ đồ của điện nặng bao gồm:

Trạm biến áp tổng của điện lực + Chiếc tủ tụ bù => ATS + Hệ thống máy phát => UPS chức năng lưu điện => Tải điện để sử dụng trực tiếp.

Bạn lưu ý là điện nặng cung cấp điện cho từng căn hộ riêng biệt, nhà dân. Các dòng máy bơm để cấp thoát nước, hệ thống điện cho thang máy, máy điều hòa…

Điện nhẹ chính là một phần của điện nặng, chỉ chiếm từ 10% – 20% trên tổng giá trị của công trình. Tuy nhiên, loại điện này lại quyết định lớn đến chất lượng và ảnh hưởng trực tiếp tới đẳng cấp của dự án đó. Bởi vì điện nhẹ thuộc loại nghiên về công nghệ cao. Và chúng luôn được phát triển cũng như nâng cấp để phục vụ cho người dùng. Chẳng hạn như hệ thống điện nhẹ cho tivi, mạng Wifi…..

Như vậy, hiểu theo cách vắn tắt là điện nặng chứa một phần điện nhẹ bên bên trong. Và điện nặng thì bắt buộc phải có cho một công trình. Còn điện nhẹ thì tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của dự án đó.

3. Sự khác nhau của điện nhẹ và điện nặng

Từ các cơ sở thông tin trên ta có thể thấy được chi tiết sự khác biệt hoàn toàn của 2 hạng mục trên. Chung quy lại trong bảng hệ thống sau:

Yếu tố phân tíchĐiện nặngĐiện nhẹ

Ngoài một số thông tin khác biệt được đề cập trên. Thì các bạn cũng nên biết rằng đối với dòng điện nặng thì tất cả công trình bắt buộc phải có. Nếu không thì bất kỳ dự án nào cũng không thể hoạt động tốt được.

3.1 Điện nhẹ được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực

Trong khi đó, với dòng điện nhẹ các hệ thống điện có thể hoạt động riêng lẻ hoặc phối hợp lại với nhau. Ví dụ như hệ thống đăng ký xếp hàng lấy số thường được ứng dụng trong bệnh viện. Hoặc hệ thống Car Parking để quản lý cho bãi đỗ xe trong các nhà cao tầng, chung cư….

Như vậy, chắc bạn đã biết tất tần tật mọi thứ về điện nhẹ và điện nặng cũng như chức năng, công dụng của chúng trong cuộc sống của người dân. Để từ đó, bạn sẽ biết cách định hướng cho 2 dòng điện này trong các công trình tương lai sau này của mình. Đồng thời, có những phương án cụ thể nhất để đồng hóa hai dòng điện hoạt động hiệu quả hơn cho một công trình thi công.