Giải thích câu tục ngữ: Tốt danh hơn lành áo 2023

Tổng hợp những bài làm văn giải thích câu tục ngữ “Tốt danh hơn lành áo” hay nhất của các bạn học sinh giỏi đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Giải thích câu tục ngữ: Tốt danh hơn lành áo – Bài làm 1

Danh dự là yếu tố quan trọng quyết định nên phẩm chất của con người không phụ thuộc vào người khác, danh dự đó là nằm trong nội tâm của mỗi con người. Bộc lộ cho thấy đạo đức nhân cách, lý tưởng sống cao đẹp luôn được người đời kính trọng quan hơn trọng hơn tất cả thứ khác kể cả vật chất phù du thể hiện rõ nhất qua câu tục ngữ “Tốt danh còn hơn lành áo“.

Trước hết câu tục ngữ được bao trùm qua hai lớp nghĩa sâu sắc. Ở vế thứ nhất “Tốt danh” được hiểu là người có danh thơm tiếng tốt, tô đậm ở giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp được người đời trân trọng,kính nể, khen ngợi cho là người tốt. Còn câu “lành áo” thì được hiểu theo nghĩa vật chất bao bọc bên ngoài dùng để mặc hoặc trang trí là quần áo tươm tất, sạch sẽ hình thức bên ngoài.

Nhưng ở câu thơ trên nếu ta đạt được cả hai yếu tố trên là điều tốt nhất. Nhưng nếu để đem đi so sánh giữa “áo lành” thể hiện cuộc sống vật chất đầy đủ, với danh dự cái nào quan trọng hơn đó là danh tốt thì cái danh tốt bao giờ cũng nặng hơn. Được hiểu nếu ta có “áo lành”, sạch sẽ tươm tất không có nhân cách tâm hồn, được danh tiếng tốt thì cũng không được người đời trân trọng.

Còn có một số người dù quần áo có rách rưới mà họ có danh sự phẩm chất tốt, biết quan tâm trân trọng người khác sẽ có sự kính nể của người đời.Khi vật chất là những điều xa xỉ, tầm thường khi bị lu mờ danh dự và khiến người khác soi mói, khinh bỉ cũng giống như câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Ý nghĩa xâu xa của câu tục ngữ trên thể hiện rõ ở bên trong tâm hồn là đạo đức, danh dự là những giá trị tinh thần nhân cách đáng quý trọng hơn hết mọi thứ của cải vật chất bên ngoài. Con người phải biết quan tâm, chăm sóc, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giữ gìn danh dự hơn là chạy theo tiền bạc phù du và những mặt hình thức hào nhoáng sáng chói bên ngoài.

Nó được biểu hiện rất rõ: Cũng như trong cuộc sống hiện nay cũng có người đặt vấn đề coi trọng danh dự hơn cả của cải, vật chất, ý nghĩa tiêu cực hơn là thậm chí sẵn sàng đánh đổi mạng sống của mình mà lựa chọn cái chết để bảo toàn danh dự không thể bị đánh mất.

Cũng giống như hai cuộc khác chiến khốc liệt mà nhân dân ta phải trải qua sự đấu tranh bảo vệ đất nước thể hiện trên tấm thân những người lính dù họ có phải đối mặt hiểm nguy của cái chết bất cứ lúc nào nhưng họ vẫn dự được khí thế anh dũng dù phải hi sinh vẫn luôn giữ luôn khí thế người anh hùng trong cuộc cách mạng quyết không bao giờ quay lưng phản bội đất nước.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại cũng có những người luôn chạy theo lợi nhuận, những lợi ích vật chất, đến nỗi bị mờ mắt, đánh mất giá trị đạo đức, lương tâm, tính nhân văn của con người mình. Những người như vậy, cũng cần phải phê phán, bởi nếu như một con người sống không có danh dự thì sẽ bị người đời chê trách.

Câu nói “Tốt danh hơn lành áo” chính là lời khuyên chân thành, bài học mà người xưa muốn gửi gắm tới con cháu mình, phải biết quý trọng danh dự của bản thân, đừng vì chút vật chất nhỏ, ham vinh hoa phú quý mà bán rẻ danh dự, phẩm chất của bản thân mình. Bởi “trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Có những thứ khi đã mất đi rồi không bao giờ có thể lấy lại gột rửa được, đó chính là nhân phẩm, danh dự, đạo đức của một con người.

Cũng như một người nông dân nghèo khó như Lão Hạc nhưng vẫn giữ gìn phẩm chất đạo đức của mình cho tới lúc chết, bởi ông lão biết trân trọng danh dự của cả đời mình đã gìn giữ. Ngược lại, nhân vật Chí Phèo sau khi bị xã hội xô đẩy, hắn đã biến chất trở thành tên lưu manh, chuyên làm nghề rạch mặt ăn vạ, để cuối cùng trước khi chết Chí Phèo đã phải thốt lên rằng “Ai cho tao lương thiện, tao muốn làm người lương thiện”. nhưng cũng đã quá muộn màng rồi, khi danh dự đã mất đi, sự lương thiện trong con người đã mất đi thì không thể nào lấy lại được nữa. Đó chính là bài học đắt giá cho Chí Phèo và những người không biết trân trọng danh dự nhân phẩm của mình.

Câu tục ngữ “Tốt danh hơn lành áo” cũng có ý nghĩa gần với câu nói “Đói cho sạch, rách cho thơm” muốn con người sống trong xã hội dù có gặp hoàn cảnh khó khăn, túng quẫn, trong cuộc sống cũng phải giữ lập trường vững vàng, giữ lương tâm, danh dự trong sạch đừng vì một phút lỡ lầm, vì những lợi danh trước mắt mà đánh mất đi lương tâm, sự trong thanh thản của tâm hồn mình, để rồi phải ân hận suốt đời.

Câu tục ngữ trên mang lại cho ta khuyên nhủ ta khi đang sống trong cuộc sống hiện đại mà luôn đề danh dự, giá trị tinh thần, tâm hồn cao đẹp thông qua cách ứng xử, thái độ, hành động bản thân trong cách nhận thức sâu sắc để người đời trân trọng ngưỡng mộ.

Giải thích câu tục ngữ: Tốt danh hơn lành áo – Bài làm 2

Tục ngữ chính là một viên ngọc sáng ngời về trí tuệ và cũng như chính là những bài học đạo lý của người đời xưa để lại cho con cháu. Mong muốn con cháu là người sống có lương tâm và hướng thiện. Và một trong những câu tục ngữ giá dục con cháu đời sau ý nghĩa nhất thì không thể không nhắc đến câu tục ngữ “Tốt danh hơn lành áo”.

Đầu tiên ta phải hiểu được câu tục ngữ “Tốt danh còn hơn lành áo” có ý nghĩa là gì? Đầu tiên là “Tốt danh” được hiểu đó chính là có danh tiếng tốt, nói đúng hơn chính là người có tiếng thơm, tiếng tốt và học cũng đã được mọi người khen ngợi là người tốt. Còn đối với “Lành áo” ta phải hiểu ở đây chính là áo lành, sạch sẽ. Tựu chung cả câu tục ngữ có ý nghĩa đó chính là con người ta có tiếng thơm được nhiều người biết đến còn hơn là được đủ đầy ấm no sang trọng.

“Tốt danh hơn lành áo” thực sự là một bài học thấm đẫm đạo đức khuyên răn chúng ta nên biết sống ở đời như thế nào. Con người chúng ta khi mà có danh tiếng tốt mà lại có quần áo tốt nữa thì nhất rồi không thể chê trách vào đâu được nữa. Nhưng, nếu như chúng ta lại như đem cái áo lành và cái danh tốt bắc lên cân, thì ta như thấy được rằng chắc chắn rằng chính cái danh tốt bao giờ cũng nặng hơn bao giờ hết. Có lẽ chính vì danh thơm tiếng tốt có thể che mờ cả quần áo rách vá, chớ quần áo tốt đẹp khi nào lại như cũng đã tạo nên được danh thơm tiếng tốt?

Cả câu này ngụ ý khuyên người ta nên chú trọng đến cách làm ăn cư xử sao cho lưu danh thơm tiếng tốt ở đời nhất. Khuyên chúng ta chớ không nên chú trọng vào sự ăn mặc tốt mã mà sáo rỗng bên trong. Câu tục ngữ đặc sắc này đường như cũng đã có ý nghĩa tương tự câu quen thuộc với chúng ta đó chính là câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Những ý nghĩa như đã muốn nói rằng, chính trong cuộc sống nên cân nhắc làm những việc tốt. Ta cũng nên hãy làm những việc thật là hữu ích cho mọi người. Con người chúng ta cũng không nên chạy theo vật chất hay sống hình thức, giả tạo. Có lẽ chính vì một việc tốt, hay đó còn chính là một người đạo đức, tốt bụng và cho dù nghèo khổ hay xấu xí đi chăng nữa thì hãy luôn tin rằng: Bản thân mình vẫn luôn được đánh giá cao, được nhiều người quý mến, trân trọng.

Thêm vào đó câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại chất chứa biết ba nghĩa tình khiến cho con người ta sống ở trên đời cũng cần phải học tập cũng như phải noi theo. Câu tục ngữ đồng thời cũng như đã khuyên mọi người nên sống ngay thẳng, giữ gìn danh dự. Con người nên phải biết giữ gìn một phẩm chất tốt, đừng làm việc gây tiếng xấu, ảnh hưởng không tốt đến nhân cách của mình hơn nữa lại như làm người khác nhìn vào và đánh giá không tốt, phải mang tiếng xấu…

Trong cuộc sống ta như thấy được rằng con người luôn luôn coi trọng danh dự của mình. Họ thà “Chết trong còn hơn sống đục” cho nên tiếng tăm hay cách nhìn nhận với họ rất quan trọng. Họ luôn mong muốn được xã hội thừa nhận và đồng thời cũng như thấy được tầm quan trọng cũng như vai trò của họ trong xã hội như thế nào. Danh tiếng thơm xa luôn là điều con người xưa nay mong muốn, còn vật chất cũng quan trọng nhưng nó không thể đánh đỏi được cách nhìn về một con người được. Con người luôn luôn cố gắng hết mình để có thể có được thành công và được mọi người biết đến công lao của họ. Cũng có thể họ nghĩ được rằng chính là do tiếng tăm có thể che mờ được lành hay rách của áo – vấn đề vật chất. Đúng như quan trọng phẩm chất bên trong chứ không chỉ mỗi cái vỏ bọc “lành áo” bên ngoài. Câu tục ngữ như một lời khuyên chân thật nhất gửi đến thế hệ của chúng ta. Từ ngàn xưa cha ông cũng đã từ coi trọng những phẩm chất, biết giữ gìn phẩm chất đó lại là điều khó hơn. Hãy coi trọng phẩm chất, tiếng tăm biết đến chứ đừng vì quá coi trọng vật chất mà bất chấp tất cả ngay cả nhân phẩm của mình thì thật không nên.

Câu tục ngữ “Tốt danh còn hơn lành áo” đúng là một câu tực ngữ ngắn gọn nhưng trong nó lại chất chứa biết bao nhiêu bài học hay của ông cha ta ngày trước để lại cho con cháu.

Giải thích câu tục ngữ: Tốt danh hơn lành áo – Bài làm 3

Có lẽ trong cuộc đời mỗi người luôn được sự đồng hành, chỉ dạy của những lời ca dao, tục ngữ của dân tộc, để rồi mỗi người cũng từ đó mà dần hoàn thiện được nhân cách của bản thân mình. Để mà nói thì câu tục ngữ “tốt danh hơn lành áo” tuy vỏn vẹn mà quả thực đáng để được mỗi chúng ta trân trọng bởi ý nghĩa nhân sinh đem đến quá to lớn, sâu sắc.

Ta thường dễ thấy, con người luôn sống có một niềm vui, niềm hạnh phúc vô cùng khi được người khác gọi tên đầy tự hào, vinh dự trong những sự việc ta làm, ta gắn bó. Nó có sự ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của chúng ta, làm ta có thêm động lực để hoàn thành được những công việc khác. Vâng, điều đó ta quen gọi, nhận biết được đó là cái “danh” trong từ danh tiếng, một mặt được hiểu là để biểu thị cái tên, danh tính của bản thân của một người, nó gắn với ta từ lúc cha sinh mẹ đẻ gắn bó đến mãi cuối đời, để tiện cho người khác tạo mối quan hệ. Thêm vào nữa, được hiểu chính là tạo được “tiếng thơm” cho cuộc đời, khẳng định được danh dự của ta. Mỗi ngày con người ta lao động, cống hiến để đến một ngày thu được thành quả, cùng với đó là sự khen ngợi, tung hô, cái “danh” của ta cũng được biết đến nhiều hơn, nổi tiếng hơn, ta càng dễ dàng, ưu ái hơn khi làm những việc khác trong lĩnh vực của ta, ngoài xã hội.

Và cũng để nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của cái “danh” kể cả xã hội xưa cho đến tận bây giờ, thì việc đặt cạnh đó đôi chữ “lành áo” ngẫu nhiên tăng thêm giá trị cho toàn bộ câu tục ngữ “tốt danh hơn lành áo” này. Thông qua cụm từ “Lành áo” chính là khéo léo muốn chỉ đến những giá trị vật chất mà con người tạo ra, có được, nó quý vì để trang trí cho con người tuy rằng chỉ là bên ngoài. Nhưng liệu rằng ta tự hào mình có của cải, những thứ hào nhoáng, xa xỉ bên ngoài thì có thể thay thế được những khiếm khuyết trong chính bản thân, trong tâm hồn?.

Ta bỗng có thể liên hệ ngay đến câu tục ngữ của ông cha “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” để tăng thêm tính thuyết phục, tính đúng đắn của câu tục ngữ này. Đương nhiên, nếu là một con người biết suy nghĩ, ta sẽ chọn hướng bản thân trong tương lai tránh xa kiểu người coi trọng bạc tiền, có vật chất của cải dư dả mà bị xoi mói khinh bỉ bởi sự sai lệch, xấu xa trong tâm hồn, tính cách mà sẽ mong muốn là người tuy có ít tiền tài, địa vị nhưng lại có dư dả nhân cách tốt đẹp, biết giao tiếp nhã nhặn, trái tim ấm nóng…để được mọi người quý trọng, hòa vào cộng đồng để được tỏa sáng hơn, đúng không nào?.

Ta thấy, hầu hết những con người có danh tiếng, được mọi người tôn trọng, khâm phục, quý mến đều không phải là người dễ vì tiền tài để mà bỏ quên lương tâm, tri tuệ của bản thân khi hoạt động trong công việc, trong xã hội kể cả việc nhỏ nhất, điển hình nhất là những câu chuyện về tấm gương Bác Hồ vĩ đại. Lợi ích, sự thiết thực của câu tục ngữ còn nằm ở chỗ những con người đó sẵn sàng chấp nhận bản thân mình chịu thiệt thòi, khổ cực, vất vả để có thể giúp người, tạo nên “tiếng” tốt trong lòng người khác, vang mãi trong dòng đời. Lịch sử của nước nhà cũng đã chứng kiến rất nhiều những người anh hùng đã hi sinh giữ gìn khí tiết, sự trung thành của mình với cách mạng, với nhân dân, với Đảng, với đất nước. Và làm sao ta có thể quên được thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến bí bách, bị chà đạp nhân phẩm nhưng vẫn nuôi nỗi lòng, tiếng khóc oan ức, tiếng kêu cứu thiết tha mong được giải thoát, nổi tiếng trong truyện Người con gái Nam Xương, nàng Vũ Nương phải reo mình xuống dòng sông tự vẫn, trước là để chứng minh, bảo toàn sự trong trắng, thủy chung của mình, sau cái chết của nàng đã góp phần tố cáo xã hội nhức nhối ấy….

Có tốt thì vẫn sẽ có xấu, có lợi thì vẫn sẽ có hại. Nhất là trong xã hội phức tạp hiện nay, con người sẵn sàng luồn cúi, làm những điều bí ẩn không để người khác biết làm việc xấu xa, bán rẻ lương tâm nhưng được be bít lại bằng tiền bạc, để vẫn tạo nên, vẫn giữ được cái “danh” hư ảo tốt lành kia trước cộng đồng. Không đau lòng sao khi để xảy ra những vụ thực phẩm “giả”, nước uống có chưa chất độc, cầu đường bị “rò rỉ” nguyên vật liệu ngang nhiên tồn tại trong dân chúng mãi sau bao nhiêu năm nhà nước, cơ quan chức trách mới phát hiện ra, mới được xử lỷ, bọn tham quan vì mải mê vơ vét của cải vật chất của dân, của nước đến tha hóa vẫn chạy chọt đút lót để yên vị,… Tất cả những sự việc có thực gây nhức nhối như trên cũng là do đạo đức một bộ phận con người đang bị thoái hóa, biến chất. Giờ đây, mỗi chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi nó bằng cách tránh xa những điều xấu này, là sẽ không chấp nhận, quyết tâm cùng cộng đồng thay đổi dần dần một cách tích cực hơn.

Dù có bao nhiêu năm, dù cuộc đời có biến đổi thế nào. Hãy nhớ rằng, câu tục ngữ vẫn ở đó để thức tỉnh con người chúng ta. Chỉ khi ta biết quý trọng những giá trị tinh thần, biết coi trọng danh dự, thể hiện rõ nhận thức, thái độ, hành động của bản thân thì con người mới sống tốt, sống đúng nghĩa giúp ích cho tương lai của bản thân, cho cuộc đời.

Giải thích câu tục ngữ: Tốt danh hơn lành áo – Bài làm 4

Trong cuộc sống có người tốt, người xấu, có người coi trọng tình cảm hơn lợi ích và cũng có người coi trọng danh tiếng hơn là của cải vật chất. Mỗi người mỗi quan niệm sống và hành động khác nhau mang những nét đặc sắc riêng của mình. Tuy nhiên phần đông chúng ta đều nghe theo những lời chỉ dạy của ông cha ta từ những bài học nhân sinh sâu sắc qua các câu ca dao tục ngữ để hình thành cho bản thân nhân cách tốt đẹp. “Tốt danh hơn lành áo” chính là một trong số đó.

Để thấy được bài học sâu sắc mà nhân dân đã gửi gắm thì trước tiên chúng ta phải hiểu được nghĩa của câu tục ngữ trên. “Tốt danh” nghĩa là có danh tiếng tốt, được mọi người xung quanh yêu quý, tôn trọng. Nếu như “tốt danh” là cái nghiêng về mặt tinh thần, không cầm nắm được thì trái lại “lành áo” là thứ để chỉ cho những gì mang ý nghĩa vật chất. “Lành áo” là những vật chất bên ngoài dùng để trang trí cho con người. Qua những lý giải trên có thể cho ta thấy rằng là người cần phải giữ gìn cái danh dự của mình, biết quý trọng mọi người và được mọi người quý trọng còn hơn là có nhiều vật chất, của cải nhưng lại bị mọi người coi thường, soi mói.

Tất cả chúng ta hẳn là ai cũng mong muốn bản thân được mọi người tôn trọng, được khen ngợi với những việc ta làm, về phẩm chất đạo đức mà chúng ta có. Từ những thứ đó khiến ta có động lực để làm những việc khác, động lực để trở thành người tốt hơn để có danh tiếng hơn. Cái “danh” rất được nhiều người chú trọng, danh tiếng, “tiếng thơm” được truyền trong dân gian, được mọi người ghi nhận và biết tới. Khi chúng ta gắng sức cống hiến vì mục tiêu chung của xã hội, đặt mặt tiêu chung lên trên cái lợi ích cá nhân và khi thu được thành quả chúng ta sẽ nhận được những lời khen gợi, thậm chí là sự tung hô và có cái “danh”. Chúng ta ắt hẳn đã từng nghe tới “vô danh tiểu tốt” trong những bộ phim, hay “vô danh” trong thời hiện tại. “Danh” còn là cái danh xưng, là danh dự của mỗi con người. “Vô danh tiểu tốt” tức là hạng người chìm nghỉm trong xã hội, bị chính xã hội hòa tan và không có màu sắc riêng, không làm được gì nổi bật khiến người khác chú ý tới.

Thực tế chúng ta thấy rằng những người coi trọng danh dự, danh tiếng thì trước khi làm việc gì đó họ đều có sự cân nhắc, suy tính xem có tổn hại gì cho bản thân và mọi người không, nếu làm thì có bị người đời khiển trách không. Bên cạnh đó họ sẽ không dễ dàng vì tiền bạc mà bán rẻ lương tâm. Còn có những người sẵn sàng để bản thân mình chịu thiệt để đem lại lợi ích cho mọi người, để có thể tạo danh tiếng tốt, lưu truyền đời sau. Minh chứng cho điều thì chúng ta hãy nhìn vào lịch sử kháng chiến vĩ đại của dân tộc, có biết bao anh hùng vì nghĩa xả thân, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. Những Cảm tử quân sẵn sàng vào vị trí chiến đấu mặc dù biết trước sẽ không thể trở về, thậm chí còn được làm lễ “truy liệu sống” nhưng vẫn quyết tâm “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Câu tục ngữ đặt đặt cái “danh” bên cạnh “lành áo” để cho thấy vị trí của chúng trong xã hội. “Lành áo” là những giá trị vật chất mà con người tạo ra. Bên cạnh những người coi trọng danh dự thì không ít kẻ chỉ chăm chăm đến việc làm sao kiếm được thật nhiều tiền, là tăng khối tài sản của mình mà chẳng quan tâm việc mình làm có tốt, có ảnh hưởng tới người khác không. Những người như vậy thường coi trọng tiền tài, địa vị, họ cho rằng tiền có thể mua được tất cả mọi thứ nên chẳng cần quan tâm những người xung quanh nói gì về mình.

Dù cho xã hội ngày càng phát triển, đổi mới nhưng câu tục ngữ vẫn sẽ mãi đi cùng năm tháng, trở thành bài học sâu sắc cho các thế hệ học tập. Mỗi chúng ta cần phải biết coi trọng danh dự, giữ gìn những phẩm chất đạo đức tốt đẹp để có thể để lại “tiếng thơm” ở đời.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích cho câu tục ngữ “Tốt danh hơn lành áo” hay nhất. Chúc các bạn viết cho mình một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay và đạt được điểm cao nhé!