Phong cách ngôn ngữ là gì? Sơ đồ phong cách ngôn ngữ?

Phong cách ngôn ngữ là cách diễn đạt (nói và viết) trong từng hoàn cảnh và người diễn đạt nhất định, là những đặc điểm về cách thức diễn đạt tạo thành kiểu diễn đạt trong một văn bản nhất định.

Phong cách là những nét riêng, nét nổi bật giúp chúng ta phân biệt được đối tượng này với đối tượng khác, tác giả này với tác giả khác và giữa các văn bản với nhau. Trong văn học phong cách ngôn ngữ là một yếu tố được chú trọng trong từng tác phẩm.

XEM THÊM: Quy trình thành lập công ty tại Hồng Kong

Phong cách ngôn ngữ là gì? Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan phong cách ngôn ngữ.

Phong cách ngôn ngữ là gì?

Phong cách ngôn ngữ là cách diễn đạt (nói và viết) trong từng hoàn cảnh và người diễn đạt nhất định, là những đặc điểm về cách thức diễn đạt tạo thành kiểu diễn đạt trong một văn bản nhất định.

Sơ đồ phong cách ngôn ngữ

Có thể tham khảo sơ đồ tư duy phong cách ngôn ngữ như sau.

1. Sinh hoạt: – Trò chuyện

– Nhắn tin

– Nhật ký

– Thư từ

2. Nghệ thuật: – Thơ ca

– Truyện ngắn

– Tiểu thuyết

– Kịch

3. Báo chí: – Bản tin

– Phóng sự

– Phỏng vấn

4. Chính luận: – Tuyên ngôn

– Xã luận

– Lời kêu gọi

5. Khoa học: – Sách giáo khoa

– Phổ cập kiến thức

6. Hành chính: – Bằng cấp, chứng nhận

– Đơn từ, kiến nghị

Phong cách ngôn ngữ là gì? Sơ đồ phong cách ngôn ngữ?

Các loại phong cách ngôn ngữ

Hiện nay, có 6 phong cách ngôn ngữ là:

– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (cuộc trò chuyện, nhật ký, thư từ, …) được sử dụng trong đời sống sinh hoạt

Ví dụ: Cuộc trò chuyện giữa ông Hai với những người đàn bà tản cư trong truyện Làng; Cuộc trò chuyện giữa mọi người ở quán cafe được ghi lại.

– Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch, …)

Ví dụ: Vợ nhặt, Vợ chồng a phủ.

– Phong cách ngôn ngữ báo chí (bản tin, phóng sự, phỏng vấn, …)

Ví dụ: Bài phỏng vấn đội tuyển bóng đá Việt Nam trước thềm chung kết seagame.

– Phong cách ngôn ngữ chính luận (lời kêu gọi, tuyên ngôn, bài bình luận, …)

Ví dụ: tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; bản chính luận Không có gì quý hơn độc lập tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bình ngô đại cáo.

– Phong cách ngôn ngữ khoa học (luận văn, luận án, sách giáo khoa, …)

Ví dụ: văn bản sách giáo khoa toán, lý, hóa.

– Phong cách ngôn ngữ hành chính (đơn từ, nghị quyết, văn bản pháp luật, …)

Ví dụ: Đơn tố cáo, Đơn khởi kiện, Luật hành chính.

Phong cách ngôn ngữ khoa học

Phong cách ngôn ngữ khoa học sẽ bao gồm Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học. Để giúp Khách hàng hiểu rõ chúng tôi sẽ làm sáng tỏ như sau:

Thứ nhất: Văn bản khoa học

Có ba loại văn bản khoa học chính :

– Các văn bản khoa học chuyên sâu : chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học,… Đó là những văn bản mang tính chuyên ngành sâu nhằm mục đích trình bày những phát hiện, khám phá khoa học cho nên đòi hỏi tính chính xác, lô gích, chặt chẽ nghiêm ngặt.

– Các văn bản khoa học giáo khoa : giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài giảng,… Đó là những văn bản cần đáp ứng các yêu cầu về tính khoa học và tính sư phạm, trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, có định lượng theo các đơn vị giảng dạy,…

– Các văn bản khoa học phổ cập : sách phổ biến khoa học kĩ thuật, các bài báo,… nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo bạn đọc. Loại văn bản này được viết dễ hiểu, hấp dẫn, có thể dùng lối miêu tả, thuyết minh, các biện pháp tu từ.

Thứ hai: Ngôn ngữ khoa học

– Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học.

– Ngôn ngữ khoa học tồn tại ở cả hai dạng : dạng viết và dạng nói. Nhưng dù tồn tại ở dạng nào, ngôn ngữ khoa học cũng đều mang những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học.

Thứ ba: Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học

+ Tính khái quát, trừu tượng

– Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học sử dụng các thuật ngữ khoa học để biểu thị các khái niệm khoa học khái quát, trừu tượng.

– Tính khái quát, trừu tượng của phong cách ngôn ngữ khoa học còn thể hiện ở kết cấu của văn bản (chia thành các phần, chương, mục, đoạn) ; thể hiện ở hệ thống luận điểm khoa học từ lớn đến nhỏ, từ cấp độ cao đến cấp độ thấp, từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại).

+ Tính lí trí, logic

Tính lí trí, logic của văn bản khoa học không chỉ thể hiện ở nội dung khoạ học mà còn thể hiện ở phương tiện ngôn ngữ.

– Từ ngữ trong các văn bản khoa học chỉ được dùng với một nghĩa ; không dùng từ đa nghĩa hoặc dùng từ theo nghĩa bóng và ít dùng các phép tu từ.

– Câu văn trong văn bản khoa học là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán lô gích, đòi hỏi có tính chính xác cao, chặt chẽ, được xây dựng dựa trên cú pháp chuẩn và thông tin chính xác.

– Tính lí trí, logic cũng thể hiện ở việc cấu tạo đoạn văn, văn bản. Các câu, các đoạn trong văn bản phải được liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Mối liên hệ giữa các câu, các đoạn, các phần phải phục vụ cho lập luận khoa học.

+ Tính khách quan, phi cá thể

Ngôn ngữ trong văn bản khoa học (nhất là văn bản khoa học chuyên sâu, văn bản khoa học giáo khoa) rất hạn chế sử dụng những biểu đạt có tính chất cá nhân. Do vậy, từ ngữ và câu văn trong văn bản khoa học có màu sắc trung hoà, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc.

Cách xác định phong cách ngôn ngữ

Bước 1: Đọc chú thích- nhan đề – nội dung – đặc trưng từ ngữ để xác định văn bản đó thuộc thể loại nào.

Bước 2: Đối chiếu với 6 phong cách ngôn ngữ;

Bước 3: Gọi tên chính xác phong cách ngôn ngữ.

XEM THÊM: Điều kiện thành lập công ty tại Hồng Kong

Ví dụ phong cách ngôn ngữ trong các đề thi

Bài 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể….

(Trích: Sóng – Xuân Quỳnh)

Bước 1: Đọc chú thích: bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh – Xác định được thể loại là một trích đoạn thơ.

Bước 2: Đối chiếu với 6 phong cách ngôn ngữ thấy thơ nằm trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Bước 3: Đây là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Bài 2: Tìm hiểu phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người luôn trong trạng thái phải chịu đựng một áp lực quá tải do cuộc sống mang lại. Ngay khi đang còn là một đứa trẻ, người ta đã bị cuốn theo một nhịp sống gấp gáp của thời đại. Chính vì vậy, đã nảy sinh những căn bệnh mang tính thời đại, như bệnh stress, làm tổn thương đến cuộc sống của biết bao con người.

Trong một hoàn cảnh như vậy, việc xây dựng cho mình một cuộc sống đơn giản – một cuộc sống nhàn nhã theo đúng nghĩa: nhàn tâm, làm việc có khoa học, biết dừng lại ở mức đủ biết mình, biết người, có thái độ ứng xử đúng đắn, văn hóa – là việc làm có ích cho mỗi người. Điều này không những phù hợp với xu thế văn minh của thời đại mà cũng rất phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam chúng ta

(Theo Chương Thâu – Báo Văn Nghệ)

Ở văn bản trên đã sử dụng một lớp ngôn ngữ chuẩn mực, bày tỏ quan điểm về lối sống – bày tỏ rõ ràng quan điểm của người viết, có sự chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, có tính truyền cảm và thuyết phục. Vì những đặc điểm trên có thể kết luận văn bản trên mang phong cách ngôn ngữ chính luận

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và cách nhận biết

Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Giao tiếp với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,… không mang tính nghi thức.

Hình thức tồn tại: Dạng nói (đối thoại, độc thoại, đàm thoại) và dạng viết (nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…).

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Có 3 đặc trưng cơ bản tính cụ thể (về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp), tính cảm xúc (qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt), tính cá thể (giọng nói, cách nói năng)

Cách nhận biết phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Có thể dễ dạng nhận ra nó trong các trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí.

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và cách nhận biết

Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.

Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: Chức năng thông tin và chức năng thẩm mĩ và thư giãn.

Cách nhận biết phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Xuất hiện trọng các truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí, ca dao, vè, hay kịch, chèo, tuồng. Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hằng ngày khác.

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Xây dựng hình tượng thông qua các biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ,… thông qua đó sẽ truyền cảm xúc và gây cảm xúc, ấn tượng với người nghe, người đọc. Mỗi tác phẩm mang tính cá nhân riêng biệt.

Cách nhận biết phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Xuất hiện trọng các truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí, ca dao, vè, hay kịch, chèo, tuồng. Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hằng ngày khác.

Mỗi một tình huống, một ngữ cảnh khác nhau sẽ có cách sử dụng phong cách ngôn ngữ đặc trưng. Trên đây là các phong các ngôn ngữ và cách nhận biết mà luyện thi đại học Đa Minh đã tổng hợp, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.

XEM THÊM: Thủ tục mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài ở hong kong

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến phong cách ngôn ngữ là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.