Những thương hiệu bị lầm tưởng của người Mỹ – VnExpress Kinh doanh

Nước Pháp có bánh mì cây, nước Nhật có sushi, và nước Mỹ sự đóng góp riêng độc đáo của nó vào thế giới. Nhưng những sản phẩm này không phải luôn luôn nhưng chúng ta vẫn tưởng.

Một vài sản phẩm, công ty và ranh giới ngành tưởng như là thuộc về nước Mỹ như những chiếc xúc xích kẹp và bánh táo trong thực tế lại được sở hữu bởi các công ty ở châu Âu, châu Á hay một nơi nào đó. Chúng đều có gốc rễ ở nước Mỹ, và chúng đều là biểu tượng của sự tài tình của nước Mỹ, nhưng chúng được sở hữu bởi nhiều công ty trên toàn thế giới.

Sau đây là danh sách của những thương hiệu, công ty và ngành được nước ngoài sở hữu mà người tiêu dùng ngay cả người Mỹ lầm tưởng là của nước Mỹ.

7eleven-1353666195_500x0.jpg

Những thương hiệu có gốc rễ ở nước Mỹ, và chúng đều là biểu tượng của sự tài tình của nước Mỹ, nhưng chúng được sở hữu bởi nhiều công ty trên toàn thế giới. Ảnh minh họa.

Budweiser. Sẽ khó để tưởng tượng ra một loại bia nào mà người Mỹ yêu thích hơn Budweiser. Bud Light và Budweiser là loại bia bán chạy số 1 và số 3 ở Mỹ, và vào tháng 9 hàng năm, nhà sản xuất bia Bud sẽ tài trợ cho ngày hội “Budweiser sản xuất tại Mỹ” tại Philadelphia, với sự tham gia của ca sĩ nhạc rap Jay-Z.

Budweiser được sở hữu bởi Anheuser-Busch InBev N.V, một công ty liên doanh của Bỉ và Brazil với trụ sở ở Leuven, Bỉ. Hoạt động của nó ở Mỹ bao gồm việc quản lý 12 nhà sản xuất bia cộng với những nông trại hoa bia, và các nhà máy mạch nha, các cánh đồng lúa mạch và một nhà máy sản xuất gạo.

Alka-Seltzer. Đối với hầu hết người Mỹ, Alka-Sltzer là chất làm giảm đau và làm giảm lượng axit trong dạ giày khi mà miếng pizza không hợp miệng bạn.

Một phần danh tiếng của nó đến từ những quảng cáo trên TV của Mỹ, có giai điệu (“plop plop, fizz fizz”) và cụm từ gây chú ý (“Tôi không thể tin là tôi đã ăn toàn bộ chỗ đó”) dễ nhớ đến nỗi hàng thập kỉ sau mọi người vẫn còn nói đến chúng trong khi nói chuyện với nhau.

Alka-Seltzer được sở hữu bởi Bayer AG, một công ty dược phẩm Đức. Nó hoạt động ở nhiều địa điểm trên nước Mỹ với các hoạt động về hành chính, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển và sản xuất.

Good Humor. Thương hiệu kem Good Humor được ra mắt tại Ohio trong suốt thập kỉ 1920. Sản phẩm được bán từ những chiếc xe tải và trở nên nổi tiếng đến nỗi nó đã mở rộng ra toàn quốc gia trong một thập kỷ.

Vào năm 1961, công ty Thomas J.Lipton đã mua lại thương hiệu này, và công ty mẹ của Lipton, Unilever đã sát nhập Good Humor với những thương hiệu kem khác, Klondike và Popsicle, vào năm 1993.

Kết quả của vụ sát nhập, công ty Good Humor-Breyers, hoạt động bên ngoài trụ sở chính của Unilever tại Mỹ tại Englewood Cliffs, N.J. Công ty có 11 nghìn nhân viên ở Mỹ, bao gồm 2.300 nhân viên tại văn phòng của nó tại Englewood Cliffs.

7-Eleven. Theo Hiệp hội quốc gia của những cửa hàng tiện lợi, năm 2011 là một năm thuận lợi cho ngành. Doanh số vượt 680 tỷ đô la, khiến cho chủ tịch của NACS Tom Robinson kết luận rằng “mua sắm tiện lợi và tốc độ của dịch vụ cho các món ăn nhẹ, thức ăn và nhiên liệu … tiếp tục tạo ra tiếng vang với khách hàng của chúng ta”.

Có thể không có chuỗi cửa hàng tiện lợi nào ở Mỹ nổi tiếng như 7-Eleven, công ty tạo thành thương hiệu Slurpee và Big Gulp. Nó vận hành hơn 7.000 cửa hàng trên toàn đất nước nhưng gần 2 lần con số đó đang hoạt động ở Nhật, sân nhà của công ty Seven & I Holding, chủ sở hữu của toàn bộ chuỗi cửa hàng.

Gerber. Công ty Gerber Products là một trong số những nhà sản xuất nổi tiếng nhất trong lĩnh vực sản phẩm cho trẻ em ở Mỹ. Công ty đã được sáng lập ở Michigan vào năm 1927, và những quả chuối, núm vú giả, và chai uống nước sạch của công ty đã luôn bán chạy kể từ đó.

Vào năm 1993, công ty đã sát nhập với Sandoz Laboratories, và sau đó lại được sát nhập với một công ty khác vào năm 1996 để thành lập nên Novartis. Vào năm 2007 công ty đã bán Gerber cho công ty đa quốc gia Nestle với giá 5,5 tỷ đô la.

10 thương hiệu Mỹ thành công nhất tại Trung Quốc

(Theo nhuongquyenvietnam)