Rơ le nhiệt là gì? Cách kiểm tra rơle còn sống hay chết

Để các thiết bị điện hoạt động ổn định ngay cả khi dòng điện quá tải, người ta thường sử dụng rơ le nhiệt. Vậy rơ le nhiệt là gì? Rơ le nhiệt dùng để làm gì? Cách kiểm tra rơle còn sống hay chết như thế nào? Tất cả sẽ được lý giải trong bài viết dưới đây!

Rơle nhiệt là gì?

Rơ le nhiệt hay relay nhiệt ( tên tiếng anh là thermal relay) là thiết bị có khả năng tự động đóng, ngắt mạch điện khi dòng điện có dấu hiệu quá tải hoặc không ổn định. Ký hiệu của rơ le nhiệt được sử dụng phổ biến hiện nay là: NO, NC và COM. Thiết bị này hoạt động dựa trên sự giãn nở của các thanh kim loại khi bị đốt nóng. Trong công nghiệp, rơ le nhiệt thường được lắp đặt chung với công tắc khởi động từ (Contactor).

Một chiếc rơle nhiệt tiêu chuẩn sẽ có cấu tạo bao gồm các bộ phận sau:

  • Đòn bẩy

  • Tiếp điểm thường đóng (NC)

  • Tiếp điểm thường mở (NO)

  • Thanh lưỡng kim

  • Vít chỉnh dòng điện tác động

  • Dây đốt nóng

  • Cần gạt và nút phục hồi (Reset)

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại rơ le nhiệt khác nhau. Do vậy, người ta thường dựa trên 3 tiêu chí sau để phân loại rơ le:

  • Dựa theo kết cấu: Rơle nhiệt kiểu hở và rơle nhiệt kiểu kín.

  • Dựa vào phương thức đốt nóng: Rơ le đốt nóng trực tiếp, rơ le đốt nóng gián tiếp và rơ le đốt nóng hỗn hợp.

  • Dựa trên nhu cầu sử dụng: Rơ le nhiệt 1 cực và rơ le nhiệt 2 cực.

Rơ le nhiệt có tác dụng gì?

Rơ le nhiệt có tác dụng bảo vệ các thiết bị điện khi dòng điện quá tải hoặc tăng lên đột ngột. Với rơ le nhiệt, các thiết bị và máy móc sẽ hoạt động bền bỉ và ổn định hơn, giảm thiểu nguy cơ hư hỏng trong quá trình sử dụng điện.

Trong lĩnh vực điện dân dụng, rơ le nhiệt thường được thường được gắn kèm với cầu chì và sử dụng cho các máy móc và thiết bị điện trong gia đình như điều hòa, lò sưởi, lò vi sóng, bơm nước, bình nóng lạnh,…

Cách kiểm tra rơ le nhiệt bình nóng lạnh còn sống hay chết

Về cơ bản thì cách kiểm tra rơ le nhiệt còn sống hay chết cho các thiết bị điện là tương tự nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ lấy một ví dụ cụ thể về cách kiểm tra rơ le bình nóng lạnh để cho các bạn dễ hình dung.

Lưu ý, bình nóng lạnh có thể sử dụng nhiều loại rơ le nhiệt, loại 2 tiếp điểm và 4 tiếp điểm đầu cấp nguồn điện vào và đầu ra cấp điện cho thanh đốt. Để đo kiểm tra rơ le cho từng loại chúng ta làm như sau:

Bước 1: Ngắt nguồn điện

Trước khi thực hiện đo rơ le nhiệt, bạn hãy ngắt nguồn điện cung cấp cho bình nóng lạnh để đảm bảo an toàn khi tiến hành kiểm tra. Để chắc chắn, hãy dùng bút thử điện để kiểm tra xem còn điện cấp vào bình hay không. Rất nhiều trường hợp khi lắp đặt aptomat cấp điện cho bình với át đơn thường cắt dây mát nên nếu điều đó xảy ra thì cần phải lắp lại cho đúng kỹ thuật và an toàn khi sửa chữa.

Bước 2: Điều chỉnh thang đo trên đồng hồ vạn năng

Sau khi đã đảm bảo bình nóng lạnh được ngắt kết nối điện hoàn toàn, bước tiếp theo, bạn điều chỉnh núm vặn trên đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở (hoặc đo thông mạch).

Bước 3: Đo từng loại rơ le

  • Với rơ le nhiệt 2 tiếp điểm, bạn chỉ cần vặn nút điều chỉnh nhiệt độ lên hết cỡ sau đó dùng 2 que do ở chính 2 tiếp điểm. Nếu kim đồng hồ (đối với đồng hồ vạn năng kim) hoặc chỉ số đo (đối với đồng hồ vạn năng số) lên cao thì rơ le nhiệt còn cấp điện cho thanh đốt. Ngược lại, nếu kim đồng hồ/giá trị đo không lên thì có nghĩa là rơ le đã bị hỏng.

  • Với rơ le có 4 tiếp điểm đấu nối thì bạn cần phải dùng que đo giữa 2 tiếp điểm tương ứng theo sơ đồ đã được in trên mặt rơ le. Dùng 2 que đo L >> 1 và N >> 2

  • Với rơ le cọc, cách làm cũng tương tự như trên.

Xem thêm:

  • Cách đo trở kháng của loa bằng đồng hồ vạn năng
  • Cách kiểm tra đèn led sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng chi tiết

Gợi ý đồng hồ vạn năng hỗ trợ kiểm tra rơ le nhiệt

Để kiểm tra rơ le nhiệt thì một thiết bị mà bạn không thể thiếu chính là đồng hồ vạn năng VOM. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đồng hồ đo điện vạn năng với chủng loại, mẫu mã, chức năng và chất lượng khác nhau. Vậy nên mua loại nào tốt? Loại nào có thể đo và kiểm tra được rơ le nhiệt?

Đồng hồ vạn năng thường sở hữu rất nhiều chức năng đo điện khác nhau. Tuy nhiên để kiểm tra rơ le nhiệt thì bạn cần phải chọn đồng hồ vạn năng có chức năng đo điện trở hoặc đo thông mạch.

Ngoài ra, chất lượng của đồng hồ đo điện cũng rất quan trọng. Để đảm bảo độ chính xác của kết quả đo và an toàn khi tiến hành kiểm tra, bạn nên chọn sản phẩm của các thương hiệu uy tín như: Kyoritsu, Hioki, Fluke,… Dưới đây là một số sản phẩm bạn có thể tham khảo:

  • Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S

  • Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1051

  • Đồng hồ vạn năng Hioki 3030-10

  • Đồng hồ vạn năng Fluke 17B+

  • ….

Hy vọng với những hướng dẫn ở phần trên của chúng tôi, các bạn đã biết cách kiểm tra rơle còn sống hay chết hiệu quả và lựa chọn được cho mình chiếc đồng hồ vạn năng phù hợp để phục vụ cho công việc.

Nếu bạn có nhu cầu mua thiết bị đo điện, vui lòng liên hệ qua số hotline 0902148147 – 0979244335 để được tư vấn sản phẩm thích hợp với nhu cầu công việc của bạn. Ngoài ra, quý khách cũng có thể đặt hàng online trực tiếp trên website kyoritsuvietnam.net sau khi đã chọn được sản phẩm phù hợp. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc hoặc phản hồi của bạn về về các dòng thiết bị điện mà chúng tôi cung cấp.