Mách bạn 10 cách đi giày cao gót không đau chân • Hello Bacsi

5. Dành thời gian thư giãn bàn chân

massage bàn chân

Những khoảng thời gian bạn không cần phải đi lại như trong lúc ngồi tại bàn làm việc, hãy để giày cao gót sang một bên và thư giãn bàn chân thật thoải mái. Co, duỗi các ngón chân hay xoay nhẹ cổ chân để các cơ bàn chân được giải phóng sau khi chúng bị “gò bó” trong không gian chật hẹp của đôi giày.

Sau một ngày làm việc, bạn cũng nên thực hiện vài động tác massage nhẹ nhàng cho bàn chân để giúp máu lưu thông tốt hơn, hạn chế tình trạng tê và đau chân khi mang giày liên tục.

6. Chọn những đôi giày có quai hay giày cao gót hở mũi

cách đi giày cao gót không đau 6

Chọn những đôi giày có quai hoặc hở mũi là một gợi ý khác cho cách đi giày cao gót không đau chân. Những đôi giày cao gót có quai hỗ trợ không những đem lại cảm giác chắc chắn hơn mà còn giúp giảm bớt tình trạng đau chân. Sự hỗ trợ từ quai hậu giúp chân bạn không mất quá nhiều sức để giữ chặt đôi giày không bị tuột ra khi đi lại.

Ngoài ra, bạn cũng nên chọn những đôi giày cao gót hở mũi để giảm áp lực lên các vết chai sần ở bàn chân. Những đôi giày cao gót này cũng giúp bạn thay đổi phong cách, khiến tủ giày trông đa dạng hơn.

7. Đi giày cao gót không đau chân: mua giày vào buổi tối

lựa chọn giày cao gót

Thời điểm thích hợp để mua giày là vào cuối ngày, khi bạn đã di chuyển cả một ngày dài và bàn chân lúc ấy nở to ra một chút. Việc này giúp bạn chọn được một đôi giày vừa vặn và thoải mái khi đi làm nguyên ngày.

8. Áp dụng một vài mẹo nhỏ để đi giày cao gót không đau chân

cách đi giày cao gót không đau 7

Những vị trí dễ ma sát với thân giày như gót chân thường hay bị phồng rộp, chảy máu, lâu dần sẽ trở nên chai sạn, đặc biệt khi bạn mang những đôi giày mới còn khá cứng. Hãy thử áp dụng một vài mẹo nhỏ như dán băng keo cá nhân vào gót chân, dùng nến, sáp xà phòng bôi vào những vùng da bị chai sạn… Những “thủ thuật” này có thể giảm bớt đau rát khá hiệu quả.

9. Tìm kiếm điểm tựa khi di chuyển

cách đi giày cao gót không đau 9

Khi di chuyển trên những địa hình dễ té ngã, bạn nên tìm kiếm những điểm tựa chắc chắn. Chẳng hạn như vịn vào tay cầm hoặc chạm vào tường khi leo cầu thang, tránh trường hợp bị hụt gót chân hay trật mắt cá gây chấn thương.

Nếu không có điểm tựa, hãy đi thật cẩn thận, từ tốn hoặc tốt hơn là đi chung với nhiều người để dễ dàng giữ thăng bằng cho cơ thể.

10. Luyện tập đi bộ trên giày cao gót

cách đi giày cao gót

Tư thế đi, đứng cũng ảnh hưởng đến xương bàn chân. Nếu bạn dồn hết trọng lượng lên mũi chân, một thời gian xương chân có thể biến dạng và gây đau nhức. Hãy để cơ bụng cùng tham gia khi bước đi, giữ vai cố định và đầu ngẩng cao. Tiếp đất bằng gót chân trước khi bước rồi hạ mũi chân để đi bước tiếp theo.

Bạn sẽ phải giữ lưng hơi cong và đưa ngực cùng xương chậu hướng về phía trước. Khi đó, trọng tâm cơ thể sẽ được phân bố đều. Bạn có thể mất một khoảng thời gian để làm quen và duy trì được tư thế đúng khi đi giày cao gót.

Bạn có thể đọc thêm bài viết: 6 mẹo vượt qua tê nhức chân khi mang giày cao gót lâu.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ tìm được cách đi giày cao gót không đau chân phù hợp với mình. Chúc bạn luôn tự tin, xinh đẹp và khỏe mạnh cùng những đôi giày cao gót yêu thích nhé!