Trang trí Hình tròn

Trang trí Hình tròn

Về góc độ hình học, toán học thì hình tròn là một mặt phẳng được khép kín bởi một vòng tròn đồng tâm. Nói cách khác nó là hình của diện. Hình tròn là một trong những hình mang tính quy ước.

– Vậy hình quy ước là gì? Hình quy ước là những hình có thể gọi tên được: Hình vuông, hình tròn, hình bình hành, hình thang, hình chữ nhật, hình tam giác, hình đa giác, hình tròn, hình bầu dục.

– Những hình không quy ước là những hình không thể gọi tên được như: hình một áng mây, hình một mảng dầu loang, hình một mảng rêu phong trên tường.

– Bên trong và bên ngoài hình tròn có thể có một hình vuông nội tiếp hay ngoại tiếp. Điều này giúp cho việc xác lập cấu trúc bên trong của nó được dễ dàng hơn

hinh tron 1

* Cấu trúc hình tròn:

Thuật ngữ cấu trúc (Structure) chính là cái sườn của một hình, một khối hay một vật thể nào đó. Cấu trúc của hình tròn chính là cái sườn riêng làm cho nó khác với hình kỷ hà khác. Cấu trúc của nó có những nét riêng như sau:

– Nó là hình vô hướng, chỉ có 01 cạnh chạy vòng theo hình tròn, đồng tâm, khép kín. Sự khép kín này tạo thành đường cong bao quanh mà người ta gọi là viên chu (chu vi của hình tròn).

– Có vô số đường trục (Axes) chạy ngang qua tâm dưới dạng những đường kính giao nhau tại trung tâm. Hai đầu của mỗi đường trục (hay đường kính) nối liền 2 phía của đường chu vi (viên chu) hình tròn cạnh đối diện nhau qua trung tâm.

– Trên điểm trung tâm chúng ta có thể tạo ra nhiều đoạn thẳng chạy ra cạnh dưới dạng đường bán kính giống như là những tia bung tỏa ra từ tâm hình tròn ra mọi hướng.

– Từ trung tâm chúng ta có thể dùng tâm điểm này để quay compas tạo ra nhiều hình tròn đồng tâm từ nhỏ đến lớn lan rộng ra từ tâm đến cạnh của hình tròn.

– Chúng ta có thể dùng điểm tựa tại giao điểm của những vòng tròn đồng tâm này với hai đường chéo và hai trục (thẳng góc với nhau) để làm tâm điểm mà quay những vòng tròn đối xứng thì sẽ tạo được một hệ thống hình tròn nhỏ bên trong hình tròn lớn.

– Nếu chúng ta dùng mỗi đầu của đường kính làm tâm để dùng compas để quay thì chúng ta sẽ có nhiều dây cung đồng tâm lan dần từ ngoài vào trung tâm.

– Có thể dùng một hay nhiều điểm bất kỳ trên đường chu vi hình tròn để làm tâm và quay, tạo ra nhiều đường cũng giống như đường bán nguyệt chồng lên nhau.

– Ngoại tiếp và trên mỗi góc hình vuông chúng ta tạo ra từng cặp hai đường chéo giao nhau tại trung tâm thành góc vuông 90 độ.

hinh tron 2

hinh tron 3

hinh tron 4

hinh tron 5

hinh tron 6

hinh tron 7

hinh tron 8

hinh tron 9

hinh tron 10

hinh tron 11

hinh tron 12

hinh tron 13

hinh tron 14

* Trang trí hình tròn là gì?

– Chúng ta từng thấy các nhà thiết kế, quy hoạch giao thông tạo trung tâm giao tiếp lưu thông (giao lộ của nhiều con đường) mà ở đó nhiều đường đi giao nhau thành một điểm có dáng hình tròn. Tại giao lộ này, người ta cũng bố trí có thẩm mỹ dạng vòng xoay có trồng hoa rất đẹp (thậm chí có một công viên nhỏ và có cả tượng đài trang trí).

– Tại các giáo đường cũng có những cửa sổ trang trí hình tròn bằng đất nung, khung sắt uốn hay tạo thành tranh kính màu.

– Chúng ta cũng từng đi chợ mua những miếng nhựa tròn, gỗ hay chất liệu tổng hợp có dạng hình tròn có trang trí họa tiết để đặt ly trên đó.

– Các dĩa trang trí bằng gốm màu hay thủy tinh hoặc pha lê cũng có khi bằng kim loại: bạc, đồng…

– Chúng ta hãy quan sát các nan hoa ở các bánh xe du lịch cũng trang trí theo dạng những hoa tiết đồng tâm.

– Chúng ta cũng từng thấy các cung điện, ga hàng không có mái vòm hình tròn với các họa tiết để “lấy ánh sáng” thiên nhiên.

– Chúng ta cũng thấy những mặt dây đeo của đồ trang sức có hình tròn được trang trí thật tỉ mỉ và đẹp mắt.

Những hình thái, những đồ vật vừa nêu chính là sự ứng dụng trang trí theo hình tròn.

Vậy trang trí hình tròn là gì?

– Ý nghĩa của thuật ngữ trang trí: “Trang trí là làm cho đẹp một đối tượng, một sản phẩm hay một môi trường cụ thể bằng cách bố cục, phối trí, kết hợp các yếu tố hình thức cụ thể nào đó”.

Khi nói tới “Trang trí hình tròn” có nghĩa làm đẹp cho một mặt phẳng có hình tròn bằng cách bố cục, sắp xếp, phối trí các yếu tố thị giác mang tính sáng tạo nằm bên trên nó.

Những yếu tố thị giác hay còn được gọi là những yếu tố hình thức bao gồm: hình vẽ, mảng miếng, đường nét, màu sắc theo chủ ý tác giả. Trên thực tế có khi chúng ta sử dụng những họa tiết có sẵn để phối hợp, liên kết theo một trật tự hay nhịp điệu nào đó để tạo thành cụm hay nhóm họa tiết để trình bày.

“Đây không phải là trang trí mặt phẳng 2 chiều chứ không phải là trang trí một khối tròn”.

Vậy thì có mấy cách hiểu về làm đẹp cho mặt phẳng hình tròn? Nghĩa là chúng ta phải biết cách phối trí, bố cục làm đẹp phải dựa vào cái gì?

– Có nghĩa là nguyên lý bố cục của hình tròn có cần phải dựa vào cấu trúc của nó hay không?

Như vậy ở đây chúng ta có hai hướng bố cục hình tròn:

– Cách thứ nhất là bố cục phải dựa vào cấu trúc và theo quy luật thăng bằng, đăng đối có trục.

– Cách thứ hai là bố cục không cần dựa vào cấu trúc mà là phối hợp một cách thoải mái cho việc làm đẹp này theo ý thích riêng của mỗi người. Miễn sao tất cả các yếu tố đều xoay quanh không gian phẳng của diện tích hình tròn mà vẫn tạo được sự thăng bằng trên cơ sở thẩm mỹ thị giác.

Ở đây chúng ta nhớ tới hai cách bố cục để trang trí hình vuông. Từ hai hướng này chúng sẽ định nghĩa trang trí hình tròn như sau:

“Trang trí hình tròn là làm đẹp bề mặt hình tròn bằng cách bố cục, phối hợp các hình vẽ, họa tiết, mảng miếng, đường nét, màu sắc. Phương pháp bố cục có thể dựa vào cấu trúc hay dựa vào sự thăng bằng sinh động mà không cần các trục hay tâm điểm”.

Sơ đồ các khu vực có thể bố trí các họa tiết chính và phụ

hinh tron 16

Sơ đồ các khu vực có thể bố trí các khu vực chính và phụ

hinh tron 17 Các vị trí màu xám là nơi bố trí các họa tiết phụ

hinh tron 18 Các vị trí màu xám là nơi bố trí các họa tiết phụ

hinh tron 19 Các vị trí màu xám là nơi bố trí các họa tiết chính

>>> Trang trí Hình vuông

>>> Hội họa và trang trí thời Trần (Phần 1)

>>> Lịch sử nghệ thuật trang trí