10 thông tin cần biết về Pháp Luân Công: Tốt hay xấu? Có bị cấm không?

Nhiều người muốn biết Pháp Luân Công là gì, tốt xấu thế nào, có bị cấm không, cách tập luyện ra sao… Bài viết sẽ cung cấp bức tranh tổng quan và chi tiết, giúp bạn đọc có thể tự đánh giá.

Pháp Luân Công là gì?

Ngày 13/5/1992, Pháp Luân Công lần đầu được ông Lý Hồng Chí giới thiệu dưới hình thức khí công tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Cùng năm đó, Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng đã công nhận toàn diện các bài công pháp, pháp lý, và hiệu quả của Pháp Luân Công. Hiệp hội này công nhận Pháp Luân Công là một trong những môn khí công trực thuộc Hiệp hội, đồng thời còn ủng hộ và hỗ trợ việc quảng bá Pháp Luân Đại Pháp.

Từ ngày 13/5/1992 đến ngày 21/12/1994, do Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công địa phương mời tham dự khắp Trung Quốc, ông Lý Hồng Chí đã tổ chức 56 khóa học về các nguyên lý và dạy các bài công pháp. Mỗi khóa học kéo dài khoảng mười ngày, và hàng chục ngàn học viên đã tham dự.

Dưới đây là phần giới thiệu về Pháp Luân Công trên trang Minh Huệ:

Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công tu luyện cổ truyền theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Pháp Luân Đại Pháp gồm 5 bộ công pháp nhẹ nhàng, đẹp mắt, trong đó có một bài tĩnh công toạ thiền.

Cốt lõi của tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nằm ở việc đề cao tâm tính chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong đời sống hàng ngày. Đây cũng là điều cốt yếu giúp người học nâng cao tiêu chuẩn đạo đức, đạt được nội tâm an hoà và cải thiện sức khoẻ.

Pháp Luân Đại Pháp được đón nhận tại trên 100 quốc gia ở 5 châu lục với hơn 100 triệu người theo học.

Video: 6 phút để biết Pháp Luân Công là gì?

Các tuyên bố và giải thưởng của Trung Quốc dành cho Pháp Luân Công

  • Tháng 9/1992, Pháp Luân Công được xác định là một trường phái khí công, trực thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, và được phép truyền trên phạm vi cả nước.
  • Từ ngày 12 đến ngày 21/12/1992, Pháp Luân Công tham gia Hội chợ Sức khỏe Đông phương năm 1992 tại Bắc Kinh. Tại hội chợ, hiệu quả chữa bệnh thần kỳ của Pháp Luân Đại Pháp đã thu hút sự chú ý của mọi người. Ông Lý Hồng Chí trở thành người được trao nhiều giải thưởng nhất tại hội chợ.
  • Ngày 30/7/1993, với sự chấp thuận của Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công Trung Quốc được thành lập.
  • Vào ngày 31/8/1993, Tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm”, Bộ Công an, viết thư tri ân gửi Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc để cảm ơn ông Lý Hồng Chí đã trị bệnh miễn phí cho những người được trao giải trong Hội nghị Quốc gia lần thứ ba về “Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm”.
  • Ngày 21/9/1993, tờ Công an Nhân dân Nhật báo do Bộ Công an Trung Quốc xuất bản đã đăng một bài báo có tiêu đề “Pháp Luân Công trị bệnh miễn phí cho các cán bộ tiêu biểu của Tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm”. Bài báo nói rằng tất cả các cán bộ tiêu biểu, đều do Bộ Công an bình chọn, “đã thấy khỏe lên rất nhiều sau khi được ông Lý Hồng Chí chữa bệnh”.
  • Ngày 27/12/1993, ông Lý Hồng Chí đã nhận được bằng khen của Tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm”, thuộc Bộ Công an Trung Quốc.
  • Ngày 14 và 15/5/1994, ông Lý Hồng Chí đã thực hiện hai bài giảng tại thính phòng của Đại học Công an Nhân dân ở Bắc Kinh. Đơn vị tài trợ sự kiện này là Tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm” của Trung Quốc.
  • Ngày 3/8/1994, Chính quyền thành phố Houston của Hoa Kỳ đã ban hành tuyên bố vinh danh ông Lý Hồng Chí là “Công dân danh dự của Houston” và là “Đại sứ Thiện chí”.

Xem chi tiết: Pháp Luân Công là gì?

Nhìn từ bề ngoài, những người tập luyện Pháp Luân Công không khác biệt với mọi người nhưng ở mức độ vi mô hơn, năng lượng họ mang theo có thể ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn. (Ảnh: Falundafa)

Tập Pháp Luân Đại Pháp có tác dụng gì?

Trên thế giới hiện nay có hơn 100 triệu người đang tập luyện Pháp Luân Công. Vậy môn tập có tác dụng gì?

Nhiều người đã đạt được những cải biến lớn trong cuộc đời nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Đó là lý do vì sao pháp môn này lại phát triển nhanh và phổ biến đến vậy.

Tác dụng tốt đối với sức khỏe

1. Điều tra tại Trung Quốc

Năm 1998, các nhà nghiên cứu y khoa đã tiến hành một cuộc điều tra trên diện rộng đối với số lượng lớn học viên Pháp Luân Công. Qua 5 lần điều tra, thu thập, phân loại từ thời gian tập luyện, độ tuổi, giới tính, loại bệnh, mức độ bệnh… Kết quả, đều cho tỷ lệ khỏi bệnh rất cao sau khi tập luyện.

  • Chi tiết từ trang Minh Huệ Net: Pháp Luân Công và những lợi ích sức khỏe

2. Điều tra tại Đài Loan

Tiến sĩ Hồ Ngọc Huệ thuộc Khoa Kinh tế tại Đại học Quốc gia Đài Loan đã nghiên cứu về tập luyện khí công. Bản báo cáo nhấn mạnh rằng sau khi tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, 72% số người sử dụng thẻ y tế của họ một lần trong một năm, giảm gần 50% trong quá khứ.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy Pháp Luân Công giúp người tập từ bỏ những thói quen không lành mạnh. Cụ thể: 81% người được hỏi đã bỏ hút thuốc lá, 77% bỏ rượu chè, 85% bỏ cờ bạc, và 85% hoàn toàn ngưng thói quen nhai trầu.

  • Chi tiết tại đây: Tác dụng đối với sức khỏe của Pháp Luân Công: Kết quả nghiên cứu

Tác dụng với tinh thần con người và xã hội

Khác với những hệ thống khí công thông thường chỉ rèn luyện thân thể, Pháp Luân Công hướng người tập nâng cao, tu dưỡng đạo đức trong đời sống hàng ngày.

Ông Trọng Duy Quang, học giả người Trung Quốc sống ở Đức, đã nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp nhiều năm. Ông nói: “Chân – Thiện – Nhẫn là giá trị cốt lõi mà các học viên Pháp Luân Công học theo. Nó không đơn giản là khẩu hiệu cửa miệng. Những hoạt động của họ luôn là tình nguyện. Họ dùng tiền riêng của mình như là một phần của mọi hoạt động họ tham gia. Tôi nhìn thấy bạn bè tôi thay đổi, họ trở nên trong sáng, ôn hòa và vị tha hơn. Chân – Thiện – Nhẫn là lẽ sống, là cuộc sống thật sự của các học viên.”

“Các học viên không tham gia chính trị hay đấu tranh vì lợi ích cá nhân. Vì thế họ không bị ảnh hưởng bởi chính trị hay tiền bạc. Đây là sức mạnh của tín ngưỡng và tinh thần. Các học viên phải nói thật và sống thật. Đó chính là bản chất của họ. Thiện và Nhẫn là hoàn toàn đối lập với bạo lực. Sự tồn tại của Thiện và Nhẫn làm tiêu tan những lời dối trá và vu khống. Nó giúp cho đạo đức con người thăng hoa trở lại, quay lại với những giá trị văn hóa truyền thống. Góp phần giúp toàn xã hội hưng thịnh trở lại.”

  • Xem thêm: Khỏi bệnh thần kỳ nhờ tu luyện Pháp Luân Công: Tiết lộ từ nghiên cứu khoa học

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang bài tập bào công pháp thứ 5 ở Công viên Trung tâm New York vào ngày 10/5/ 2014. (Dai Bing / Epoch Times)

Pháp Luân Công là tốt hay xấu?

Pháp Luân Công hướng trọng tâm vào tu tâm tính, người tập cần chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn trong mọi hoàn cảnh. Ví như:

  • Không nói dối, nghĩ xấu, nói sai, nói bất thiện
  • Luôn tìm lỗi sai từ mình, biết nghĩ cho người khác đạt đến tâm thuần tịnh, từ bi
  • Nhẫn được coi là chìa khóa tu tâm, nó có bất công họ vẫn nhẫn nhưng không ủy khuất…

Đây cũng là Pháp môn thuận tiện nhất, tốt nhất cho tâm tính và sức khỏe, hoàn toàn nên tập.

Ngày càng có nhiều người dân Việt Nam thực hành Pháp Luân Công và nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe, tinh thần cho bản thân, gia đình. Hầu hết tại các tỉnh, thành ở cả ba miền đều có người học Pháp Luân Công.

Việc học và thực hành Pháp Luân Công tại Việt Nam được bảo hộ bởi Hiến pháp và Công ước Quốc tế. Các hoạt động giới thiệu, tài liệu giới thiệu, chia sẻ về môn tập cũng như các điểm luyện công của Pháp Luân Công đều tuân thủ pháp luật Việt Nam.

  • Xem thêm: Pháp Luân Công tốt hay xấu? Có nên tập không?

Các học viên Pháp Luân Công đang luyện bài công pháp số 5. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang luyện bài công pháp số 5. (Ảnh: Falundafa)

Pháp Luân Công có phải là tà đạo?

Cũng có nhiều người chưa rõ Pháp Luân Công tốt hay xấu, có phải mê tín không?

Từ xưa tới nay, phán xét một đạo tu hành có phải là chính đạo hay không không phải dựa vào những phán quyết mang tính chất chính trị. Đạo tu hành chân chính chỉ xét nhân tâm.

Chính đạo là đạo khuyên dạy, hướng con người làm điều tốt, nhân tâm hướng thiện, tin vào nhân quả báo ứng để ước thúc hành vi của bản thân; hướng con người quay về giá trị truyền thống; buông bỏ danh – lợi – tình.

Mọi hoạt động của giáo phái chính đạo đều dựa trên cơ sở tự nguyện; không thúc ép, lôi kéo ai; không thu tiền; coi trọng sinh mệnh… Đạo nào làm ngược lại với những điều này thì là tà giáo.

Các bài giảng của môn Pháp Luân Công hướng con người hành xử theo Chân – Thiện – Nhẫn; tin vào sự tồn tại của Thần Phật; Thiện hữu Thiện báo, Ác hữu ác báo… Pháp Luân Công có đầy đủ những yếu tố của một chính đạo chân chính.

Pháp Luân Đại Pháp có đầy đủ yếu tố của một chính đạo chân chính.

Vì sao chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công?

Không ít người đã đặt ra câu hỏi “Tại sao ĐCSTQ lại bức hại Pháp Luân Công?” Rốt cuộc Pháp Luân Đại Pháp có gì nguy hại mà khiến ĐCSTQ lo sợ đến vậy? Dưới đây là những nguyên nhân chính được các nhà phân tích nêu ra:

1. ĐCSTQ sợ bất kỳ nhóm lớn độc lập nào

Càng trở nên phổ biến, Pháp Luân Công lại càng gặp phải nhiều cản trở và can nhiễu từ phía ĐCSTQ, vốn luôn lo sợ bất kỳ nhóm lớn độc lập nào sẽ làm suy yếu quyền lực của mình. Tính đến năm 1998, Pháp Luân Đại Pháp là tập thể quần chúng lớn nhất với khoảng 70~100 triệu người luyện tập hàng ngày (xấp xỉ 1/10 dân số Trung Quốc).

2. Sự đố kỵ của cá nhân Giang Trạch Dân

Sự phản đối của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công là hết sức cá nhân, xuất phát từ sự đố kỵ với sự phổ biến của môn tu luyện này. Ngay từ năm 1993, Giang đã thấy sự ủng hộ tích cực của dân chúng (kể cả các quan chức từ địa phương đến Trung ương ĐCSTQ) khi hết lời ca ngợi ông Lý Hồng Chí và Pháp Luân Đại Pháp.

Việc Trung Quốc có 70~100 triệu người tập Pháp Luân Công (lớn hơn cả số Đảng viên ĐCSTQ bấy giờ, khoảng 60~65 triệu), thậm chí có đến 30% số Đảng viên cũng theo tập đã khiến Giang sinh lòng ghen tỵ và lo sợ.

Bằng cách tạo ra một chiến dịch chống Pháp Luân Công trên toàn quốc, tương tự như Đại Cách mạng Văn hóa, Giang muốn đạt được hai mục đích là củng cố quyền lực và tiêu diệt Pháp Luân Đại Pháp. Theo cách nói của một nhà nghiên cứu nhân quyền, Giang muốn “thể hiện khả năng bắt Đảng phải phục tùng ý chí của mình.”

3. Sự khác biệt về ý thức hệ

Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, niềm tin vào Phật, Đạo, Thần và luật “nhân quả báo ứng” của Pháp Luân Đại Pháp vốn dĩ rất phù hợp với các giá trị đạo đức, giàu tính tâm linh, bắt nguồn từ Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo trong văn hóa truyền thống của Trung Hoa khi con người biết kính Trời và sống thuận theo tự nhiên.

Tuy nhiên, tất cả những điều này lại không có điểm chung nào với học thuyết “đấu tranh” đầy bạo lực, hận thù và “vô thần luận” (cho rằng “nhân định thắng thiên”) của ĐCSTQ. Đại Cách Mạng Văn hóa những năm 70 của thế kỷ trước là một minh chứng cho điều đó.

4. Bản chất của ĐCSTQ

Thực tế, nếu dõi theo dòng lịch sử của ĐCSTQ từ khi lên nắm quyền, thì Pháp Luân Công không phải là nhóm nạn nhân đầu tiên. Thế giới ngày nay đã không còn xa lạ với các cuộc vận động đẫm máu mang đậm dấu ấn của ĐCSTQ như: Tam Phản, Ngũ Phản, Cải cách Ruộng đất, Đại Nhảy vọt (những năm 1950~1960), Cách mạng Văn hóa (những năm 1970), thảm sát học sinh, sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn (ngày 4/6/1989)… tổng cộng trong lịch sử đã giết hại gần 80 triệu người Trung Quốc.

Có thể thấy, từ những năm 1950, với bản tính hận vô cớ, hầu như cứ mỗi một thập kỷ trôi qua, ĐCSTQ lại tiến hành một chiến dịch bạo lực nhắm vào số đông người nào đó, bằng cách ngụy tạo chứng cứ nhằm bôi nhọ thanh danh, gán nhãn cho họ là “kẻ thù giai cấp”, rồi dùng bộ máy tuyên truyền độc tài làm công cụ vận động quần chúng “đấu tranh” tiêu diệt họ.

Những chiến dịch này đã trở thành phương thức quen thuộc để duy trì và củng cố quyền lực cho ĐCSTQ. Cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999 cũng chính là một trong số những chiến dịch bức hại đẫm máu nhất của ĐCSTQ.

  • Xem chi tiết: Vì sao ĐCSTQ muốn che giấu cuộc đàn áp PLC (P2): Âm mưu, thủ đoạn và tội ác
  • Tham khảo trên Tri thức Việt Nam: Vì sao 70 triệu người Trung Quốc tập Pháp Luân Công vào thập niên 1990

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tham gia cuộc diễu hành tưởng niệm 22 năm ngày bắt đầu cuộc đàn áp của chế độ Trung Quốc, tại Washington vào ngày 16/7/ 2021. (Samira Bouaou / the Epoch Times)

Pháp Luân Công ở Đài Loan, Trung Quốc và trên thế giới

Pháp Luân Công được giới thiệu ở Đài Loan vào tháng 4/1995 và được người dân nơi đây chào đón nồng nhiệt. Số lượng học viên Pháp Luân Đại Pháp tại quốc đảo này đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc.

Tại quốc đảo này ước tính có khoảng hơn 1 triệu người theo tập. Tại đây có khoảng 1.000 điểm luyện công tại 300 thị trấn, thị xã, thành phố. Ngoài ra, một số điểm luyện công nằm trên các vùng hải đảo như Mã Tổ, Bành Môn, Kim Môn.

Cựu Tổng thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu từng phát biểu rằng nguyên tắc đạo đức trong bài giảng Pháp Luân Công đã “giúp hàng triệu người khỏe mạnh và nâng cao đạo đức”.

Hiện nay, Pháp Luân Đại Pháp được phổ truyền tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các cuốn sách được dịch ra 40 ngôn ngữ và truyền rộng khắp thế giới. Pháp Luân Công đã giành được hơn 3.500 giải thưởng và bằng khen từ chính phủ các nước.

  • Chi tiết trên trang Nguyện Ước: Pháp Luân Công ở Đài Loan, Trung Quốc và trên thế giới

Các học viên Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) ngồi thiền trên Đồi Capitol ở Washington, ngày 20/6/2018. (Samira Bouaou / The Epoch Times) Các học viên Pháp Luân Đại Pháp ngồi thiền trên Đồi Capitol ở Washington, ngày 20/6/2018. (Samira Bouaou / The Epoch Times)

Pháp Luân Công có bị cấm ở Việt Nam không?

Tại Việt Nam, môn pháp này được một số du học sinh luyện tập từ những năm 2000. Nhờ những giáo lý dạy con người làm điều tốt, hướng thiện, phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng người Việt.

Hơn nữa, nhờ hiệu quả chuyển biến sức khỏe một cách diệu kỳ nên môn pháp này nhanh chóng lan rộng tại Việt Nam. Sau hơn 20 năm phát triển theo hình thức người truyền người, tâm truyền tâm, đến nay, khắp các tỉnh thành trên cả nước đều có nhiều người tập luyện…

Điều 2 – Hiến pháp Việt Nam 2013 ghi nhận: “Việt Nam là nhà nước pháp quyền, do dân và vì dân”.

Theo nguyên tắc tối thượng của nhà nước pháp quyền thì “người dân được làm những gì pháp luật không cấm; và cán bộ thừa hành pháp luật chỉ làm những gì luật cho phép”.

Dựa theo nguyên tắc nêu trên, có thể thấy rằng không có một văn bản quy phạm pháp luật nào của Việt Nam cấm tập luyện; giới thiệu; thảo luận về Pháp Luân Công. Việc tập luyện Pháp Luân Công tại Việt Nam; chia sẻ hay giới thiệu môn tập cho người dân khác là hoàn toàn hợp pháp.

  • Chi tiết: Pháp Luân Công tại Việt Nam: Có bị cấm không? Những điều cần làm rõ

5 bài tập Pháp Luân Công

5 bài tập Pháp Luân Đại Pháp đã được người dân tập thường xuyên ở các công viên, sân trường đại học và các địa điểm công cộng vào các buổi sáng sớm và chiều tối. Hiện nay, 5 bài tập này được người dân ở nhiều nước trên thế giới tập luyện hàng ngày.

Năm bộ công pháp của Pháp Luân Đại Pháp có tác dụng đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết giúp người học luôn cảm thấy thân thể khỏe mạnh, nhẹ nhàng và thư thái.

  • Xem thêm 5 bài tập Pháp Luân Công

Các học viên biểu diễn các bài công pháp tại một sự kiện kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 1/5/2021. (Sun Hsiang-yi / The Epoch Times)

9 bài giảng Pháp Luân Công

Năm 1994, cuốn sách chính của Pháp Luân Công là cuốn “Chuyển Pháp Luân” của Sư phụ Lý được xuất bản. Nội dung của cuốn sách được Sư phụ Lý biên soạn từ các khóa giảng trước đây của mình và sắp xếp lại một cách hệ thống thành 9 bài giảng. Đây là cuốn sách chính hướng dẫn người học Pháp Luân Công trong suốt quá trình thực hành trong cuộc sống.

Các bài giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân là nội dung chính của Pháp Luân Đại Pháp và có tính hệ thống chỉ đạo tu luyện.

9 bài giảng Pháp Luân Công được biên soạn theo ba hình thức gồm: sách Chuyển Pháp Luân; 9 bài giảng audio; và video trên website chính thức của Pháp Luân Công. Người học có thể chọn hình thức phù hợp với bản thân như: tự đọc online hoặc tải về (download) sách Chuyển Pháp Luân bản pdf; nghe 9 bài giảng Pháp Luân Công (mp3); hay xem trực tuyến video. Tất cả những tư liệu này đều hoàn toàn miễn phí.

  • Chi tiết: 9 bài giảng Pháp Luân Công: Nội dung và cách học hàng ngày

Một học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi tham gia một cuộc diễu hành ở Flushing, New York, vào ngày 18/4/2021, để kỷ niệm 22 năm ngày kêu gọi hòa bình 25/4 của 10.000 học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh. (Samira Bouaou / Đại Kỷ Nguyên)

Tập Pháp Luân Công có giúp ích trong thời dịch Covid?

Nhiều người có chung nhận thức là tập khí công sẽ tốt cho sức khỏe và có thể trị bệnh. Vậy cơ sở khoa học nào cho việc khí công có thể trị bệnh? Liệu Pháp Luân Đại Pháp có giúp gì cho chúng ta trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19?

Dưới đây là các bài viết chi tiết trả lời cho câu hỏi trên:

  • Luyện khí công có giúp ích trong thời dịch bệnh Covid-19 không?
  • Chuyện vượt Covid-19 ‘xứ người’: Sự lạc quan của cặp vợ chồng 80 tuổi và bài tập thở của vị giáo sư gốc Việt
  • Cơ thể người luyện Pháp Luân Công có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại
  • Kết quả nghiên cứu về niệm 9 chữ chân ngôn của Pháp Luân Đại Pháp
  • ‘Tôi đã bình an vượt qua COVID-19 nhờ 9 chữ này’

Video: Truyền hình Hàn Quốc hướng dẫn tập Pháp Luân Công để phòng chống dịch bệnh

Vẻ đẹp Chân – Thiện – Nhẫn là gì?

Chân – Thiện – Nhẫn là những giá trị cốt lõi của Pháp Luân Công. Sau một thời gian tập luyện, nhiều học viên đã chia sẻ những trải nghiệm của họ. Nhiều người từng bị bệnh tật đầy thân nhưng họ đã trở nên khỏe mạnh hoàn toàn nhờ tu luyện. Họ cũng có những trải nghiệm đề cao tâm tính, trở thành người tốt hơn nữa.

Bạn có thể xem thêm chia sẻ trải nghiệm của những người tập Pháp Luân Đại Pháp qua các câu chuyện dưới đây:

  • Giáo sư, Tiến sỹ, nhà khoa học nói gì về Pháp Luân Công?
  • PGS.TS Khoa học Giáo dục: Chân-Thiện-Nhẫn là cách giáo dục tốt nhất
  • Cặp đôi nghệ sĩ tài năng: vinh dự vĩnh hằng của tôi khi tin vào Chân-Thiện-Nhẫn (Phần 2)
  • Chuyên gia môi trường Liên Hợp Quốc: Phòng dịch bệnh tốt nhất là tăng cường sức đề kháng
  • Lòng vị tha của một phụ nữ đã biến đổi cuộc sống hôn nhân trở nên tốt đẹp
  • Giám đốc quản trị tài năng: Thành công phải đi kèm với sự tử tế
  • Nữ tiến sĩ luật: Chiến thắng bệnh tật, sự nghiệp thăng hoa