【Chó Bị Liệt 2 Chân Sau】Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Qủa Nhất

Chó bị yếu 2 chân sau là tình trạng bệnh không hiếm gặp ở chó. Nó có thể xuất hiện ở mọi giống chó, mọi lứa tuổi khác nhau. Nguyên nhân thì có thể xuất phát từ nhiều yếu tố như: bệnh tật, thiếu dinh dưỡng, vận động sai, …

Đối với chó bị yếu 2 chân sau thì nên được chữa trị kịp thời, tránh để chân chó bại liệt, dẫn đến mất khả năng vận động.

Nguyên nhân Chó Bị Liệt 2 Chân Sau

Do hoạt động quá mạnh

Chó Bị Liệt 2 Chân Sau

Trong quá trình huấn luyện, chó phải hoạt động liên tục với những bài tập nặng cần dùng đến sức chân như: kéo lốp xe, chạy bền, nhảy cao, … mà không có đủ thời gian nghỉ ngơi. Lâu dần, cơ bắp chân làm việc quá sức khiến chó bị mỏi và hai chân sau yếu dần đi.

Một lời khuyên là khi tập luyện bất cứ bài tập nào, hãy cho chó khởi động trước để làm giãn cơ bằng những bài tập nhẹ nhàng. Sau đó, nâng dần lên các bài tập nặng sau. Mỗi bài tập nên cách nhau từ 15-30 phút, tránh việc cho cún tập quá dồn dập.

Do chăm sóc không đúng cách

Khi nuôi dưỡng chó, bạn cung cấp cho chúng một chế độ dinh dưỡng quá nhiều chất béo mà lại ít tập luyện. Kết quả,chó mắc bệnh béo phì, cơ thể trở nên nặng nhọc, sinh ra lười vận động. Khi chó không vận động trong một thời gian dài sẽ khiến bốn chân trở nên yếu ớt, xương khớp lỏng lẻo.

Tốt nhất, bạn nên cung cấp cho chó một chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với luyện tập thường xuyên. Giảm tối thiểu lượng chất béo và tinh bột trong bữa ăn hàng ngày xuống.

Chó Bị Liệt 2 Chân Sau

Nên thay thế mỡ động vật bằng dầu oliu, tinh bột trong cơm gạo bằng ngũ cốc, bột yến mạch, … Có thể bổ sung thêm protein và canxi để chắc khỏe xương hơn.

Ngoài ra, chó cũng có thể bị yếu chân nếu chủ nuôi nuôi nhốt trong một thời gian dài không cho vận động. Ít nhất, nên cho cho chúng ra ngoài chạy nhảy 30-45 phút mỗi ngày để xương khớp được chắc khỏe hơn.

Do chó mắc bệnh hạ bàn

Hạ bàn ở chó là tình trạng hai chân sau bị gập hẳn xuống, khuỷu chân sau chạm đất khiến chó không thể đi lại bình thường. Hai chân yếu hẳn đi, lâu dần có thể dẫn đến bại liệt. Hạ bàn không hẳn là một căn bệnh mà nó như một dạng tật ở chó (do cơ thể thiếu canxi) nên rất khó để chữa khỏi.

Nguyên nhân chó bị hạ bàn có thể do bị nuôi nhốt lâu ngày ít được vận động. Hoặc do diện tích nhà quá chật hẹp khiến chó không đủ không gian để vận động. Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý. Bổ sung thiếu canxi gây nên những vấn đề về xương khớp trong độ tuổi phát triển.

Do bổ sung thiếu Canxi

Chó Bị Liệt 2 Chân Sau

Canxi là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng. Nó tác động trực tiếp đến sức khỏe xương khớp của chó, nhất là trong độ tuổi phát triển. Đó là lý do, bổ sung thiếu canxi có thể coi là nguyên nhân chính khiến chó bị yếu 2 chân sau.

Nguyên nhân chó bị thiếu canxi có thể do chủ nuôi cho ăn uống không hợp lý. Không bổ sung canxi đều đặn từ bé dẫn đến thiếu canxi. Xương khớp không thể phát triển bình thường, bốn chân trở nên yếu ớt, dễ bị gãy xương.

Dấu hiệu nhận biết Chó Bị Liệt 2 Chân Sau

Chó Bị Liệt 2 Chân Sau

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bạn có thể nhận biết một số dấu hiệu chó bị yếu hai chân sau dưới đây:

  • Chó khó đứng dậy bằng 2 chân sau
  • Đi lại mất cân bằng, miễn cưỡng hoạt động
  • Khớp 2 chân sau cứng, có dấu hiệu sưng
  • Chân có thể bị đau, tê liệt hoặc mất cảm giác
  • Có sự bất ổn (chân sau lung lay)
  • Đi bằng hai chân sau rất gần nhau

Nếu thấy cún xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào, bạn nên xem xét đến khả năng chó đã bắt đầu bị yếu chân sau. Hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để chuẩn đoán bệnh sớm nhất và đưa ra pháp đồ điều trị hiệu quả.

Chẩn đoán Chó Bị Liệt 2 Chân Sau

Chó Bị Liệt 2 Chân Sau

Bạn sẽ cần phải cung cấp một bệnh sử đầy đủ của chó, khởi phát các triệu chứng, và các sự cố có thể đã dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như vết bọ ve cắn gần đây, hoặc các vết thương do nhảy hoặc ngã.

Khi khám bệnh, bác sĩ thú y sẽ chú ý kỹ đến khả năng di chuyển chân, và khả năng đáp ứng với các xét nghiệm phản xạ của chó. Bác sĩ thú y cũng sẽ kiểm tra khả năng cảm nhận đau của chó ở cả bốn chân, kiểm tra đầu, cột sống và chân để phát hiện các dấu hiệu đau và sự cảnh giác khi chạm vào.

Tất cả những điều này sẽ giúp bác sĩ thú y xác định các vị trí đang có vẫn đề trong xương sống, dây thần kinh, hoặc cơ bắp của chó. Các xét nghiệm cơ bản trong phòng thí nghiệm, bao gồm công thức máu, xét nghiệm hóa sinh và phân tích nước tiểu sẽ được thực hiện và có thể xác định tình trạng nhiễm trùng – do vi khuẩn, virus hoặc độc tố – gây cản trở đường thần kinh.

Hình ảnh X quang xương sống của chó có thể cho thấy dấu hiệu nhiễm trùng hoặc dị tật đốt sống, hoặc đĩa đệm bị trượt và đè vào tủy sống.

Chó Bị Liệt 2 Chân Sau

Các tình trạng khác có thể dẫn đến sự gián đoạn của các đường thần kinh có thể thể hiện rõ ràng trên hình ảnh X quang, chẳng hạn như khối u, khối tắc nghẽn hoặc dây thần kinh bị viêm.

Trong một số trường hợp, bác sĩ thú y có thể yêu cầu chụp X quang đặc biệt gọi là tủy đồ. Quá trình này sẽ bao gồm tiêm một thuốc tương phản (thuốc nhuộm) vào cột sống, tiếp theo là chụp x-quang để giúp bác sĩ quan sát tủy sống và đốt sống chi tiết hơn.

Nếu các kỹ thuật hình ảnh này không hữu ích, bác sĩ thú y có thể yêu cầu chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) não và cột sống của chó, cả hai đều cho hình ảnh cực kỳ chi tiết về não và cột sống của chó.

Trong một số trường hợp, bác sĩ thú y có thể lấy mẫu dịch xung quanh cột sống của chó để phân tích hoặc các mẫu từ cơ hoặc sợi thần kinh để sinh thiết. Những phân tích này có thể xác định sự hiện diện của nhiễm trùng ở não hoặc cột sống.

Cách điều trị Chó Bị Liệt 2 Chân Sau

Quá trình điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra liệt ở chó. Nếu con chó của bạn không thể đi lại, tự đi tiểu hoặc đại tiện, nó rất có thể sẽ phải được đưa vào bệnh viện trong khi bác sĩ thú y tiến hành đưa ra chẩn đoán.

Từ đó bác sĩ thú y sẽ theo dõi chó hàng ngày để quan sát sự phục hồi và tiến triển của nó. Nếu chó bị đau, nó sẽ được kê thuốc để giúp kiểm soát cơn đau, bàng quang của chó sẽ được làm sạch nhiều lần mỗi ngày bằng ống thông, và chó sẽ được điều chỉnh cơ thể suốt cả ngày để đảm bảo rằng nó không bị lở loét do nằm một chỗ quá lâu.

Chó Bị Liệt 2 Chân Sau

Nếu nguyên nhân gây ra liệt là do nhiễm trùng hoặc trượt đĩa đệm, tình trạng này sẽ được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc trị liệu. Thuốc chống viêm sẽ được sử dụng để làm giảm viêm dây thần kinh.

Khối u hoặc tắc nghẽn ở nguồn máu có thể được chữa trị bằng phẫu thuật, tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của vị trí. Một số con chó bị liệt hồi phục rất nhanh.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, chó có thể phải nằm viện cho đến khi nó có thể đi lại, hoặc bác sĩ thú y có thể sẽ cho chó về nhà với bạn cùng với hướng dẫn chăm sóc và phục hồi tại nhà.

Bác sĩ thú y sẽ lên kế hoạch kiểm tra sự tiến triển của chó để có thể điều chỉnh phương pháp điều trị cho phù hợp.

Chăm sóc Chó Bị Liệt 2 Chân Sau

Bác sĩ thú y sẽ giúp bạn lập kế hoạch chăm sóc chó ở nhà. Đôi khi chó có thể chống lại sự chăm sóc của bạn do đau đớn, nhưng việc chăm sóc chặt chẽ và nhẹ nhàng sẽ giúp loại bỏ những phản ứng đáng sợ.

Nếu có thể, hãy nhờ một người khác giữ chó trong khi bạn đang tiến hành chăm sóc, hoặc quấn tã cho chó để nó không thể vặn vẹo quá nhiều.

Điều quan trọng là bạn cần chăm sóc chó đúng cách để nó có thể hồi phục hoàn toàn. Thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ thú y một cách cẩn thận. Nếu bác sĩ thú y đã kê đơn thuốc, hãy chắc chắn cho chó dùng thuốc đầy đủ, ngay cả sau khi chó có dấu hiệu hồi phục hoàn toàn.

Chó Bị Liệt 2 Chân Sau

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc vấn đề gì về chó của bạn, hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ bác sĩ thú y, và không cho chó dùng thuốc giảm đau, hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác mà không tham khảo ý kiến ​​bác sĩ thú y, như một số loại thuốc dành cho người có thể độc hại đối với động vật.

Trong một số trường hợp, nếu bệnh liệt không thể điều trị được nhưng chó của bạn vẫn khỏe mạnh thì nó có thể được trang bị một chiếc xe lăn đặc biệt để giúp nó di chuyển.

Hầu hết những con chó dùng xe lăn đều thích nghi tốt và tiếp tục tận hưởng cuộc sống của chúng. Đương nhiên là, nếu chó đã bị bệnh liệt thì nó phải được triệt sản để nó sẽ không có nguy cơ bị tổn thương thêm do giao phối.

Các cách bổ sung Canxi cho Chó Bị Liệt 2 Chân Sau

Sử dụng thuốc bổ sung canxi cho chó

Cách đơn giản nhất để bổ sung canxi cho chó là dùng các loại thuốc giúp tăng cường canxi, tương tự như thực phẩm chức năng ở người.

Canxi Đức (NUTRICAL)

Chó Bị Liệt 2 Chân Sau

Canxi Đức là dòng sản phẩm chuyên bổ sung canxi cho những giống chó to lớn, chó nghiệp vụ như: chó Becgie Đức, chó Béc Bỉ Malinois, chó Rottweiler, chó Doberman, …

Thành phần: Canxi, photpho, vitamin A, D3, C có giá trị dinh dưỡng cao.

Công dụng:

  • Bổ sung một lượng lớn canxi giúp xương chó cứng cáp, khỏe mạnh.
  • Đảm bảo khung xương chó phát triển đầy đủ trong giai đoạn trưởng thành.
  • Thúc đẩy quá trình liền xương nhanh hơn đối với chó bị gãy xương hoặc mắc bệnh lý về xương.

Đối tượng: Sử dụng cho chó trên 2 tháng tuổi. Nhất là đối với trường hợp cần bổ sung một lượng lớn canxi như: chó mẹ mang thai hoặc đang cho con bú, chó bị yếu hai chân sau.

Cách dùng: Dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ vì mỗi độ tuổi sẽ có liều lượng khác nhau. Thông thường mỗi ngày sẽ uống 1 viên / 10kg thể trọng.

Canxi Mỹ (Canxi Calcium PhosPhorus)

Chó Bị Liệt 2 Chân Sau

Thuốc Canxi Calcium Phosphorus được sản xuất và nhập khẩu từ Mỹ, có thể sử dụng cho tất cả các giống chó. Thuốc bổ sung một lượng lớn canxi giúp giảm thiểu tình trạng chó mắc bệnh còi xương, hạ bàn, yếu 2 chân sau, …

Thành phần: Canxi, Phospho, Vitamin D3.

Công dụng: Ngoài việc bổ sung trực tiếp canxi cho cơ thể, thuốc Canxi Mỹ còn chứa vitamin D3 giúp chó dễ dàng chuyển hóa và hấp thụ tối đa canxi từ các thực phẩm bổ sung hằng ngày.

Đối tượng: Thích hợp với chó đang mang thai và cho con bú, chó nghiệp vụ trong giai đoạn trưởng thành, chó còi xương suy dinh dưỡng, …

Cách dùng: Nên dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không dùng quá 3 viên một ngày. Thông thường, đối với chó trưởng thành thì có thể cho uống:

  • 1/2 viên / ngày / 10kg thể trọng đối với chó cần bổ sung canxi.
  • 1 viên / ngày / 10kg thể trọng đối với chó mẹ mang thai và cho con bú, chó phục hồi sau chấn thương.

Canxi Thái (SLEEKY)

Chó Bị Liệt 2 Chân Sau

Đây là sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan nên giá thành sẽ rẻ hơn 2 loại trên rất nhiều. Chất lượng thì vẫn tốt như các loại thuốc Canxi nhập từ Đức hay Mỹ.

Thành phần: Vitamin tổng hợp, Canxi, Phospho

Công dụng: Giúp bổ sung dinh dưỡng, canxi, các loại vitamin và chất khoáng giúp xương chắc khỏe và dẻo dai hơn.

Cách dùng: Đối với chó trưởng thành: 1 viên / ngày / 10kg thể trọng. Không sử dụng quá 3 viên một ngày.

Lưu ý: Bạn có thể cho chó dùng các loại thuốc trên theo đường uống hoặc trộn vào trong thức ăn. Nhưng nên nhớ, khi trộn thì nhiệt độ thức ăn phải dưới 40 độ C. Khi thức ăn quá nóng có thể khiến một số chất trong thuốc bị mất đi.

Xương Canxi

Chó Bị Liệt 2 Chân Sau

Công dụng:

  • Giúp bổ sung canxi cho chó
  • Giúp chắc răng, khỏe hàm, gia tăng lực cắn.
  • Đối với chó bị ngứa răng, cho gặm hàng ngày sẽ giúp chúng bớt cắn phá đồ đạc trong nhà hơn.
  • Có thể dùng như đồ khen thưởng trong quá trình huấn luyện.

Cho ăn thực phẩm tự nhiên chứa nhiều canxi

Bổ sung tôm, cá, cua, các loại xương, …

Những loại thực phẩm có lớp vỏ sừng bên ngoài như: tôm, cá, cua, ốc, … chứa một lượng canxi rất lớn. Khi chế biến cho cún ăn, bạn lưu ý không được bỏ lớp vỏ bên ngoài.

Nên cho chó gặm thêm các loại xương cứng như: ống bò, ống heo. Đối với chó nhỏ thì có thể cho gặm các loại xương mềm như: cổ gà, cổ vịt, xương sườn.

Bổ sung sữa cho chó

Các loại sữa cho chó có chứa một lượng Canxi và dưỡng chất khá lớn. Bạn có thể cho chúng uống đều đặn mỗi ngày ngay từ khi còn bé. Lưu ý là không cho chó uống sữa của người vì thành phần sữa người và sữa chó khác nhau nên rất dễ bị đi ngoài.

Thức ăn viên

Bạn nên chọn các thương hiệu thức ăn khô cho chó giúp bổ sung canxi. Nên xem kỹ thành phần trước khi mua để chắc chắn lượng canxi chứa trong đó như thế nào. Thức ăn khô thì dễ gây táo bón, bạn chỉ nên cho cún ăn khoảng 3-5 bữa / tuần.

Lưu ý nhỏ: Ngoài việc bổ sung canxi thông qua thức ăn và các loại thuốc bổ trợ, bạn cũng cần cho chó tập luyện và chạy nhảy thường xuyên. Tuyệt đối không nhốt một chỗ vì như thế dễ khiến cún bị yếu chân.

Bổ sung canxi cho chó qua từng giai đoạn

Chó dưới 2 tháng tuổi

Giai đoạn này chó vẫn bú sữa mẹ. Bạn nên bổ sung canxi cho chó mẹ thay vì chó con, vì nguồn canxi chủ yếu chúng lấy sẽ từ sữa mẹ mà ra.

Chó từ 2-6 tháng tuổi

Giai đoạn chó bắt đầu ăn dặm. Bạn nên cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý + bổ sung thêm các loại thuốc Canxi ở trên.

Chó từ 9 tháng – 1 tuổi

Giai đoạn dậy thì nên lượng canxi cần bổ sung cực kỳ lớn cho khung xương phát triển tới kích thước tối đa. Kết hợp bổ sung canxi qua xương + thuốc + sữa uống.

Chó từ 1 tuổi trở đi

Sau 1 tuổi, chó gần như đã phát triển đầy đủ. Lúc này, bạn vẫn cần bổ sung canxi đều đặn nếu không chó rất dễ bị còi xương, gầy gò và yếu 2 chân sau.

Kết luận

Chó bị yếu 2 chân sau có thể để lại hậu quả nghiêm trọng khiến cún gặp khó khăn trong việc di chuyển. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh nếu biết cách bổ sung canxi đầy đủ cho chó ngay từ khi còn nhỏ bằng các loại thực phẩm ăn uống và thuốc bổ trợ phía trên. Đừng quên để lại comment nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi gì nhé!