Trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam? | Vinmec

3.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng nâng cao miễn dịch

  • Chế độ dinh dưỡng của bé bị tay chân miệng cần đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng và đa dạng thực phẩm, trong đó phải đủ 4 nhóm chất chính là đạm, béo, bột đường, vitamin và chất khoáng và phải bao gồm 15-20 loại thực phẩm khác nhau. Bữa ăn của trẻ không được kiêng khem quá mức để bù lại những dưỡng chất mất đi (đặc biệt là năng lượng và protein) do nhiễm virus;
  • Bé bị tay chân miệng nên ăn gì? Một trong số đó là những loại thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao từ các loại thịt, cá (cá chép, cá quả, cá basa, cá bông lau, cá hồi, cá trích…), trứng, sữa, hải sản;
  • Tăng cường bổ sung rau quả có màu vàng, đỏ (như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu…) và các loại rau màu xanh sẫm (như rau muống, rau ngót, cải bó xôi, súp lơ xanh…) vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin C… Những dưỡng chất này góp phần hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng và làm các tổn thương ngoài da hoặc loét miệng nhanh lành;
  • Không cho trẻ bị tay chân miệng dùng thức ăn có nhiều gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri…, đồng thời hạn chế món ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật;
  • Tuyệt đối tránh cho trẻ sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng hoặc các thức ăn lạ.

3.2. Lựa chọn thực phẩm phù hợp

  • Cha mẹ nên ưu tiên nguồn thực phẩm giàu vitamin A: Thức ăn có nguồn gốc động vật thường chứa nhiều vitamin A hay retinol, trong đó gan là nơi dự trữ vitamin A nên có thành phần retinol cao nhất. Vitamin A có nguồn gốc thực vật có nhiều trong các loại củ quả có màu vàng/đỏ, các loại rau màu xanh sẫm như rau ngót, rau dền, rau cải xanh, rau muống, rau đay, rau mồng tơi…;
  • Lựa chọn thực phẩm giàu kẽm: Kẽm có vai trò quan trọng, góp phần vào sự phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể trước bệnh tật và hỗ trợ làm vết thương mau lành. Trẻ bị tay chân miệng nên được tăng cường bổ sung kẽm, có thể từ thuốc với liều lượng và thời gian dùng phù hợp. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng nên bổ sung những loại thực phẩm giàu kẽm như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, lạc…), đậu xanh… Với trẻ bú mẹ để có đủ kẽm nên cố gắng tăng cường số cử bú vì lượng kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò;
  • Bữa ăn cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C để chống dị ứng và tăng cường chức năng miễn dịch. Vitamin C có nhiều trong các loại quả như cam, bưởi, chuối, xoài, dưa hấu… và các loại rau như rau ngót, rau dền, rau đay, mồng tơi, rau muống… Khi trẻ bị tay chân miệng nên tăng cường trẻ uống nước trái cây (từ 1-2 cốc/ngày) để cung cấp đủ lượng vitamin C giúp nâng cao miễn dịch.

3.3. Chú ý cách chế biến và cho bé ăn phù hợp

  • Cha mẹ cần đảm bảo bữa ăn cho trẻ tay chân miệng hàng ngày với các món ăn hợp khẩu vị được xay nhỏ, cắt thái phù hợp, được chế biến mềm hơn, lỏng hơn so với lúc con khỏe mạnh;
  • Cha mẹ nên thường xuyên thay đổi món ăn và chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp con nhai tốt hơn, ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hóa hơn;
  • Tránh chế biến thức ăn bằng cách chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc nướng hay xông khói…;
  • Khi chế biến món ăn nên cố gắng hạn chế làm rau bị dập nát hay cho rau vào nấu khi nước đã sôi, đồng thời nên cho con ăn ngay sau khi nấu xong để tránh mất các vitamin, đặc biệt là vitamin C và beta-caroten;
  • Tất cả dụng cụ chế biến thức ăn phải đảm bảo sạch sẽ, cha mẹ phải rửa tay trước khi chế biến thức ăn và trước khi cho trẻ ăn.

3.4. Một số chú ý khác

  • Chú ý bổ sung đủ nước cho trẻ bị tay chân miệng, đặc biệt là khi con đang sốt hoặc nôn ói. Bên cạnh nước lọc, cha mẹ có thể sử dụng nước cam, nước bưởi, nước chanh và các loại nước trái cây khác. Khi trẻ sốt cao, nôn ói và tiêu chảy nhiều có thể cho con sử dụng dung dịch ORESOL để bù nước và điện giải theo hướng dẫn.
  • Trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ vẫn duy trì, thậm chí tăng cường cho con bú kết hợp chế độ ăn của mẹ đầy đủ dưỡng chất.

Trẻ bị tay chân miệng nếu được chữa trị và chăm sóc đúng cách hoàn toàn có thể khỏe mạnh trở lại và không để lại biến chứng về sau. Do đó, các bậc cha mẹ có con mắc bệnh cần hết sức lưu ý, không được chủ quan trong quá trình chăm sóc và theo dõi tiến triển bệnh của con.

Hiện nay chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, bệnh đường hô hấp, bệnh truyền nhiễm, bệnh tay chân miệng,… Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó, Vinmec có khám đa khoa kết hợp cùng bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để xây dựng các thực đơn riêng cho bé để con luôn được phát triển khỏe mạnh trong từng giai đoạn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị cho bé tại Bệnh viện.