[GỢI Ý] MẸO học thực hành bằng B1 DỄ NHẤT để đạt 100 ĐIỂM TUYỆT ĐỐI

Ngày nay, ô tô đã trở nên khá phổ biến tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Nếu gia đình bạn có điều kiện sở hữu một chiếc “xế hộp”, hãy học bằng lái xe ô tô để vừa thành thạo kỹ năng lái, vừa có bằng lái để hợp pháp tham gia thông.

Tại đây, Tạp Chí Lái Xe xin chia sẻ cho bạn cách mẹo học thực hành bằng B1 đầy đủ và chuẩn xác nhất!

1. Học bằng lái xe B1 gồm có gì?

Cũng như thi các loại giấy phép khác, bằng B1 cũng đòi hỏi người học vượt qua hai phần thi, là lý thuyết và thực hành.

1.1 Lý thuyết

Đề thi lý thuyết thi bằng lái B1 gồm 30 câu trắc nghiệm, lấy từ cuốn tài liệu ôn gồm 450 hỏi của Bộ GTVT. Trong đó bao gồm các nội dung sau:

  • Pháp luật về giao thông đường bộ Việt Nam
  • Cấu tạo và sửa chữa xe thông thường.
  • Nghiệp vụ vận tải giao thông
  • Đạo đức của người lái xe và văn hóa tham gia giao thông.
  • Kỹ thuật lái xe

>> Để vượt qua phần thi này, bạn phải làm đúng 26 trên 30 câu trong vòng 25 phút. Chỉ cần chăm chỉ và THAM KHẢO MẸO học lý thuyết bằng lái xe B1, bạn có thể vượt qua DỄ DÀNG.

1.2 Thực hành

Thi thực hành khó hơn lý thuyết rất nhiều. Bạn sẽ thi bằng xe của trung tâm, và vượt qua 11 bài thi liên hoàn theo đúng trình tự sau:

Bài 1: Xuất phát

Khi được gọi tên, thí sinh bước lên xe và thực hiện một loạt các thao tác gồm: thắt dây an toàn, chỉnh gương chiếu hậu, chỉnh ghế ngồi.

Đến khi có hiệu lệnh xuất phát, thí sinh xi nhan trái để ra, khi có thông báo ngừng xi nhan thì tắt.

Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

Ở phần thi này, thí sinh phải căn khoảng cách từ thanh cản phía trước của xe đến vạch dừng không quá 500mm. Nếu dừng không đúng vị trí sẽ bị trừ 5 điểm.

Bài 3: Dừng và khởi hành xe ngang dốc

Vị trí dừng có 2 vạch giới hạn, thí sinh phải dừng cách vạch dừng quy định không quá 500mm. Sau đó khởi hành xe trở lại, tiếp tục bài thi.

Nếu dừng cách quá vạch 500mm, thí sinh sẽ bị trừ 5 điểm; nếu xe vượt quá vạch dừng hay không dừng xe ở vạch dừng, sẽ bị truất quyền sát hạch.

Ngoài ra, trường hợp để xe tụt dốc quá 50cm, thí sinh cũng xem như bị loại.

Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc

Bài thi yêu cầu thí sinh phải đặt bánh xe bên phụ vào giữa hai vệt quy định trên đường.

Nếu thí sinh để bánh xe đè lên vạch sẽ bị trừ 5 điểm. Nếu không thể đi vào giữa hai vạch, thí sinh sẽ bị loại trực tiếp.

Với những người mới chưa cảm nhận hết góc đặt bánh xe thì đây là thử thách khó khăn thực sự.

Bài 5: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông (đi thẳng)

Bạn nên cho xe di chuyển chậm bên ngoài vạch dừng.

Khi đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh để đi thẳng, thí sinh điều khiển xe qua ngã tư luôn, thay vì dừng lại theo quy định, dễ dẫn đến dừng không đúng hay quá vạch.

Nếu thí sinh dừng không đúng vạch hay chưa đến vạch sẽ bị trừ 5 điểm, trường hợp vượt đèn đỏ sẽ bị trừ 10 điểm.

Sau 20 giây khi đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh, thí sinh vẫn chưa đưa xe qua khỏi ngã tư sẽ bị trừ 5 điểm, nếu để quá 30 giây, thí sinh coi như bị loại.

Bài 6: Qua đường quanh co

Phần thi này khá dễ, nhưng không nên chủ quan. Việc đánh lái liên tục theo hai hướng đôi khi làm thí sinh luống cuống, mất khả năng căn đường hoặc chết máy.

Trong suốt bài thi, bất kể lúc nào để chết máy, thí sinh cũng bị trừ 5 điểm.

Bài 7: Ghép xe vào nơi đỗ

Thời gian cho phép hoàn thành bài thi này khá dư dả với 2 phút. Phần thi này khá khó khăn nên học viên cần ôn luyện kỹ càng.

Điểm bị trừ khi cán vạch cũng tương tự các phần thi trước.

Bài 8: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua

Thí sinh chỉ cần dừng trước vạch an toàn cách đường sắt 5m. Nếu không dừng đúng vạch hay quá vạch, thí sinh cũng sẽ bị trừ điểm.

Bài 9: Thay đổi số trên đường bằng

Bắt đầu bài thi, cảm biến trên xe sẽ phát tín hiệu bắt đầu tăng tốc. Thí sinh chuyển số 2 và nhấn ga cho xe đạt tốc độ trên 24km/giờ, trước khi vượt qua biển tốc độ tối thiểu 24.

Sau đó, thí sinh chuyển sang phanh và về số 1, giảm tốc độ xuống dưới 24km/giờ trước khi vượt qua bảng giới hạn tốc độ 24km/giờ.

Nếu vừa không đạt tốc độ tối thiểu, còn vượt tốc độ tối đa sẽ khiến số điểm trừ khá lớn, nên phần thi này cũng cần nghiêm túc ôn luyện.

Bài 10: Ghép xe ngang vào nơi đỗ

Đây là phần thi bổ sung từ ngày 1/4/2016. Vì tính chất phức tạp của bài thi, hầu hết các trung tâm đào tạo lái xe tập trung nhiều vào phần này.

Lưu ý, thân xe khi kết thúc phải hoàn toàn nằm trong khu vực ghép xe. Nếu một phần xe vẫn còn ở bên ngoài, thí sinh sẽ bị truất quyền sát hạch.

Bài 11: Kết thúc

Thí sinh phải điều khiển xe sát hạch qua vạch kết thúc. Sau đó, bật đèn xi-nhan phải để kết thúc phần thi.

Sau 11 bài thi liên hoàn, nếu điểm của bạn trên 80, nghĩa là bạn đã thi đậu!

>> Tạp Chí Lái Xe sẽ HƯỚNG DẪN bạn chuẩn bị Bộ hồ sơ học thi bằng B1 ĐẦY ĐỦ nhất ==> XEM NGAY TẠI ĐÂY

2. Hướng dẫn lái xe số tự động

Bước 1: Xe đang ở vị trí số P, bạn đạp phanh, sau đó bật chìa khóa để khởi động xe. Nhớ kiểm tra trên bảng đồng hồ điều khiển, xem có báo lỗi gì không và khắc phục lỗi nếu có.

Bước 2:

Hạ phanh tay, đạp phanh chân và chuyển sang vị trí số tiến D.

Quan sát xung quanh, nếu đủ an toàn thì nhả từ từ phanh xe để bắt đầu lăn bánh, bạn nhấn thêm ga với địa hình hơi dốc để xe lăn bánh.

Trường hợp xe đang quay đầu vào trong chuồng, bạn cần đạp phanh chuyển từ vị trí P sang số lùi R.

Quan sát phía sau, khi đủ an toàn, nhả từ từ phanh, kết hợp với đánh lái để lùi xe ra khỏi chuồng, sau đó chuyển sang số tiến D để tham gia giao thông.

Bước 3: Khi xe đã di chuyển, hãy kết hợp giữa phanh và ga để đảm bảo an toàn. Muốn tăng tốc thì đạp ga, muốn giảm tốc thì nhả ga, đạp phanh. Tránh đạp phanh chết và đánh lái ngoặt.

Bước 4: Khi đến đích, bạn chỉ cần đưa cần số trở về P để đậu xe. Tùy từng đoạn đường bằng phẳng, gồ ghề, hay địa hình dốc cao, người lái xe có thể chọn số 1, 2, hoặc L để chạy.

Khi phải dừng xe chờ đợi bạn cần chuyển số hoặc dùng phanh:

  • Nếu dừng trong thời gian ngắn dưới 15 giây, chỉ cần đạp phanh cho xe dừng và vẫn giữ vị trí số D.
  • Nếu dừng trong thời gian dài hơn như gặp đèn đỏ, thì về số N và đạp phanh chân hoặc kéo phanh tay nếu dừng lâu.

Và chú ý, trong mọi trường hợp, không sử dụng chân trái để tránh hiện tượng đạp nhầm chân khi lái xe số tự động.

>> TOP 7 Trung tâm đào tạo lái xe ô tô NHIỀU học viên đăng ký nhất TPHCM <== CLICK XEM NGAY

3. Những bài thi sa hình B1

3.1 Cách lùi xe vào chuồng

Cách lùi xe vào chuồng là một trong những kỹ năng cơ bản nhất mà người học phải thành thạo, bao gồm các bước sau:

  • Bật xi-nhan phía muốn lùi xe vào và tìm khoảng trống để dừng xe lại
  • Xuống xe quan sát để xác định phương án lùi xe hợp lý nhất
  • Điều chỉnh ghế lái, vô lăng và gương chiếu hậu để có tầm quan sát tốt nhất.
  • Cài số lùi và thực hiện kỹ thuật “lùi xe vào chuồng”: Nắm tay vào phần trên vô lăng và quan sát gương chiếu hậu để kiểm soát sự an toàn cho xe. Luôn đệm chân phanh và lái chậm
  • Lùi xe về bên nào thì bám nhiều về phía bên đó. Trong khi lùi, nếu thấy xe bị lệch hướng thì phải đánh lái ngược trở lại. Trường hợp lệch quá thì phải dừng xe lại, đánh lái lên và thực hiện điều chỉnh hướng để tiến hành lùi xe lại.

3.2 Kỹ thuật ghép xe ngang

Bước 1: Cho xe tiến lên song song với xe trước sao cho đuôi xe mình bằng đuôi xe đang đỗ, khoảng cách giữa 2 thân xe rộng khoảng 50cm.

Bước 2: Cài số lùi đánh hết lái sang bên phải, lùi chậm, quan sát gương bên trái đến khi sườn xe bên trái của xe mình chiếu thẳng vào logo của đầu xe đang đỗ phía sau thì dừng lại trả thẳng lái.

Bước 3: Cho xe tiếp tục lùi đến khi bánh xe sau của mình và bánh xe trước của xe đỗ phía sau cùng nằm trên 1 đường thẳng, thì đánh hết lái sang bên trái và tiếp tục lùi cho đến khi đuôi xe mình gần chạm đầu xe kia.

Bước 4: Đánh hết lái sang bên phải, tiến lên phía trước thật chậm. Đến khi sườn xe bên phải của mình song song với lề đường thì trả thẳng lái và dừng lại sao cho đầu xe mình cách đuôi xe phía trước khoảng 60cm-70cm là được.

3.3 Ghép xe song song

Bước 1: Cho xe chạy song song với vạch chíp, và cách khoảng 30cm – 40cm.

Bước 2: Tiếp tục cho xe tiến chậm cho đến khi gương bên trái bằng vạch chíp ngang thứ 2, thì đánh hết lái sang phải và tiến lên. Khi nào thấy khoảng cách sườn xe bên trái so với góc cua ở cửa chuồng bên trái rộng 60cm, dừng lại đánh hết lái trái.

Bước 3: Cài số lùi, lùi chậm cho đến khi xe song song với vạch chíp thì dừng lại.

Bước 4: Trả thẳng lái và lùi thẳng đến khi có tiếng tu tu thì phanh dừng lại.

Khi đã nắm chắc cách đậu xe ô tô, việc lái xe ngoài thực tế sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Tóm lại, học lái xe ô tô là một quá trình vô cùng khó khăn và đòi hỏi người học phải nỗ lực rất nhiều. Nếu có thể, bạn nên tìm đến các trung tâm đào tạo uy tín để được hướng dẫn bài bản.

Hy vọng bài viết về mẹo học thực hành bằng B1 này giúp bạn thật nhiều trong quá trình ôn luyện của mình.

THAM KHẢO BÀI VIẾT:

– Học thi lái xe ô tô bằng B1 cần hội đủ 3 ĐIỀU KIỆN gì?

– Học phí học bằng lái xe ô tô B1 bao nhiêu là CHUẨN?

– Học bằng lái B1 trong bao lâu? Học có NHANH không?

>>> NGUỒN: TỔNG HỢP (TẠP CHÍ LÁI XE)