Chòm sao Sư Tử – Website tổng hợp kiến thức

Chòm sao Sư Tử là một chòm sao nằm ở thiên cầu bắc. Nó là một trong những chòm sao hoàng đạo và là một trong những chòm sao lớn trong bầu trời đêm. Chòm sao này thể hiện cho con sư tử Nemean trong thần thoại Hy Lạp được ký hiệu là ♌.Nó xuất hiện lần đầu tiên trong danh sách các chòm sao của nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy vào thể kỷ II cùng với các chòm sao hoàng đạo khác. Chòm sao này có hai ngôi sao sáng đáng chú ý là Regulus và Denebola và một số đối tượng Messier đáng chú ý M65, M66, M95, M96, M105, NGC 3628.

Chòm sao Sư Tử

Vị trí của chòm sao Sư Tử trên bầu trời

Đây là chòm sao lớn thứ 12 trên bầu trời chiếm diện tích 947 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ hai của thiên cầu Nam và có thể quan sát được trên các vĩ độ từ 90o đến -65o. Những chòm sao lân cận của nó là: Cự Giải, Hậu Phát, Cự Tước, Trường Xà, Tiểu Sư, Thiên Miêu, Lục Phân Nghi, Đại Khuyển và Thất Nữ.

Chòm sao này có 5 đối tượng Messier: M65, M66, M95, M96, M105 và 11 ngôi sao hành tinh được biết đến. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Regulus với động sáng biểu kiến 1,35. Có hai trận mưa sao băng có liên quan đến chòm sao Leonids khá mờ yếu vào khoảng ngày 17-18/11 hàng năm và có một tia sáng từ ngôi sao Gamma Sư Tử. và January Sư Tử là một trận mưa sao băng mờ nhỏ giữa tháng 1 và tháng 7.

Chòm sao Sư Tử thuộc gia đình các chòm sao hoàng đạo.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Sư Tử

Sư Tử là một trong những chòm sao cổ nhất trên bầu trời. Bằng chứng là khảo cổ học ở Mesopotamians có một chòm sao sáng tương tự như chòm sao Sư Tử năm 4000 trước công nguyên. Người Ba Tư biết đến chòm sao này như Shir hoặc Ser, người Babylon gọi nó là UR.GU.LA (‘sư tử lớn’), Người Siry biết đến nó là Aryo và người Turks là Artan.

Người Babylon biết đến ngôi sao Regulus như là ‘ngôi sao bộ ngực của sư tử’, hay Ngôi sao vua. Cả chòm sao và những ngôi sao sáng của nó được biết đến trong nhiều nền văn minh cổ.

Chòm sao Sư Tử cũng được biết đến ở Hy Lạp với Sư tử Nemean, con vật đã bị giết bởi Heracles là một trong 12 kỳ công của ông. Cả Eratosthenes và Hyginus viết con sư tử đó được đặt lên chòm sao vì đó là vua của những thú vật. Con sư tử này sống trong một cái hang ở Nemea, thành phố ở phía Tây nam của Corinth. Nó đã giết chết nhiều cư dân địa phương và không có thể giết chết được nó vì bộ da của nó không có thứ vũ khí nào xuyên thủng được.

Heracles không thể giết con sư tử đó bằng mũi tên của mình, ông đã gài bẫy con sư tử trong hàng của nó và siết cổ nó cho đến chết. Ông đã sử dụng những móng vuốt của nó để rọc da nó để lấy làm áo choàng. Nhờ có tấm áo choàng này mà đã làm cho ông đáng sợ hơn.

Trên bầu trời, 6 ngôi sao sáng nhất tạo thành hình dạng của một cái liềm đại diện cho cái đầu của con sư tử và ngôi sao sáng nhất, Regulus là trái tim sư tử. Các ngôi sao sáng khác, Denebola là đuôi sư tử, Algieba là cổ sư tử, Zosma là mông sư tử.

Những ngôi sao sáng của chòm sao Sư Tử

Alpha Sư Tử (Regulus): là ngôi sao sáng nhất của chòm sao và là ngôi sao sáng thứ 22 trên bầu trời. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 1,35 ở khoảng cách khoảng 77 năm ánh sáng.

Ngôi sao này là một hệ thống 4 ngôi sao của 2 ngôi sao đôi. Regulus A là một sao nhị phân với thành phần một ngôi sao xanh-trắng dãy chính thuộc lớp tinh tú B7V và một ngôi sao khác là một ngôi sao lùn trắng, 2 ngôi sao quanh quanh một tâm chung với chu kỳ 40 ngày.

Regulus B và Regulus C có chung chuyển động riêng. Nó có khoảng cách góc khoảng 177 giây cung từ Regulus A. Chúng là những ngôi sao chuỗi chính với một độ sáng biểu kiến trực quan 8,14 và 13,5. Regulus B là ngôi sao K2V và ngôi sao còn lại thuộc lớp tinh tú M4V. Hai ngôi sao cách nhau khoảng 100 AU và có chu kỳ quỹ đạo 2000 năm.

Ngôi sao chính của Regulus A là một ngôi sao trẻ, chỉ khoảng vài triệu năm tuổi, và có khối lượng gấp 3,5 lần Mặt Trời. Nó là một ngôi sao quay vô cùng nhanh với một chu kỳ quay chỉ khoảng 15,9 giờ. Như là một kết quả của một dạng hình cầu dẹt. Nếu nó quay với tốc độ nhanh hơn 16%, lực hướng tâm của ngôi sao sẽ không đủ để giữ ngôi sao.

Alpha Sư Tử là ngôi sao gần đường hoàng đạo nhất. Vì vậy nó dễ dàng bị che khuất bởi Mặt Trăng, và hiếm khi là Thủy Tinh, Kim Tinh.

Ở thiên cầu bắc, Regulus được nhìn thấy tốt nhất vào đêm cuối đông đầu xuân. Chỉ không thể nhìn thấy ngôi sao này vào khoảng 22/8 khi nó quá gần Mặt Trời.

Cái tên của ngôi sao Regulus trong tiếng Latinh có nghĩa là ‘vua nhỏ’ hoặc ‘hoàng tử’.Tên Hy Lạp của nó Basiliscos, có cùng nghĩa. Tên Ả Rập của nó là Qalb al-Asad, có nghĩa là ‘trái tim của sư tử’.

Beta Sư Tử (Denebola): là ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao và là ngôi sao sáng thứ 61 trên bầu trời. Nó là một ngôi sao chuỗi chính với lớp tinh tú A3V. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 2,113 và cách Trái Đất khoảng 35,9 năm ánh sáng. Ngôi sao này dễ dàng nhìn thấy được mà không cần dùng đến ống nhòm.

Ngôi sao này có khối lượng chỉ bằng 75% của Mặt Trời, bán kính bằng 173%, và sáng hơn 12 lần. Nó là một ngôi sao biến quang kiểu Delta Scuti, nơi nó có sự biến đổi yếu ớt trong độ sáng trong khoảng vài giờ. Denebola có sự biến đổi trong độ sáng 0,025 trong khoảng 10 giờ một ngày.

Nó là một ngôi sao tương đối trẻ, với độ tuổi nhỏ hơn 400 triệu năm. Cũng giống như Regulus, Denebola quay rất nhanh, kết quả là nó là một hình dạng dẹt, với sự phồng ra tại đường xích đạo. Tốc độ quay dự kiến của ngôi sao là 128km/s. Ngôi sao này phát ra tia hồng ngoại mạnh mẽ.

Ngôi sao này thuộc siêu quần tinh IC 2391, một tập hợp tinh tú với những ngôi sao thành viên chia sẻ chuyển động chung trong không gian, nhưng không có sự hấp dẫn lẫn nhau.

Tên của ngôi sao bắt nguồn từ tiếng Ả Rập ‘ðanab al-asad’ có nghĩa là ‘đuôi của sư tử’.

Gamma Sư Tử (Algieba): là một ngôi sao đôi. Cái tên truyền thống của nó từ tiếng Ả Rập ‘Al-Jabhah’ có nghĩa là ‘trán sư tử’. Nó còn thường được biết đến với cái tên Latinh là Juba.

Algieba bao gồm một ngôi sao khổng lồ thuộc lớp tinh tú K1-IIIbCN0,5 và một bạn đồng hành mờ nhạt thuộc lớp tinh tú G7IIICN-I. Ngôi sao khổng lồ sáng hơn 180 lần Mặt Trời và có độ sáng biểu kiến trực quan 2,28. Ngôi sao lớp G7 có độ sáng trục quan 3,51, sáng hơn 50 lần mặt Trời và đường kính gấp 10 lần. Hai ngôi sao này có chu kỳ quỹ đạo 500 năm. Một hành tinh được khám phá trên quỹ đạo ngôi sao chính vào tháng 11/2009.

Hệ thống sao Gamma Sư Tử có độ sáng biểu kiến trực quan 1,98 và cách Mặt Trời khoảng 130 năm ánh sáng. Nó dễ dàng được quan sát bởi một kính thiên văn cỡ nhỏ trong điều kiện tốt và trong thành phần là ngôi sao cam đỏ và ngôi sao xanh hơi vàng.

Các ngôi sao Alpha – Zeta – Eta thường được gọi chung với cái tên Sickle.

Delta Sư Tử (Zosma): cũng là một ngôi sao có tốc độ lớn với tốc độ quay ước chứng 180km/s. Cũng giống như các ngôi sao Regulus, Denebola, Zosma có phình ở đường xích đạo và có hình dạng dẹt.

Nó là một ngôi sao trắng chuỗi chính của kiểu tinh tú A4V, cách Trái Đất khoảng 58,4 năm ánh sáng. Nó có độ sáng trực quan 2,56.

Nó cũng là một ngôi sao lớn và nóng hơn Mặt Trời. Nó có bán kính bằng 214% và độ sáng gấp 15 lần của Mặt Trời. Trong khoảng 600 triệu năm tói nó sẽ trở thành một sao đỏ khổng lồ.

Ngôi sao này được cho là một thành viên của Nhóm chuyển động Đại Hùng, một nhóm các ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Đại Hùng mà được cho có chung nguồn gốc và chuyển động trong không gian.

Tên truyền thống của ngôi sao bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là lưng sư tử.

Theta Sư Tử (Chort): là một ngôi sao trắng dãy chính. Nó thuộc lớp tinh tú A2V và có khối lượng gấp 2,5 lần Mặt Trời. Ngôi sao này có thể quan sát được bằng mắt thường. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 3,324 và cách hệ Mặt Trời khoảng 165 năm ánh sáng.

Ngôi sao này có độ tuổi khoảng 550 triệu năm, là ngôi sao trẻ hơn Mặt Trời. Nó phát ra tia hồng ngoại ra bên ngoiaf không gian. Vận tốc quay của ngôi sao được cho là tương đối cao, khoảng 23 km/s.

Ngôi sao được biết đến với những cái tên truyền thống Chort (từ tiếng Ả Rập ‘al-kharāt’ hoặc ‘al-khurt’ có nghĩa là ‘hông’), Coxa (Latinh là ‘xương sườn’), và Chertan (từ tiếng Ả Rập ‘al-kharātān’ có nghĩa là ‘2 chiếc xương sườn nhỏ’).

Kappa Sư Tử (Al Minliar): là một sao nhị phân với độ sáng biểu kiến 4,46, cách Hệ Mặt Trời khoảng 210 năm ánh sáng. Tên truyền thống của nó từ tiếng Ả Rập ‘Minkhir al-Asad’ có nghĩa là ‘họng của sư tử’. Ngôi sao này thuộc lớp tinh tú K2III.

Lambda Sư Tử (Alterf): là một ngôi sao lớp K, cách Mặt Trời khoảng 336 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 4,32. Cái tên truyền thống của nó bắt nguồn từ tiếng Ả Rập ‘aṭ-ṭarf’ có nghĩa là ‘tầm nhìn của sư tử’.

Omicron Sư Tử (Subra): là một ngôi sao đôi. Nó có khoảng cách khoảng 135 năm ánh sáng. Hai ngôi sao đều thuộc lớp tinh tú F9III (một ngôi sao khổng lồ) và A5mV (một ngôi sao chuỗi chính). Hệ thống sao này có độ sáng biểu kiến trực quan 3,53.

Eta Sư Tử (Al Jabbah): là một ngôi sao màu trắng khổng lồ thuộc lớp tinh tú A0Ib. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 3,511; cách Trái Đất khoảng 2000 năm ánh sáng. Trong khi nó xuất hiện khá mờ nếu quan sát bằng mắt thường, ngôi sao này sáng hơn Mặt Trời 5600 lần với độ sáng tuyệt đối -5,60. Nó được cho là một hệ thống sao đôi.

Zeta Sư Tử (Adhafera): là một ngôi sao khổng lồ thuộc lớp tinh tú F0III. Cái tên truyền thống của nó từ tiếng Ả Rập ‘al-ðafīrah’ có nghĩa là ‘curl’ hoặc ‘braid’. Ngôi sao này có độ sáng trực quan 3,33 và cách Hệ Mặt Trời khoảng 274 năm ánh sáng. Nó sáng hơn Mặt Trời 85 lần. Nó có một thành phần quang học, 35 Sư Tử, có độ sáng biểu kiến trực quan 5,90. 35 Sư Tử cách 325,9 giây cung từ Adhafera, trên tầm nhìn của bạn, nhưng bó chỉ cách Trái Đất 100 năm ánh sáng.

Mu Sư Tử (Ras Elased Borealis): thuộc lớp tinh tú K3. Nó có độ sáng trực quan 4,1 và cách Trái Đất khoảng 133 năm ánh sáng. Cái tên truyền thống của nó có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập ‘ra’s al-’asad aš-šamālī’ có nghĩa là ‘đầu sư tử phương bắc’.

Epsilon Sư Tử (Ras Elased Australis): là một ngôi sao sáng khổng lồ thuộc kiểu tinh tú G1II. Nó có độ sáng trực quan 2,98 và là ngôi sao sáng thứ 5 của chòm sao. Nó có độ tuổi 162 triệu năm. Ngôi sao này cách Trái Đất 274 năm ánh sáng. Cái tên truyền thống của nó, nó có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập là ‘rās al-’asad al-janūbī’ có nghĩa là ‘Đầu của sư tử phương nam’. Ngôi sao này sáng chói hơn Mặt Trời 288 lần, khối lượng gấp 4 lần, và bán kính gấp 21 lần. Nó là một ngôi sao biến quang Cepheid, với biên độ biến đổi độ sáng 0,3 trong vài ngày.

Rho Sư Tử: là một ngôi sao nhị phân. Nó có độ sáng trực quan 3,856 và cách khoảng 5000 năm ánh sáng. Ngôi sao này thuộc lớp tinh tsu B1lab, nó có thể phát triển thành ngôi sao siêu khổng lồ trong thời kỳ tiến hóa của nó. Nó có khối lượng gấp 21 lần Mặt Trời, bán kính gấp 37 lần và sáng hơn khoảng 295000 lần. Nó là một ngôi sao di chuyển với tốc độ riêng 30km/s, nhỏ hơn những ngôi sao bên cạnh. Ngôi sao chính trong dãy sao là một ngôi sao xanh siêu khổng lồ, người bạn đồng hành của nó ly giác góc 0,11 giây cung. Ngôi sao có độ sáng biểu kiến trực quan 4,8.

Iota Sư Tử: là một ngôi sao nhị phân với lớp sao F3V. Nó có độ sáng trực quan 4,00 và cách Mặt Trời khoảng 179 năm ánh sáng. Các ngôi sao thành phần của hệ thống sao này chỉ được quan sát qua một kính thiên văn.

Sigma Sư Tử: là một ngôi sao xanh-trắng thuộc lớp tinh tú B9,5Vs. Nó có độ sáng biểu kiến 4,044 và ở khoảng cách khoảng 210 năm ánh sáng.

Wolf 359: là một sao lùn đỏ thuộc lớp tinh tú M6,5Ve. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 13,54 và chỉ ở khoảng cách 7,78 năm ánh sáng. Dù có sự gần gũi đến Mặt Trời như vậy, nhưng nó chỉ được quan sát qua một kính thiên văn cỡ lớn. Nó là ngôi sao có khối lượng nhỏ nhất từng được khám phá, cũng như là một trong những ngôi sao sáng yếu nhất. Nó chỉ có mức năng lượng bằng 0,1% của Mặt Trời, khối lượng bằng 8% và bán kính bằng 16%. Độ tuổi của ngôi sao này khoảng 1 tỷ năm và là ngôi sao có chuyển động thực tương đối cao.

Ngôi sao này được phân vào lớp sao lửa, với sự tang đột biến trong độ sáng trong một vài phút và nó được cho là kết quả của hoạt động trên bề mặt. Tia sáng của ngôi sao phát ra tia X quang và tia Gamma mạnh mẽ.

Nó là một trong những ngôi sao gần Mặt Trời nhất . Chỉ có ngôi sao Alpha Bán Nhân Mã và Barnard gần hơn. Bở vì sự gần gũi của nó đối với Trái Đất, nguôi sao thường được đặt trong việc tưởng tượng.

Gliese 436: là một sao lùn tương đối gần với Mặt Trời. Nó có độ sáng trực quan 10,67 và khoảng cách 33,1 năm ánh sáng. Nó thuộc lớp tinh tú M2,5V. Một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời, Gliese 436b được khám phá vào năm 2004, và một hành tinh khác UCF-1,01,được phát hiện vào năm 2012.

CW Leonis (IRC + 10216): là một ngôi sao cacbon được nhúng trong bụi dày. Nó cách Mặt Trời khoảng 390 đến 490 năm ánh sáng. Ngôi sao được phát hiện vào năm 1969 bởi nhà thiên văn học Mỹ Eric Brecklin. Ngôi sao này đang ở trong giai đoạn muộn trong sự tiến hóa củ nó, nó đang dần dần mất đi khối lượng để trở thành một ngôi sao nhỏ. Bao quanh thể khí, giàu cacbon. Sau 6900 năm tuổi nữa ngôi sao sẽ mất đi khối lượng khổng lồ của nó. Sự biến đổi của độ sáng của ngôi sao có chu kỳ 649 ngày.

R Sư Tử: là một ngôi sao khổng lồ đỏ thuộc kiểu M8IIIe. Nó có độ sáng trực quan biến đổi từ 4,4 đến 11,3 với chu kỳ 312 năm và là một ngôi sao biến quang kiểu Mira. Sao biến quang Mira là một ngôi sao biến quang có sự tiến hóa chậm, màu rất đỏ, và có chu kỳ biến đổi dài hơn 100 ngày. Chúng dần dần mở rộng ra bên ngoài tạo thành tinh vân và dần trở thành ngôi sao nhỏ trong vài triệu năm tới. Ngôi sao này cách Hệ mặt Trời khoảng 370 năm ánh sáng. Khi nó sáng nhất, nó có thể nhìn thấy mà không cần dùng đến ống nhòm và khi nó mờ nhất, nó chỉ có thể quan sát thông qua kính thiên văn 7cm. ngôi sao này có bán kính gấp 320-350 lần Mặt Trời.

Những đối tượng sâu thẳm trên bầu trời

M65 (NGC 3623): là một thiên hà xoắn ốc trung bình. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 10,25 và ở khoảng cách khoảng 35 triệu năm ánh sáng.Thiên hà này được khám phá bởi Charles Messier năm 1780. Nó cùng với M66, NGC 3628 trong chòm sao Sư Tử thuộc nhóm 3 thiên hà Sư Tử. Thiên hà này không chứa nhiều bụi và khí và cũng không có nhiều ngôi sao xuất hiện trong nó. Hầu hết các ngôi sao trong thiên hà này là già. Đĩa M625b có phần nào bị vênh, cùng với hoạt đông hình thành sao gần đây chứng tỏ nó có sự tương tác với thiên hà khác.

M66 (NGC 3627): là một thiên hà xoắn ốc trung bình được khám phá bởi Charles Messier năm 1780. Thiên hà này có độ sáng trực quan 8,9 và ở khoảng cách khoảng 36 triệu năm ánh sáng. M66 có chu vi khoảng 95000 năm ánh sáng và có những nhành và những ngôi sao khá sáng. M66 là một phần của Tam giác Sư Tử cùng với M65 và NGC 3628. M66 và NGC 3628 được cho là đã va chạm vào nhau trước đây, và sự tương tác này cho kết quả là nó có khối lượng vô cùng lớn ở vùng trung tâm.

M95 (NGC 3351): là một thiên hà xoắn ốc sọc. Nó có độ sáng trực quan 11,4 và ở khoảng cách khoảng 38 triệu năm ánh sáng. Vùng trung tâm của M95 có một chiếc vòng bao quanh với đường kính trải dài khoảng 2000 năm ánh sáng. Thiên hà này được khám phá bởi nhà thiên văn học người Pháp Pierre Méchain vào năm 1781 và Charles Messier đã gộp nó vào trong danh sách của ông. M95 thuộc nhóm thiên hà M96 gồm M96 và M105 và 9 thiên hà khác nhỏ hơn. Một sao mới được khám phá trong M95 vào năm 2012.

M96 (NGC 3368): là một thiên hà xoắn ốc trung bình. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 10,1 và ở khoảng cách khoảng 31 triệu năm ánh sáng. Đây là thiên hà sáng nhất trong nhóm M96. Thiên hà này được khám phá bởi Pierre Méchain ngày 20/3/1781 và được Messier đưa vào danh sanh của ông sau đó. Thiên hà này được bao gồm 2 đường xoắn ốc sọc với sự phồng lên các bên với tâm nhỏ. Tia tử ngoại phát ra từ tâm thiên hà cho biết nó có một lỗ đen tại lõi của nó.

M105 (NGC 3379): là một thiên hà elip có độ sáng trực quan 10,2 và cách khoảng 32 triệu năm ánh sáng. Thiên hà này được biết có một lỗ đen ở trung tâm. Nó được khám phá bởi Pierre Méchain vào tháng 3/1781 ngay sau khi ông quan sát M95 và M96.

NGC 3628: là một thiên hà xoắn ốc rỡ then cách hệ Mặt Trời khoảng 35 triệu năm ánh sáng. Nó được khám phá bởi William Herschel vào năm 1784. Thiên hà này đáng chú ý với một dải dài ở đuôi với chiều dài khoảng 300000 năm ánh sáng và một phần mở rộng, mờ gồm bụi dọc theo mép ngoài của đường xoắn ốc. Cùng với M65 và M66, NGC 3628 được cho là Nhòm thiên hà Tam Giác Sư Tử.

Vòng Sư Tử: là một đám mây phân tử khổng lồ của hydrogen và helium tìm thấy bên trong quỹ đạo 2 thiên hà. Đám mây này được khám phá năm 1983.

NGC 3607: là một thiên hà xoắn ốc có độ sáng trực quan 10,8 và là một thành viên của nhóm Sư Tử II.

NGC 3593: là một thiên hà xoắn ốc có độ sáng biểu kiến trực quan 12,6.

NGC 3384: là một thiên hà elip, cách khoảng 35,1 năm ánh sáng. Nó được khám phá bởi William Herschel vào năm 1784. Những ngôi sao tại vùng tâm thiên hà rất già. Hơn 80% số ngôi sao có độ tuổi hàng tỷ năm. Thiên hà này thuộc Nhóm M96.

NGC 3842: là một thiên hà elip, trong nó có một lỗ đen khá lớn. Lỗ đen này ở tâm thiên hà và có khối lượng của 9,7 tỷ lần khối lượng Mặt Trời. Thiên hà này có độ sáng biểu kiến 12,8 và cách Trái Đất khoảng 331 triệu năm ánh sáng.

NGC 3596: là một thiên hà xoắn ốc trung bình có độ sáng trực quan 12,0. Nó được khám phá bởi William Herschel vào năm 1784. Nó được tìm thấy ngay dưới ngôi sao sáng Theta Sư Tử.

NGC 2903: là một thiên hà xoắn ốc sọc có đọ sáng trực quan 9,7 và cách Mặt Trời khoảng 30,6 triệu năm ánh sáng. Thiên hà này được khám phá bởi William Herschel vào năm 1784.

NGC 3626: là một thiên hà xoắn ốc kín có độ sáng trực quan 10,6/10,9. Thiên hà này nằm gần ngôi sao sao Delta Sư Tử. Nó có khoảng cách khoảng 70 triệu năm ánh sáng. Thiên hà này thuộc nhóm NGC 3607 (Nhóm Sư Tử II).

NGC 3357: là một thiên hà elip. Nó được khám phá bởi nhà thiên văn học người Đức Albert Marth vào 5/4/1864.