Kỹ Thuật Làm Cỏ, Xới Đất Và Vun Gốc Cây Ớt – Cẩm nang Hải Phòng

Tag: vun gốc cho cây để làm gì

Làm cỏ, xới đất và vun gốc cho cây ớt sẽ giúp cây ớt bớt cỏ dại, gốc thông thoáng, hút được nhiều chất dinh dưỡng để sinh trưởng phát triển tốt.

Tác dụng của việc làm cỏ, xới đất và vun gốc

Tác dụng của việc làm cỏ

– Ruộng ớt sạch cỏ sẽ không có hiện tượng cỏ dại “tranh giành” điều kiện sống (nước, dinh dưỡng, ánh sáng…) với cây ớt; Từ đó cây ớt sẽ sinh tưởng, phát triển tốt cho năng suất, chất lượng cao hơn.

– Hạn chế được nơi trú ngụ, nguồn thức ăn phụ, nguồn lây lan của nhiều loại sâu bệnh gây hại ớt.

– Góp phần đảm bảo mật độ, khoảng cách cây trên ruộng, làm tăng năng suất, sản lượng.

– Ruộng đậu có nhiều cỏ dại sẽ gây khó khăn, làm tốn công trong khâu thu hoạch.

Tác dụng của xới xáo đất

Xới xáo là công việc làm cho lớp đất trên mặt luống và xung quanh vùng gốc cây được tơi xốp, thông thoáng, không bị dí chặt, có các tác dụng sau:

– Ở giai đoạn đầu, giúp cho cây con sinh trưởng, phát triển nhanh, khỏe hơn.

– Giúp bộ rễ cây phát triển nhanh, khỏe mạnh, tăng khả năng hút dinh dưỡng, hút nước.

– Xới xáo làm lớp đất mặt quanh bộ rễ tơi xốp, thông thoáng; chế độ nhiệt, ẩm độ được duy trì ổn định sẽ giúp cây hút dinh dưỡng tốt, sinh trưởng, phát triển nhanh.

– Góp phần chuyển hóa nhanh, nhiều các chất dinh dưỡng ở tầng đất mặt để cung cấp cho cây.

– Khi bón thúc phân bón cho cây phải kết hợp với xới xáo đất, có tác dụng đảo trộn, vùi lấp kín phân bón; góp phần làm cho phân chuyển hóa nhanh cung cấp dinh dưỡng cho cây, đồng thời hạn chế được sự rửa trôi, xói mòn làm mất phân bón.

– Xới xáo cũng là một trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại, cỏ dại rất có hiệu quả và an toàn.

Tác dụng của vun gốc

Vun gốc là việc đưa một lớp đất tơi xốp lấp cao, kín vào gốc cây. Vun gốc cho cây ớt có một số tác dụng chính sau:

– Hạn chế hiện tượng cây bị nghiêng đổ

– Giữ ẩm cho vùng đất có rễ cây hoạt động

– Vun cao đất vào gốc kết hợp vét rãnh luống là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi tiêu thoát nước trên mặt luống và trong ruộng khi gặp mưa to; cây không bị ngập úng; hạn chế được các bệnh gây thối lở cổ rễ, tuyến trùng.

Các bước và cách thức thực hiện công việc

Đối với ruộng ớt trồng không che phủ luống

Tiến hành làm cỏ, xới xáo đất mặt luống 3 – 4 lần kết hợp với các lần bón phân thúc.

* Lần 1:

– Tiến hành sau khi trồng 10 – 15 ngày.

– Mục đích: Phá váng mặt đất, làm cho lớp đất mặt luống tơi xốp, thông thoáng, diệt mầm cỏ dại.

– Cách làm: Dùng cuốc xới băm nhẹ lớp đất mặt luống, sâu đều khoảng 4 – 5 cm; Nhặt sạch cỏ dại; san phẳng đất mặt luống.

– Chú ý không xới sát gốc cây để tránh làm đứt rễ và nghiêng đổ cây con

* Lần 2:

– Sau trồng 20 – 25 ngày, khi cây con bắt đầu phân cành ra nhánh.

– Mục đích:

+ Phá váng mặt đất, làm cho lớp đất mặt luống tơi xốp, thông thoáng, diệt mầm cỏ dại.

+ Kết hợp đảo trộn, lấp phân bón thúc lần 1.

+ Vun nhẹ đất vào kín gốc cây

– Cách làm:

+ Sau khi rắc phân vào giữa luống, dùng cuốc xới băm nhẹ lớp đất mặt luống sâu đều khoảng 5 – 6 cm; kết hợp đảo trộn đều phân; Nhặt sạch cỏ dại;

+ Vun nhẹ đất nhỏ vào kín xung quanh gốc cây.

+ Chú ý không xới sát gốc cây để tránh làm đứt rễ và nghiêng đổ cây con

* Lần 3:

– Tiến hành trước khi ớt bắt đầu giao tán, chuẩn bị ra đợt hoa đầu tiên (khoảng 35 – 50 ngày sau trồng, tùy từng giống)

– Mục đích:

+ Phá váng mặt đất, làm cho lớp đất mặt luống tơi xốp, thông thoáng, diệt mầm cỏ dại.

+ Kết hợp đảo trộn, lấp phân bón thúc lần 2.

+ Vun đất cao, kín vào gốc cây. Tùy theo giống ớt cao cây hay thấp cây để vun đất vào gốc có độ cao phù hợp.

– Cách làm:

+ Sau khi rắc phân vào giữa luống, dùng cuốc xới băm nhẹ lớp đất mặt luống sâu đều khoảng 6 – 8 cm; kết hợp đảo trộn đều phân; Nhặt sạch cỏ dại;

+ Vun nhẹ đất nhỏ vào kín đạt độ cao xung quanh gốc cây.

+ Làm sạch cỏ và vét đất dưới rãnh luống

+ Chú ý không xới sát gốc cây để tránh làm đứt rễ và nghiêng đổ cây con. Tránh làm rụng hoa, gãy cành ớt.

* Lần 4:

Khi bắt đầu thu trái. Lúc này cây đã giao tán che gần khuất hết mặt luống nên không xới xáo trên mặt luống để tránh rụng hoa quả, làm gãy cành.

– Dùng cuốc xới nhẹ, làm nhỏ đất hai bên mép luống

– Làm sạch cỏ và xới nhẹ đất rãnh luống

– Dùng tay nhổ sạch cỏ trong gốc cây

– Dùng cuốc vét sạch đất dưới rãnh luống hất nhẹ vun vào gốc cây

Đối với ruộng ớt trồng có che phủ luống bằng rơm rạ, vỏ trấu

Đối với ruộng này không cần phải làm cỏ xới xáo lần 1, vì:

+ Sau trồng 1 thời gian nhất định thì vật liệu che phủ mới hoai mục, khi đó mới tiến hành xới xáo làm cỏ.

+ Mặt luống có che phủ đất không bị nén chặt, ít cỏ, giữ được độ ẩm

– Khi vật liệu tủ đã ải mục, tiến hành xới xáo, làm cỏ, vun gốc tương tự như ruộng trồng không che phủ luống đã nêu ở trên.

Yêu cầu chung cần đạt được sau xới xáo, làm cỏ, vun gốc

– Xới xáo đúng thời điểm đã xác định vào các giai đoạn sinh trưởng của cây

– Sau xới xáo đất phải tơi xốp

– Không gây đọng nước cục bộ trên mặt luống

– Không làm dập nát thân cành, hoa lá và đứt rễ của cây

– Ruộng phải sạch cỏ dại

– Nếu xới xáo kết hợp bón phân thúc thì phải lấp kín được phân

– Khi vun gốc phải vun đất cao, kín gốc cây

Đối với ruộng ớt trồng có dùng màng nilon che phủ luống

Đối với những ruộng này không xới xáo, làm cỏ và vun gốc được. Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và làm tốt các công việc sau:

– Dùng tay nhổ sạch cỏ mọc xung quanh gốc cây.

– Làm sạch cỏ dưới rãnh luống.

– Vét đất rãnh luống áp vào hai bên mép luống để giữ chặt màng nilon.

Tag: vun gốc cho cây để làm gì

Hỏi đáp – Tags: vun gốc cho cây để làm gì

  • Phương Pháp Gieo Trồng Là Gì

  • Từ Đơn Và Từ Phức Là Gì? Cách Phân Biệt Và Ví Dụ Minh Họa

  • Hợp Chất Hữu Cơ Là Gì? Khái Niệm Và Phân Loại Hợp Chất Hữu Cơ

  • Nghị Luận Xã Hội Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt

  • Cách Xử Lý Khi Bị Tai Nạn Giao Thông

  • Phương Pháp Để Học Tốt Toán Lớp 3 Tính Giá Trị Biểu Thức

  • KHÁM PHÁ 500+ CẨM NANG VIỆC LÀM HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN