Răng giả tháo lắp rớt vô bụng có sao không? – Nha Khoa Đông Nam®

Câu hỏi: “Chào bác sĩ, không may một chiếc răng giả tháo lắp rớt vô bụng lúc tôi ăn uống. Bác sĩ cho tôi hỏi như vậy có sao không và cách chữa trị như thế nào? Tôi lo lắng quá, mong bác sĩ giải đáp giúp. Xin cảm ơn bác sĩ.” – Ngô Kiệt (48 tuổi, quận 10, TPHCM).

Răng Giả Tháo Lắp Rớt Vô Bụng Có Sao Không?

NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI:

Chào anh Kiệt, rất cảm ơn anh đã tin tưởng khi gửi câu hỏi về Nha khoa Đông Nam. Với thắc mắc của anh, nha khoa xin được giải đáp chi tiết như sau:

Những tai nạn do răng giả rớt vô đường hô hấp, tiêu hoá… không còn là những trường hợp hy hữu mà đã khá phổ biến trong các ca cấp cứu dị vật đường thở. Răng giả thường rơi vào một trong hai bộ phận là khí quản hoặc thực quản.

Trường hợp răng rơi vào khí quản sẽ khiến nạn nhân bị khó thở, suy hô hấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể tử vong do suy hô hấp cấp. Còn nếu bị rơi vào thực quản có thể làm rách thực quản, dạ dày, gây chảy máu bộ phận tiêu hóa. Có trường hợp bị tử vong do răng giả làm chảy máu lòng thực quản.

Kỹ thuật làm hàm giả tháo lắp hiện đã phát triển không ngừng, hạn chế tối đa những rủi ro về chất liệu cho người sử dụng. Tuy nhiên, đeo răng giả tháo lắp không phải lúc nào cũng an toàn tuyệt đối do nhiều nguyên nhân.

– Ăn nhai các loại thực phẩm dẻo, độ bám dính cao. Trong khi đây là những loại thức ăn cần hạn chế.

– Khi vệ sinh răng miệng hay trước khi ngủ không tháo răng giả ra khỏi miệng, khiến răng giả tuột khỏi hàm chui vào thực quản.

đeo hàm giả tháo lắp
Do sự chủ quan của bệnh nhân

– Độ bền của răng giả tháo lắp không cao, sau một thời gian ăn nhai nền hàm sẽ bị nong rộng gây lệch lạc trong khi ăn do tiêu xương hàm làm nướu teo lại. Bệnh nhân không đến gặp bác sĩ để lấy dấu răng làm một hàm tháo lắp mới mà vẫn tiếp tục sử dụng hàm răng giả đã bị nong rộng khiến cho hàm dễ bị rơi ra và nuốt phải trong lúc ăn.

răng tháo lắp
Sau một thời gian ăn nhai nền hàm sẽ bị nong rộng gây lệch lạc trong khi ăn

– Nguyên nhân cuối cùng là do sự bất cẩn của các phòng khám nha khoa khiến chất lượng của hàm răng giả nhiều khi không đảm bảo như hàm giả to hơn hàm thật của bệnh nhân, hoặc ngược lại nên răng giả không bám chặt được vào hàm khi đeo.

Nếu đã lỡ nuốt phải răng giả, anh nên lập tức đến các bệnh viện gần đó để được nội soi lấy dị vật ra càng sớm càng tốt khi chưa quá thời gian 6 tiếng. Còn nếu quá thời gian này thì nhiều khả năng răng giả đã đi xuống ruột, lúc này sẽ có phương pháp khác như X-quang bụng để xác định vị trí của dị vật và có thể phải phẫu thuật để xử lý.

bác sĩ thăm khám
Đến bệnh viện kiểm tra khi lỡ nuốt răng giả

Để phòng ngừa việc nuốt phải răng giả trong quá trình sinh hoạt, người bệnh nên chọn lựa những giải pháp trồng răng cố định vào hàm như: trồng răng Implant hay cầu răng sứ để tránh những trường hợp răng giả bị nong rộng và rơi ra trong lúc ăn uống. Trong đó, cấy ghép Implant là phương pháp tối ưu nhất, đảm bảo ăn nhai chắc chắn và có thể sử dụng vĩnh viễn.

trồng răng implant
Trồng răng Implant cố định để ngăn chặn tình trạng nuốt răng giả

Trường hợp bệnh nhân không đủ kinh phí để trồng răng giả cố định Implant, phải lựa chọn lắp răng giả bằng hàm tháo lắp thì cần chú ý hơn trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng và lúc ngủ. Ngoài ra, nên lựa chọn nha khoa làm hàm giả tháo lắp uy tín để được thăm khám và thực hiện phục hình răng một cách chắc chắn.

Anh nên tranh thủ đến bệnh viện để được chữa trị sớm, tránh gây nguy hiểm cho tính mạng. Nếu còn thắc mắc nào khác, anh có thể liên hệ trực tiếp số Hotline 1900 7141 để được giải đáp nhanh chóng.

Xem thêm:

  • Các loại răng giả tháo lắp
  • Cách vệ sinh răng giả tháo lắp