Xử trí đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi | Vinmec

4.1 Cho bé bú đúng tư thế

Cho trẻ bú đúng tư thế có thể hạn chế được việc trẻ nuốt phải nhiều hơi khi bú đồng nghĩa với việc giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi. Khi cho trẻ bú, các mẹ cần luôn chú ý giữ đầu bé cao hơn dạ dày để sữa sẽ chảy xuống đáy dạ dày còn hơi sẽ ở bên trên dễ dàng hơn cho việc ợ hơi loại bỏ khí dư. Nếu bé bú bình, mẹ nên nghiêng bình sao cho sữa ngập núm vú để trẻ không nuốt phải nhiều khí trong quá trình bú.

4.2 Massage bụng khi trẻ bị đầy hơi chướng bụng

Massage là cách giảm đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi hiệu quả. Đầu tiên, các bà mẹ cần làm giảm lượng hơi trong dạ dày trẻ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Để giúp trẻ dễ chịu hơn, bà mẹ cần massage bụng cho trẻ thường xuyên, không những trẻ thấy thoải mái mà cách này sẽ giảm được lượng hơi trong dạ dày hiệu quả. Bà mẹ nên nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của con. Tuy nhiên, không nên massage ngay sau khi bé vừa ăn xong.

4.3 Chườm nóng vùng bụng

Dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi. Tận dụng được hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ giảm được chứng đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi. Để làm việc này, lấy 2 chiếc khăn tay và làm ấm chúng, không nên quá nóng. Bạn có thể nhúng nước nóng và vắt khô. Kiểm tra độ nóng bằng cách chườm lên tay bạn. Sau đó, gấp một chiếc khăn lại thành gói và đặt lên vùng bụng của bé. Lấy chiếc khăn thứ hai và quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất. Cần cẩn thận quấn không quá chặt, không quá nóng.

4.4 Giúp bé ợ hơi

Ợ hơi là phương pháp hữu hiệu giúp bé giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi. Sau khi cho bé bú xong, mẹ không nên đặt bé nằm ngay mà nên bế vác bé lên vai hoặc cho bé nằm sấp lên đùi hoặc ngồi với tay đỡ sau lưng và đầu bé và vỗ ợ hơi cho bé.

Sau mỗi lần cho con bú, đừng quên giúp bé ợ hơi nhé. Bạn có thể thử nhiều tư thế và phương pháp nhau.

  • Ẵm bé tựa đầu vào vai bạn và vỗ nhẹ lên lưng bé.
  • Ẵm bé tựa đầu vào vai bạn và xoa lưng bé theo những chuyển động tròn dọc theo xương sống từ dưới lên tới cổ.
  • Động tác này giúp đưa không khí từ trong bụng lên trên và đẩy ra ngoài.
  • Đặt bé ngồi trên đùi, một tay giữ nhẹ cằm bé còn tay kia xoa hoặc vỗ lưng cho bé.
  • Để bé nằm sấp trên đùi bạn và vỗ hoặc xoa lưng cho bé.
  • Nếu bé vẫn còn dấu hiệu đầy hơi, bạn có thể thực hiện động tác nhiều lần.

4.5 Thay đổi cách cho con ăn

Một sự thay đổi nhỏ trong bữa ăn cũng có tạo ra khác biệt rất lớn. Nếu bạn đang cho con bú, hãy chắc chắn con đang ngậm núm vú đúng cách, tránh hút phải khí thừa. Đối với những bình sữa, bạn nên chuyển sang dùng dạng bình có núm vú chảy chậm để con không bị nghẹn. Và như mọi khi, đảm bảo bé nhà bạn nằm ở tư thế nghiêng nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc tiêu hóa của bé. Khi trẻ bú, không nên để không khí lọt vào tránh trẻ hít phải hơi khí.

4.6 Cho bé uống nước