CB-Cách điều trị bệnh sót nhau thai ở bò hiệu quả nhất

2019-08-07 09:15:17

Sót nhau rất thường gặp trong chăn nuôi bò nái, nhất là ở những đàn có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng kém, điều kiện vệ sinh không tốt, quá già. Bệnh gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi bò.

1. Nguyên nhân Hiện tượng sót nhau ở bò do những nguyên nhân sau: – Do thai quá to khiến bò nái rặn đẻ kiệt sức nên sau khi thai ra ngoài rồi không đủ sức rặn đẩy nhau thai ra. – Bò bị cột quá nhiều, ít vận động. – Bò nái bị viêm nội tử cung, viêm màng thai làm nhau dính vào tử cung nên khi đẻ bị sót nhau lại trong tử cung. – Thức ăn của bò giai đoạn mang thai thiếu chất dinh dưỡng như: Đạm, khoáng, vitamin. – Do người chăn nuôi chưa có kinh nghiệm nên nhau chưa ra hết đã kéo đứt, khiến nhau bị sót lại. 2. Triệu chứng Khi bò nái bị sót nhau thường có những biểu hiện như sau: – Bò nái bứt rứt không yên, đau đớn, bồn chồn, khó chịu, đứng với tư thế cong lưng, cong đuôi và rặn. – Bò không thể cho bê con bú sữa. – Bò sốt cao, ăn ít hoặc bỏ ăn, vú căng cứng. – Giai đoạn sau dịch viêm chảy ra nhiều, có màu đen lẫn máu, mùi tanh hôi lẫn các bánh nhau bị phân hủy. 3. Phòng bệnh – Bò giai đoạn mang thai nên vận động, tắm nắng hàng ngày. – Khẩu phần ăn của bò phải đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là muối khoáng và Canxi. – Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. – Để nhau thai ra tự nhiên. Không dùng tay kéo khi thấy nhau thai vừa mới nhú ra mép âm hộ. – Nếu thấy bò có hiện tượng đẻ khó cần tiêm ngay thuốc kích thích. 4. Trị bệnh – Dùng thuốc tím 0,1 % bơm vào tử cung, mỗi lần bơm 1 lít, bơm 3 lần, các lần cách nhau 6 giờ. – Tiêm Oxytocin (8-10 ml) kích thích tử cung co bóp để tống nhau thai ra. – Tiêm một trong những thuốc kháng sinh sau: Ampicilin hoặc Licomycin để phòng nhiễm trùng tử cung và toàn thân. Liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. – Dùng Catosan 10% tiêm bắp cho bò sẽ hỗ trợ đẩy nhau thai ra ngoài. Nếu dùng phác đồ trên mà nhau thai vẫn chưa ra hết thì phải bóc nhau bằng tay. Cách thực hiện như sau: – Bà con đeo găng tay cao su và sát trùng sạch sẽ. Sau đó luồn tay vào giữa màng nhau và thành tử cung dùng ngón cái và ngón trỏ bóc tách từng núm nhau. – Sau khi đã bóc xong thì dùng nước muối 3% hoặc thuốc tím 1% bơm vào tử cung cho bò. – Sau 2 – 3 giờ tiến hành bơm một trong số những kháng sinh sau vào tử cung: Peniciline hoặc Ampicilin. Chú ý: Thủ thuật bóc nhau thai đòi hỏi kỹ thuật cao. Vì vậy, bà con nên mời bác sĩ thú y để đảm bảo an toàn cho bò nái.

Cổng Nông Dân

Gửi bình luận ‘ +” +” +’ Họ và tên:’ +’ ‘ +’ ‘ +’ ‘ +” +” +’ Số điện thoại:’ +’ ‘ +” +” +’Bình luận:’ +’ ‘ +” +’Gửi’ +’Cảm ơn bạn đã gửi bình luận !’ +’ Chúng tôi sẽ duyệt bình luận trong thời gian sớm nhất.’ +’ Có lỗi xảy ra, vui lòng thử lại sau !’ +” +”; jQuery(“.”+id).append(txt1); /*jQuery(‘html,body’).animate({ scrollTop: jQuery(“#appForm_reply”).offset().top}, ‘slow’);*/ } jQuery(document).on(‘click’, ‘#form-submit-reply’, function(event) { event.preventDefault(); var name = $(‘#inputNameReply’).val(); var phone = $(‘#inputPhoneReply’).val(); var content = $(‘#contentReply’).val(); if(name.length==0 || phone.length==0 || content.length==0 ) { alert(‘Vui lòng nhập đầy đủ nội dung liên hệ’); return false; } form = jQuery(‘#appForm_reply’).serialize(); jQuery.ajax({ url: ‘/comments/indexReply’, type: ‘POST’, data:form, success: function(data){ var obj = JSON.parse(data); if (obj.status == “success”) { jQuery(“#msgSubmitReply”).fadeIn(500).delay(2000).fadeOut(500); $(“#appForm_reply”)[0].reset(); } else{ jQuery(“#msgSubmitErrorReply”).fadeIn(500).delay(2000).fadeOut(500); } } }); return false; });