Thành ngữ phúc bất trùng lai họa vô đơn chí tiếng Hoa 2022

Phúc bất trùng lai họa vô đơn chí là một thành ngữ thường gặp trong giao tiếp hàng ngày. Câu nói này thể hiện mưu cầu hạnh phúc bất tận của con người, nhưng hạnh phúc không thể đến mãi. Ngược lại những tai ương, khó khăn thường nối tiếp nhau kéo đến, cần cẩn trọng, ngừng tạo nghiệp để tạo phúc. Vậy ý nghĩa sâu xa của thành ngữ này là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết kiến thức phước bất trùng lai họa vô đơn chí tiếng Trung ngay dưới bài viết này nhé!

Phúc bất trùng lai họa vô đơn chí tiếng Trung là: 福不重来 祸必重来 /Fú bù chóng lái huò bì chóng lái/ – lời dạy của bậc trí giả xưa.

  • Phúc (福 – fú): Điều may mắn, hạnh phúc.
  • Bất (不 – bù): Không, không thể, chẳng thể.
  • Trùng (重 – chóng): Sự lặp lại tần suất cao.
  • Lai (来 – lái): Về sau, đến.

Phúc bất trùng lai nói lên những mong cầu của con người về may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng những phước lành thường chỉ đến một lần và chưa bao giờ là đủ. Phúc bất trùng lai khuyên rằng thay vì cố trông chờ may mắn lần nữa thì hãy dùng cơ hội mà mình có được, không nên lãng phí.

Phúc bất trùng lai họa vô đơn chí tiếng Trung là gì

  • Họa (祸 – huò): Vận xui, thảm họa.
  • Tất (必 – bì): Sự chắc chắn, tất nhiên, tất yếu.
  • Trùng (重 – chóng): Sự lặp lại nhiều lần.
  • Lai (来 – lái): Về sau, tương lai.

Hoạ vô đơn chí hàm ý cho những vận rủi thường ập đến cùng lúc, khiến cho tâm lý luôn bất an và lo lắng. Nói họa tất trùng nhắc nhở mỗi chúng ta phải cẩn trọng trong mọi hành động và lời nói.

► Xem thêm:

  • Top 11 phần mềm dịch Tiếng Trung tốt nhất
  • Giáo viên tiếng Trung là gì?
  • Đại ca tiếng Trung là gì?

Trong thời chiến quốc, Hàn Chiêu Hầu bổ nhiệm Thân Bất Hại làm tướng nhờ vào những cải cách, chỉnh đốn giúp cho đất nước thái bình phát triển.

Năm Chiêu Hầu thứ 22, Bất Hại qua đời, Lý Chiêu Hầu muốn xây dựng cung thất nguy nga. Tuy nhiên, Khuất Nghi Cữu – đại phu nước Sở đoán rằng: “Tôi cho rằng ngài sẽ không bước qua cánh cửa này”.

Hàn Chiêu Hầu hỏi Nghi Cữu sao lại đoán như vậy? Ông ta đáp rằng: “Phạm mọi chuyện trên đời phải xem thời cơ, gặp thời ắt suôn sẻ, không ắt bất trắc. Trước đó ngài đã quá thuận lợi, nhưng không xây dựng. Còn bây giờ, nước Hàn gặp đại hạn, thiếu thốn khốn quẫn, ngài lại xây cung điện xa xỉ, phung phí mà không lo cho dân thì sẽ chiêu mời tai ương – Phúc bất trùng lai hoạ vô đơn chí là như vậy”.

Quả như dự đoán, cung điện xây xong, thì Hàn Chiêu Hầu cũng tạ thế như lời tiên đoán.

Nguồn gốc thành ngữ phước bất trùng lai họa vô đơn chí

Thành ngữ trên mang ý nghĩa cơ bản là “phúc khó kiếm họa dễ gặp”. Những điều may mắn chỉ đến một lần, không dễ dàng xuất hiện nhiều để bản thân có thể hưởng hết. Trong khi đó tai họa có thể liên tiếp bất ngờ dội xuống trong cuộc sống…

Ngoài ra, câu nói họa từ miệng mà ra, cũng nhắc nhở mỗi người rằng cần tu tâm dưỡng tính, tích đức để giảm bớt xui rủi và tăng phúc khí. Tâm phải luôn hướng đến những điều thiện lành, không nên có suy nghĩ tàn ác, hãm hại người khác, vì đức mời phúc, nghiệp đưa tới họa.

Phật gia cũng răn dạy ngọn nguồn của phúc và họa của một người là do đức và nghiệp của họ. Do đó, cách duy nhất để bản thân vượt qua sự khó khăn, rời xa họa là sống thiện lương, đi theo con đường chính đạo.

Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang “họa vô đơn chí” đó là:

  • Một tai họa ập đến nhanh, bạn không lường trước như: Tai nạn giao thông, bị oan uổng,…
  • Nhiều điều xui kéo đến cùng một lúc, bạn đi đâu cùng đều gặp xui xẻo làm gì cũng bất thành, thậm chí còn tệ hơn.
  • Ở cạnh bên một người đang “họa vô đơn chí”, bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Thơ họa vô đơn chí chữ Hán

Với xui rủi xảy ra nhanh, bạn không thể biết trước thì làm sao tránh? Phúc cũng như xui rủi do đức, nghiệp tạo nên. Làm người phải biết cách tu dưỡng khẩu đức, trí tuệ của mình, thì trời không tuyệt đường của 1 người. Vì vậy thay vì lo lắng, bất an về những xui rủi có thể xảy ra, bạn có thể:

  • Không nên lắm lời nói năng tùy tiện, vì bệnh từ miệng mà ra học từ miệng mà ra, tránh nói dài nói dai, chỉ tập trung nói những điều đúng đắn vào thời điểm hợp lý nhất.
  • Không tùy tiện hứa hẹn và thất hứa nếu không chắc mình sẽ làm được.
  • Không nên cuồng ngôn, tùy tiện đánh giá, hay chọc phá, nói xấu sau lưng một ai đó.
  • Sống thiện lương, không gây hại và thường xuyên giúp đỡ người khác từ những việc nhỏ nhất để nuôi dưỡng phước đức.
  • Đừng lãng phí tiền bạc, của cải, đặc biệt là vật chất được cho/ tặng.
  • Luôn tôn trọng tất cả mọi người không tự cao dù vị trí mình cao hơn người khác.

Cách tu dưỡng tránh họa vô đơn chí

  • “他真是祸必重来, 他不仅被解雇,还失去了家”.

(Tā zhēnshi huò bì chóng lái, tā bùjǐn bèi jiěgù, hái shīqùle jiā).

Anh ấy thật họa vô đơn chí, không chỉ bị sa thải mà còn mất nhà.

  • “福不重来 祸必重来, 一定要善行,不做坏事造业”.

(Fú bù chóng lái huò bì chóng lái, yīdìng yào shànxíng, bù zuò huàishì zào yè)

Phước bất trùng lai – họa vô đơn chí, phải thiện, không làm việc xấu gây nghiệp.

  • “福不重来, 好运不会来很多次,你现在应该抓住它”.

(Fú bù chóng lái, hǎo yùn bù huì lái hěnduō cì, nǐ xiànzài yīnggāi zhuā zhù tā).

Vận may không đến nhiều lần, bạn nên tận dụng nó ngay từ bây giờ.

  • “孤立无援, 祸必重来”.

(Gūlì wúyuán, huò bì chóng lái).

Tứ cố vô thân, họa vô đơn chí: Khi sinh ra không có gia đình, người thân bên cạnh, đơn độc giữa cuộc đời mà còn gặp nhiều tại họa.

  • “福不重来, 业力生活。颜色不是不丰富听话”.

(Fú bù chóng lái, yè lì shēnghuó. Yánsè bùshì bù fēngfù tīnghuà).

Phúc bất trùng lai nhân sinh dĩ nghiệp. Sắc sắc không không bất phú tòng phu: Nhân sinh ra vốn là nghiệp quả, do đó phước đức thường không đến nhiều. Không ai là có tất cả cũng như không ai là không có gì cả từ chuyện làm ăn đến duyên nợ.

Bài viết trên vừa giới thiệu đến các bạn về phước bất trùng lai họa vô đơn chí chữ Hán và ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ. Dù bạn đang là ai cũng phải tạo nhiều phúc đức, tu tâm dưỡng tính thì mới gặp được nhiều may mắn và tránh được tại họa. Hy vọng bài viết đã mang đến một bài học ý nghĩa về nhân quả đến cho các bạn.