Bệnh gà rù – phòng bệnh hơn chữa bệnh, benh ga ru – phong benh hon chua benh

Bệnh gà rù hay Niucatxơn là một trong những căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. Với mức độ nguy hiểm cùng khả năng lây lan nhanh, việc tìm hiểu một vài thông tin cơ bản trong phòng và trị bệnh gà rù là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết mà bà con có thể tham khảo.

bệnh gà rù và cách phòng

1. Nguyên nhân gây bệnh gà rù

Bệnh gà rù xuất hiện do một loại virus, thường lây lan qua đường tiêu hóa hay hô hấp. Vì vậy, gà khỏe có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với gà hay gia cầm ốm, dùng chung thức ăn, nước có chứa mầm bệnh. Bên cạnh đó, một số loài chim di cư cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh này.

2. Triệu trứng của bệnh gà rù

Bệnh gà rù có những triệu trứng khá rõ rệt. Do đó, bà con có thể dễ dàng phát hiện ra gà mắc bệnh để từ đó biết cách áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp nhất. Đầu tiên, gà mắc bệnh gà rù sẽ xuất hiện một số triệu trứng như: bỏ ăn, đứng im một chỗ, các hoạt động diễn ra chậm chạp. Bên cạnh đó, gà còn có một số biểu hiện khác như khò khè, chảy nước mũi, uống nhiều nước, phân trắng hoặc xanh…Nếu không áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời, gà sẽ bị xuất huyết, máu nhiễm trùng, đường tiêu hóa viêm loét và từ đó sẽ tử vong rất nhanh.

3. Phòng bệnh

Hiện nay, chưa có bất kỳ phương thuốc nào có thể điều trị bệnh gà rù hiệu quả. Do đó, cách tốt nhất là bà con nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh để có thể bảo vệ đàn gà một cách tốt nhất.

Đầu tiên, bà con cần chú ý phân loại gà khi nuôi, tránh nuôi chung gà giữa nhiều độ tuổi khác nhau. Bên cạnh đó, hệ thuống chuồng trại cần được đảm bảo sạch sẽ, máng ăn, máng uống cần được làm sạch thường xuyên.

Để gà có thể có khả năng kháng bệnh cao, bà con cần áp dụng một chế độ ăn hợp lý với đầy đủ chất dinh dưỡng như bổ sung vitamin C trong chế độ ăn, sử dụng Men ủ vi sinh NN1 để ủ thức ăn. Ngoài ra, nếu muốn làm sạch chuồng trại, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh hiệu quả, bà con có thể sử dụng đệm lót Balasa N01, giúp tiết kiệm thời gian mà có thể mang đến hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó, hiện nay, trên thị trường có một số loại vắc xin giúp phòng bệnh gà rù vô cùng hiệu quả. Do đó, bà con có thể áp dụng để có thể bảo vệ sức khỏe của gà một cách tối ưu. Đầu tiên, đối với gà con, bà con có thể sử dụng vắc xin Laxota để nhỏ mắt, mũi. Khi gà được 60 ngày tuổi và 135 ngày tuổi, bà con có thể sử dụng vắc xin dạng uống hoặc dạng tiêm theo hướng dẫn của chuyên gia về thú y.

4. Làm gì khi gà mắc bệnh?

Khi gà có dấu hiệu mắc bệnh gà rù, bà con cần tiến hành cách ly gà ngay lập tức, tránh để gà tiếp xúc với đàn nuôi khỏe mạnh.Sau đó, bà con hãy sử dụng vôi bột, rắc quanh chuồng cũng như phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh.

Với gà chết do bệnh gà rù, bà con tránh sử dụng làm thực phẩm mà phải tiêu hủy bằng cách chôn, rắc vôi bột. Nếu gà mắc bệnh với phạm vi cả đàn, bà con cần thông báo cho các cơ quan chức năng, tránh trường hợp dịch bệnh lây lan trên diện rộng.