Thế nào là phủ định của phủ định? – Thư Viện Hỏi Đáp

Thế nào là phủ định của phủ định? nó có phải phủ định của phủ định được hiểu là sự phủ định ? nội dung chính, ví dụ và các kiến thức liên quan đến phủ định trong môn giáo dục công dân sẽ được thuvienhoidap.net giải thích chi tiết trong bài viết này.

Video hướng dẫn phủ định của phủ định là gì ?

Định nghĩa thế nào là phủ định của phủ định?

a – Nội dung phủ định của phủ định

  • Quy luật phủ định của phủ định là gì : Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật và hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Khái niệm này được gọi là sự phủ định của phủ định và nó vạch ra khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật và hiện tượng.
  • Tuy nhiên, quy luật phủ định của phủ định là chỉ ra sự ra đời của cái mới không đơn giản, dễ dàng, mà phải trải qua sự đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu. Đôi khi cái mới tạm thời bị thất bại, bị cái cũ, cái lạc hậu lấn át, nhưng theo quy luật chung, cuối cùng cái mới cũng sẽ chiến thắng.
  • Vì vậy chúng ta không nên ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới, đồng thời giúp giúp ta vững tin về sự tất thắng của cái mới vì đó là khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật và hiện tượng.

Quy luật phủ định của phủ định: Phân tích nội dung và ý nghĩa -

b – Ví dụ về quy luật phủ định của phủ định

Dưới đây là các ví dụ phủ định của phủ định :

  • Gieo một hạt thóc trong điều kiện bình thường, hạt sẽ nảy mầm. Hạt thóc đã bị thay thế bởi một cây lúa do nó sinh ra, đây là sự phủ định của hạt thóc.
  • Cây lúa lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sinh ra những hạt thóc mới, và khi hạt thóc đã chín thì thân cây chết đi, bản thân nó bị phủ định.
  • Kết quả của sự phủ của phủ định này là chúng ta lại có hạt thóc như ban đầu, nhưng không phải chỉ là một hạt mà là nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần.

Phủ định là gì?

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn phủ định của phủ định thì chúng ta cần tìm hiểu thêm các khái niệm liên quan đến phủ định trước nha.

a – Khái niệm phủ định là gì?

Phủ định là sự xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó. Có hai quan niệm cơ bản về phủ định là phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.

b – Phân loại các dạng phủ định

Phủ định siêu hình là gì?

Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển của sự vật.

Ví dụ phủ định siêu hình

  • Con người xả nước thải từ các khu công nghiệp làm các loài cá bị chết.
  • Săn bắt, tận diệt các loài chim trời làm số lượng chim trong tự nhiên giảm.
  • Sự nóng lên của trái đất làm ảnh hưởng đến nhiều loài động vật.
  • hạt lúa là phủ định của cây lúa

Phủ định biện chứng là gì?

Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới.

Slide Triết học Mác - Lênin. Quy luật phủ định của phủ định | Triết học kỳ thú - triethoc.info | Triết học+

Các đặc điểm chính của phủ định biện chứng

Kết quả của sự phủ định của phủ định là :

Tính khách quan

Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân của sự vật, hiện tượng đó. Đó là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn, lượng đổi dẫn đến chất đổi, cái mới ra đời thay thế cho cái cũ. Vì vậy, phủ định biện chứng mang tính tất yếu, khách quan và tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển.

Ví dụ phủ định biện chứng khách quan

  • Ví dụ 1: Trong sinh học các giống loài mới xuất hiện phủ định các giống loài cũ là kết quả của quá trình đấu tranh giữa di truyền và biến dị trong bản thân sinh vật tạo ra.
  • Ví dụ 2: Trong xã hội chế độ phong kiến phủ định chế độ chiếm hữu nô lệ là kết quả của cuộc đấu tranh giữa giai cấp nô lệ và giai cấp chủ nô trong bản thân chế độ chiếm hữu nô lệ đưa lại.

Tính kế thừa

Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong lòng cái cũ, từ cái trước đó. Bởi vậy, nó không phủ định “ sạch trơn “, không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ.

Nó chỉ gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ, đồng thời giữ lại những yếu tố tích cực còn thích hợp để phát triển cái mới.

Tính thừa này cũng là tất yếu và khách quan, đảm bảo cho các sự vật và hiện tượng phát triển liên tục.

Ví dụ Tính kế thừa khách quan

  • Ví dụ 1: Trong sinh vật thì các giống loài phát triển theo quy luật di truyền. Thế hệ con cái kế thừa những yếu tố tích cực của thế hệ bố mẹ, gạt bỏ những yếu tố không còn thích hợp với hoàn cảnh mới.
  • Ví dụ 2: Trong xã hội thì chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời từ xã hội cũ. Nó không xóa bỏ “ sạch trơn” xã hội cũ, mà tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các thành quả mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ cũ.

Kết luận: Đây là đáp án cho câu hỏi phủ định của phủ định là gì? chi tiết và đầy đủ nhất.