Khi mắc chứng viêm ống tai ngoài kiêng ăn gì? | TCI Hospital

Viêm ống tai ngoài hay còn được biết đến với tên gọi viêm tai ngoài, đây là tình trạng có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, phổ biến nhất là ở khu vực có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Vậy người bệnh khi mắc viêm ống tai ngoài kiêng ăn gì để nhanh chóng phục hồi và không bị tái phát? Xem lời giải đáp qua bài viết này bạn nhé!

1. Tìm hiểu về viêm ống tai ngoài

Viêm ống tai ngoài là tình trạng viêm tai cấp hay viêm mạn tính lớp da bao phủ phía trong ống tai ngoài. Bệnh lý này gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: Ô nhiễm môi trường, tiếp xúc nhiều với tiếng ồn lớn, thường xuyên bơi lội, không vệ sinh tai sạch sẽ hoặc vệ sinh tai bằng dụng cụ bẩn,…. Khi mắc viêm ống tai ngoài bạn sẽ có những biểu hiện dưới đây:

– Đỏ vùng da ống tai và ngứa trong tai.

– Đau nhiều ở vùng vành tai, đau có thể lan lên cổ, mặt, đầu,…

– Phù nề và sưng quanh vùng ống tai.

– Giảm sút thính lực, luôn có cảm giác đầy hoặc nặng tai.

– Sốt

– Tai chảy dịch hoặc xuất hiện cảm giác nước ở trong tai.

Mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng tuy nhiên viêm ống tai ngoài có thể gián tiếp dẫn tới nhiều bệnh lý gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người. Chính vì vậy, nếu phát hiện những dấu hiệu của bệnh hãy nhanh chóng liên hệ tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

2. Bị viêm ống tai ngoài kiêng ăn gì?

2.1. Viêm ống tai ngoài kiêng ăn gì để nhanh phục hồi?

Viêm tai giữa cần phải kiêng cữ vô cùng cẩn thận để cơ thể nhanh phục hồi. Người bệnh cần ăn kiêng một số thực phẩm dưới đây để tránh bệnh tình trở nên trầm trọng hơn:

– Các loại thực phẩm tăng đường huyết: Một số thực phẩm như đường, bánh mì,… có thể làm tăng hoặc hạ lượng đường huyết nhanh chóng sẽ dẫn đến tình trạng ù tai. Điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều trị của người bệnh.

– Thực phẩm cứng và khó nhai: Đây là sản phẩm người bị viêm ống tai ngoài cực kỳ lưu ý bởi khi ăn những thực phẩm này sẽ khiến cho cơ phải hoạt động liên tục, có thể làm gián đoạn quá trình phục hồi của tai. Sử dụng những sản phẩm này thường xuyên cũng khiến cho bệnh tình diễn biến nặng hơn, từ cấp tính chuyển sang mạn tính.

– Thực phẩm dễ gây viêm: Một số thực phẩm có khả năng gây viêm như xôi, gạo nếp, bánh chưng,… Những món ăn này có thể kích thích việc tạo mủ gây đau đớn và khiến tình trạng lâu phục hồi hơn. Do đó nếu muốn nhanh phục hồi bệnh nhân mắc viêm ống tai ngoài nên kiêng những thực phẩm này.

2.2. Viêm ống tai ngoài kiêng ăn gì để không tái phát?

Bên cạnh những thực phẩm cần kiêng trong suốt quá trình điều trị để nhanh phục hồi thì người bị viêm ống tai ngoài cũng cần lưu ý tránh một số thực phẩm dưới đây để tình trạng viêm không tái phát:

– Các món ăn cay nóng: Một số thực phẩm chứa đồ cay nóng có thể gây ảnh hưởng tới thính lực, nghe kém và ù tai. Do đó người bệnh nên tránh các thực phẩm bao gồm: Ớt cay, hạt tiêu, sa tế, tương ớt,…

– Đồ chứa nhiều caffeine: Các thực phẩm chứa nhiều caffeine như soda, cà phê, so cô la, trà,…

Ngoài ra, bạn cần kiêng một số thực phẩm chứa cồn.

3. Những thực phẩm nên bổ sung khi mắc viêm ống tai ngoài

Khi mắc viêm tai giữa bạn nên bổ sung những thực phẩm sau:

– Thực phẩm chứa nhiều vitamin A: Đây là chất minh chứng có khả năng tăng cường thính lực giúp bảo vệ niêm mạc và rất tốt cho người bị viêm tai ngoài. Vitamin A có trong gan cá, khoang lang, cà rốt,…

– Các thực phẩm chứa vitamin C: Một số loại rau có màu xanh đậm chứa rất nhiều vitamin C và chất xơ tốt cho người bị viêm tai ngoài do đó người bị viêm tai ngoài nên bổ sung đầy đủ.

– Các thực phẩm chứa nhiều khoáng chất kẽm: Các chuyên gia đều khuyến cáo rằng: Người bị ù tai, viêm tai nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất kẽm để giúp phục hồi nhanh.

– Ăn nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe: Người bị bệnh viêm tai ngoài nên bổ sung những chất béo tốt cho cơ thể như dầu oliu, dầu cá, dầu dừa,…

Ngoài ra, một số thực phẩm tốt cho cơ thể như rong biển, cá,… cũng giúp người bệnh rút ngắn thời gian phục hồi bệnh. Bên cạnh đó bạn cũng nên luyện tập thể dục thể thao hợp lý và thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa viêm ống tai ngoài.