Trẻ sơ sinh bị mắc hơi người có kinh là như thế nào?

  “Trẻ sơ sinh bị mắc hơi người có kinh là như thế nào” là những điều mà chúng tôi sẽ lý giải và cắt nghĩa rõ ràng cho mọi người thông qua bài viết dưới đây.

  Từ xưa, vì chưa có đủ hiểu biết về sinh lý cũng như khoa học, nên phần lớn người dân và ngay cả chính bản thân người phụ nữ, đều có suy nghĩ là máu kinh nguyệt là thứ không tốt và thường mang những điềm rủi, xui xẻo đổ lỗi cho người phụ nữ vì hành vi xuất phát từ bản năng này.

  Cho đến ngày nay, thì vẫn còn không ít người giữ quan niệm cổ hủ này và cho rằng, người phụ nữ đang trong thời kỳ “đèn đỏ” đến thăm trẻ sơ sinh mới chào đời sẽ có thể khiến cho trẻ “mắc hơi”. Vậy đây rốt cuộc là hiện tượng như thế nào? Thật hư của việc này là ra sao? Nếu bạn cảm thấy tò mò về vấn đề này thì có thể đón đọc bài viết bên dưới để có được câu trả lời từ chúng tôi.

Quan niệm dân gian về kinh nguyệt

  Trước khi tìm hiểu về vấn đề chính, thì chúng ta hãy cùng điểm lại những ghi nhận từ lịch sử về kinh nguyệt.

  Theo lối nghĩ của dân gian, từ xưa đến nay đều xem kinh nguyệt là thứ ô uế. Mỗi khi đến ngày “đèn đỏ”, phụ nữ sẽ tự giác không đi chùa thậm chí bị cấm bước chân vào những nơi linh thiêng, có thờ cúng thần linh như đền thờ, miếu hay chùa chiềng.

  Việc phái nữ hành kinh vốn có lịch sử lâu dài trước khi con người tiến hoá thành loài, nhưng lại có rất ít tài liệu ghi chép về vấn đề này, có thể là do phần lớn những người có chức vụ để lại thông tin cũng như biết chữ hầu hết là các nam giới.

  Bên cạnh đó, nhiều nhà khoa học cũng có nhận định, phụ nữ khi xưa có ít kinh nguyệt hơn bây giờ, lý do là họ bị suy dinh dưỡng khiến cho việc dậy thì và phát triển trở nên chậm hơn. Thời kỳ mãn kinh của họ cũng đến sớm hơn khiến cho họ mau già đi, theo ghi chép thì thường là sẽ rơi vào độ tuổi 40.

  Chính vì thiếu những hiểu biết về y học và sinh lý, khiến con người theo bản năng mà coi kinh nguyệt như việc chảy máu bất thường nên mang ý nghĩa không may và phải tránh xa.

Lý giải khoa học về kinh nguyệt của nữ giới

  Kinh nguyệt là hiện tượng ra máu ở tử cung dưới ảnh hưởng của estrogen cùng progesteron có tính chất chu kỳ. Hiện tượng này thường sẽ diễn ra một lần đều đặn vào mỗi tháng ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản.

  Điều giúp cho kinh nguyệt xuất hiện đều đặn vào mỗi tháng là do có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan trong hệ thống nội tiết sinh sản ở nữ giới, bao gồm vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng. Một khi có bất kỳ sự rối loạn của quá trình hoạt động, đều có thể dẫn đến những biểu hiện rối loạn ở chu kỳ kinh nguyệt cũng như làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

  Do đó, kinh nguyệt chỉ đơn giản là hoạt động sinh lý trên cơ thể người phụ nữ, chúng không hề có bất kỳ khả năng nào có thể tác động đến sức khoẻ hay vận may nào đến người khác.

Trẻ sơ sinh bị mắc hơi người có kinh là như thế nào?

  Trong thời điểm mới sinh con, người mẹ sẽ trở nên kiêng khem nhiều thứ để bảo vệ cho con mình. Đặc biệt, sẽ có một số người mẹ ngại bạn bè hoặc người thân đang trong kỳ kinh nguyệt đến thăm vì lo lắng sẽ gây ảnh hưởng đến trẻ.

  Điều này cũng bắt nguồn từ quan niệm dân gian, họ cho rằng người có kinh nguyệt khi đi thăm mẹ bầu mới đẻ sẽ gây ra vận xui, khiến cho trẻ sơ sinh bị ‘mất vía’ gây quấy khóc liên miên, dễ bị ốm và chậm phát triển. Nhưng những điều này hoàn toàn không hề có bất kỳ căn cứ khoa học, chỉ là suy nghĩ của những người vốn có nhận thức không tốt về người phụ nữ đang có kinh.

  Vậy phụ nữ hành kinh có nên đi thăm bà đẻ và trẻ nhỏ? Câu trả lời là được và không hề có bất kỳ ảnh hưởng gì cho cả mẹ và trẻ.

  Ngược lại, chị em sẽ trở nên rất yếu vào giai đoạn này. Chính vì vậy, chỉ đi thăm khi thực sự cảm thấy thoải mái và khoẻ mạnh. Bên cạnh đó, để tránh xảy ra những ảnh hưởng không cần thiết thì nữ giới nên lưu ý những điều sau đây:

  ✓ Không nên nán lại quá lâu: Người mẹ sau khi sinh cần rất nhiều thời gian để nghỉ ngơi đồng thời chăm sóc cho bản thân và cả trẻ, nên khi bạn có ý định thăm thì chỉ nên ngồi lại trong thời gian ngắn.

  ✓ Vệ sinh tay trước khi vào phòng: Chính những vi khuẩn đến từ bên ngoài có thể lan truyền đến cho sản phụ và trẻ sơ sinh thông qua bàn tay của bạn, vì thế hãy rửa sạch chúng trước khi bước vào phòng cũng như mặc một bộ đồ sạch sẽ trước khi đi nhằm đảm bảo an toàn.

  メ Đánh thức bé sơ sinh: Do bé sơ sinh cần ngủ rất nhiều trong những tháng đầu để có thể mau chóng phát triển, cũng như hành động đánh thức này sẽ dễ khiến người mẹ trở nên khó chịu với bạn, nên nếu thấy trẻ đang ngủ thì chỉ nên nói nhỏ tiếng và ngắm trẻ ngủ thôi.

  メ Đi thăm khi bị ốm: Khi bị cảm, không khỏe thì tuyệt đối nên tránh đi thăm bà đẻ, vì lúc này trẻ sơ sinh đang rất yếu nên sẽ rất dễ bị lây bệnh từ bạn.

  メ Tự ý bế hoặc hôn trẻ sơ sinh: Nếu muốn ẵm bé, hãy đợi người nhà cho phép và trao bé cho bạn mới nên tiến hành, đồng thời tuyệt đối kiêng kỵ hôn lên trẻ vì điều này có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn từ bạn, nghiêm trọng nhất có thể tử vong.

  Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về “Trẻ sơ sinh bị mắc hơi người có kinh là như thế nào”, hy vọng đã đánh tan được những quan niệm sai lệch của mọi người về kinh nguyệt và giúp cho nữ giới có được những nhìn nhận đúng đắn để bảo vệ cho bản thân.

  Nếu còn thắc mắc gì về bài viết, hãy gọi đến HOTLINE bên dưới để trao đổi trực tiếp hoặc gửi câu hỏi vào hộp thoại KHUNG CHAT, chúng tôi sẽ nhanh chóng có câu trả lời cho bạn.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NAM VIỆT

(Được sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

https://suckhoedoisong24h.webflow.io