Hé lộ cho các Mẹ: Thực đơn cho trẻ bị táo bón

Một trong những vấn đề về tiêu hóa ở các bé mà Mẹ hay gặp chính là chứng táo bón. Đây là biểu hiện của việc bé nhà mình đang thiếu chất xơ. Nghe mọi người khuyên rằng thay đổi chế độ ăn sẽ giúp con hết táo bón khiến rất nhiều mẹ đã mày mò tìm cách khắc phục. Nhưng cụ thể, các bé của Mẹ cần một chế độ ăn như thế nào để đẩy lùi được táo bón ? Dưới đây là Thực đơn cho trẻ bị táo bón Mẹ có thể tham khảo.

1. Top thực phẩm giúp trẻ “đánh bay táo bón”

1.1. Bổ sung rau xanh, củ trong thực đơn cho bé bị táo bón

Như đã đề cập, một trong những nguyên nhân chính khiến bé của Mẹ bị táo bón là thiếu chất xơ. Để bổ sung chất xơ, không gì khả thi hơn là tăng thêm lượng rau xanh trong thực đơn của bé. Một số loại rau “mát”, giúp bé táo bón đi ngoài dễ hơn là:

1.1.1. Rau mồng tơi

Trong đông y, rau mồng tơi có tính hàn, giúp lợi tiểu, giải độc,… Còn theo y học hiện đại, mồng tơi chứa lượng lớn chất nhầy pectin – có tác dụng làm nhuận tràng rất tốt. Bởi vậy, khi trẻ có biểu hiện táo bón, bạn chỉ cần cho con ăn một bát canh rau mồng tơi hàng ngày, tình trạng đi đại tiện phân cứng, đau sẽ được cải thiện đáng kể.

1.1.2. Súp lơ xanh

Súp lơ xanh
Súp lơ xanh

Súp lơ xanh chứa nhiều vitamin C, K và folat cực kỳ có lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn cung cấp một lượng lớn chất xơ, khiến phân đi qua ruột dễ dàng hơn.

1.1.3. Rau dền đỏ

Rau dền đỏ có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, sát trùng… Do đó, rau dền thường dùng trị các bệnh về thận, chữa lỵ, chữa táo bón cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, cha mẹ còn có thể tận dụng màu đỏ đặc trưng của rau để chế biến tạo màu cho các món ăn, kích thích sự hứng thú ở trẻ.

1.1.4. Khoai lang

Khoai lang từ xưa đã là món thực phẩm được liệt vào loại dễ dàng để đi ngoài. Chất xơ trong khoai lang (kể cả vỏ cũng ăn được) có thể gấp đôi so với khoai tây. Ngoài ra, khoai lang có thể chế biến thành các món ăn vặt mà bé rất thích. Thực đơn cho trẻ bị táo bón nên ưu tiên những món ăn từ khoai lang.

1.2. Bổ sung hoa quả

Bên cạnh rau xanh thì các loại hoa quả cũng là nguồn chất xơ tuyệt vời, hơn nữa lại có vị chua ngọt dễ ănBên cạnh rau xanh thì các loại hoa quả cũng là nguồn chất xơ tuyệt vời, hơn nữa lại có vị chua ngọt dễ ăn
Bên cạnh rau xanh thì các loại hoa quả cũng là nguồn chất xơ tuyệt vời, hơn nữa lại có vị chua ngọt dễ ăn

Bên cạnh rau xanh thì các loại hoa quả cũng là nguồn chất xơ tuyệt vời, hơn nữa lại có vị chua ngọt dễ ăn. Các loại hoa quả mẹ nên tích cực cho bé ăn là

1.2.1. Táo

Nhiều nghiên cứu cho thấy, một quả táo trung bình có thể cung cấp 17% lượng chất xơ được khuyên dùng hàng ngày. Táo là một trong những ưu tiên trong xây dựng Thực đơn cho trẻ bị táo bón.

1.2.2. Kiwi

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc ăn khoảng 2 quả kiwi mỗi ngày sẽ giúp tăng tần suất và thời gian đi đại tiện mà không cần sử dụng thuốc nhuận tràng. Ngoài hàm lượng lớn chất xơ chống táo bón, kiwi còn chứa một loại enzyme là actinidain, giúp thúc đẩy dạ dày tiêu hóa, tăng tần suất đi đại tiện, giảm thời gian trung chuyển qua ruột.

1.2.3. Quả mọng có múi

Quả mọng là nhóm trái cây giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, rất tốt cho cả trẻ em và người lớn. Khi trẻ có biểu hiện táo bón, bạn chỉ cần bổ sung các loại quả mọng có múi hàng ngày sẽ giúp làm tăng khối lượng, làm mềm phân, từ đó cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ em hiệu quả.

1.2.4. Chuối

Chuối có tác dụng nhuận tràng, làm mềm phân, bé bị táo bón có thể ăn chuối để có thể đẩy lùi triệu chứng này.

1.2.5. Bơ

Ngoài tác dụng giúp đẹp da, giữ dáng thì bơ còn là thực phẩm ăn dặm vàng trong chế độ dinh dưỡng của bé vì dễ ăn, thơm, mềm và chứa hàm lượng chất xơ khá cao, được xem là loại thực phẩm trị táo bón hàng đầu.

1.3. Bổ sung nước

Thiếu nước cũng là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của trẻ làm việc kém và dễ bị táo bón. Lượng nước trẻ uống mỗi ngày tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ và mẹ nên rèn cho con thói quen uống nước, đừng đợi đến khi khát mới cho con uống vì lúc đó trẻ đã bị thiếu nước rồi. Mẹ có thể căn cứ vào màu nước tiểu để kiểm tra xem lượng nước trẻ uống đã đủ chưa: nước tiểu trắng trong đến vàng nhạt là tốt, nước tiểu vàng cam sậm là thiếu nước. Mẹ có thể cho con uống nhiều nước lọc, nước rau hoặc nước hoa quả tươi để cơ thể trẻ luôn được cung cấp đủ nước.

2. Thực đơn cho bé bị táo bón nên tránh ăn món gì ?

Bên cạnh những thực phẩm bổ sung chất xơ, có lợi cho đường tiêu hóa của bé bị táo bón, một số thực phẩm lại làm vấn đề đi ngoài của bé trầm trọng hơn
Bên cạnh những thực phẩm bổ sung chất xơ, có lợi cho đường tiêu hóa của bé bị táo bón, một số thực phẩm lại làm vấn đề đi ngoài của bé trầm trọng hơn

Bên cạnh những thực phẩm bổ sung chất xơ, có lợi cho đường tiêu hóa của bé bị táo bón, một số thực phẩm lại làm vấn đề đi ngoài của bé trầm trọng hơn. Các mẹ hãy lưu ý những thực phẩm này trong thực đơn cho bé bị táo bón.

  • Thịt đỏ: Thịt đỏ là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng khi bé bị táo bón, các Mẹ nên hạn chế. Bởi vì nó chứa nhiều chất đạm, chất béo, hệ tiêu hóa sẽ mất thời gian để xử lý. Đồng thời, thịt đỏ cũng chứa sắt và các sợi protein khó tiêu hóa, làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón.
  • Ngũ cốc đã qua chế biến: Khác với ngũ cốc nguyên hạt, các loại ngũ cốc đã tinh chế thường bị giảm lượng chất xơ và giàu chất bột, rất dễ gây nên chứng táo bón ở trẻ.

3. Tham khảo thực đơn cho bé bị táo bón

3.1. Thực đơn cho trẻ bị táo bón 1

  • Bữa sáng: Cháo thịt gà + 1/2 ly sữa
  • Bữa phụ: Một miếng đu đủ (khoảng 200 gr)
  • Bữa trưa: Cơm + Cá kho + Canh mồng tơi
  • Bữa phụ: 1 quả chuối
  • Bữa tối: Cơm trắng, đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua, canh tôm nấu bí xanh
  • Bữa phụ: 1/2 quả táo
Thực đơn cho trẻ bị táo bón
Thực đơn cho trẻ bị táo bón 1

3.2. Thực đơn cho trẻ bị táo bón 2

  • Bữa sáng: Soup bí đỏ thịt băm + Một ly sữa
  • Bữa phụ: 1 quả chuối
  • Bữa trưa: Cơm + Tôm rim dứa + Canh cải ngọt
  • Bữa phụ: Nửa bát Bơ nghiền
  • Bữa tối: Khoai lang nghiền + Đậu sốt nấm + Canh rau dền
  • Bữa phụ: 1 quả Kiwi
Thực đơn cho trẻ bị táo bón 2
Thực đơn cho trẻ bị táo bón 2

3.3. Thực đơn cho trẻ bị táo bón 3

  • Bữa sáng: Bún thịt nạc + 1/2 ly sữa
  • Bữa phụ: 1 quả quýt
  • Bữa trưa: Cơm + Thịt bò hầm rau củ + Canh mồng tơi
  • Bữa phụ: 1/2 quả táo
  • Bữa tối: Cơm + Cá hồi sốt cam + Canh rau cải
  • Bữa phụ: 1 miếng đu đủ (khoảng 200 gr)

Các mẹ có thể xem thêm:

“Hấp dẫn” bé yêu với 4 món ăn vặt từ khoai lang

Món ăn từ trứng cho bé với những lợi ích và cách làm tiện lợi

Trên đây là những gợi ý nho nhỏ giúp các mẹ đỡ lo lắng hơn khi xây dựng thực đơn cho bé nhà mình khi bị táo bón. Hy vọng thời gian cho bé ăn sẽ là thời gian vui vẻ và đáng nhớ của cả gia đình !