Tổng hợp các cách làm diễn viên cho người không có kinh nghiệm

Cái nghề làm diễn viên nó cũng giống như làm dâu trăm họ. Khổ cực có, vất vả có thậm chí tủi hờn cũng có. Chính vì thế mà bạn cần phải chuẩn bị trước tâm lý cho chính mình khi bước vào con đường này. Để theo cái nghề này có rất nhiều cách khác nhau. Thế nhưng chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách dễ dàng nhất, ngắn nhất để bạn theo đuổi đam mê của mình.

1. Cần phải học diễn xuất

Vậy làm diễn viên khó hay dễ ? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn đầu tiên cần phải học cách diễn xuất theo ngành diễn viên điện ảnh, nó sẽ khiến cho con đường theo đuổi nghệ thuật của bạn được rộng mở hơn rất nhiều đó.

Đặc biệt khi bước chân vào con đường này bạn nên tự suy nghĩ và trả lời cho bản thân câu hỏi “với mình diễn xuất là sở thích hay nghề nghiệp?”

1.1. Hãy đăng ký các lớp học diễn xuất nếu có thể

Sau khi đã trả lời được cho mình câu hỏi trên thì bạn sẽ cảm thấy khá dễ dàng với hướng đi trong tương lai đó. Bạn không nhất thiết phải vạch ra các bước đi cụ thể và rõ ràng cho bản thân mình. Bạn chỉ cần khái quát chúng và định hướng là phần nào thành công rồi.

Hãy xác định xem bản thân mình muốn học diễn xuất nào: Sân khấu kịch, nhạc kịch, truyền hình, điện ảnh, kịch ứng tác,… Sau đó thì hãy dành thời gian ra để tìm hiểu về giáo viên, lớp học dạy diễn xuất nơi mà bạn đang ở nhé.

Quá trình đăng ký và học các lớp diễn xuất sẽ cực kỳ khó khăn, chắc chắn bạn cần phải có sự kiên trì nhất định. Ít nhất phải học 6 tháng để có cơ hội làm quen với diễn xuất, nếu như sau 6 tháng đó bạn cảm thấy thật sự yêu nghề thì tiếp tục còn nếu như không thì có thể từ bỏ.

Xem thêm: MC là gì

1.2. Hãy đến rạp chiếu phim, rạp kịch để học hỏi

Hãy đến rạp phim, nhà hát kịch để học cách diễn xuất từ người khác nữa nhé, việc này sẽ khiến cho kỹ năng của bạn tốt hơn khá nhiều đó. Nếu như không có điều kiện thì bạn có thể xem tivi, các chương trình tại nhà, hãy nghiên cứu các bộ phim mình yêu thích, nghiên cứu nghệ thuật diễn xuất của các diễn viên.

Ví dụ như bạn nghiên cứu về kỹ năng phát triển nhân vật, kỹ năng diễn tả cơ thể, lời nói, phản ứng,…Nếu như bạn có cơ hội xem kịch trực tiếp trên sân khấu thì hãy nắm lấy cơ hội này bởi nó sẽ giúp bạn tiếp thu trực tiếp cái mà bạn nhìn thấy.

Trong trường hợp bạn muốn tham gia các phim điện ảnh hay quảng cáo thì đây sẽ là cách tốt nhất mà bạn nên học hỏi. Hãy chọn cho mình một cảnh quay, một đoạn quay trong bộ phim ruột mình yêu thích và cố gắng diễn lại theo các nhân vật. Còn nếu như bạn muốn trở thành diễn viên của sân khấu kịch thì hãy cố gắng nghiên cứu kịch bản (Scripting), sau đó tìm ra các chỗ cần phải cải thiện, áp dụng cái mình học được để đóng theo cách diễn xuất riêng của mình nhé.

Bạn đọc có thể quan tâm xem thêm: Rất nhiều CV xin việc mẫu thiết kế chuyên nghiệp, sáng tạo cho mọi ứng viên của timviec365.vn

1.3. Tập làm quen, kết bạn với diễn viên khác

Có nhiều bạn bè là tốt, bạn sẽ mở rộng được nhiều mối quan hệ của bản thân hơn và đặc biệt sẽ có nhiều cơ hội mới. Đối với diễn xuất bạn cần phải hiểu nó giống như một môn thể thao đông người hơn là sở thích từng cá nhân. Chính vì thế mà bạn cũng nên tự rèn luyện cho mình tác phong làm việc tự nhiên với nhiều người.

Việc kết bạn với diễn viên khác sẽ giúp bạn học hỏi hơn nhiều thứ, thậm chí nếu may mắn bạn còn được họ dẫn đường chỉ lối nhiều hơn, giới thiệu cho bạn những buổi đóng phim thử để bạn thử sức.

Việc kết bạn với các diễn viên khác không hẳn là xấu cũng không hẳn là tốt. Nó giống như con dao hai lưỡi, bạn cần phải có một cái đầu lạnh để biết đâu là cái mình học và đâu là cái mình cần tránh.

Xem thêm: Làm ca sĩ có cần bằng cấp không

1.4. Đừng quá vội vàng xông pha ra biển lớn

Bạn là một người mới, bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm cho bản thân, chính vì thế mà cần phải cẩn thận, đừng nôn nóng bước ra ngoài biển lớn. Nếu như quá vội vàng bạn sẽ giống như một chiếc lá bị sóng đánh dạt lại vào bờ.

Với những diễn viên có cả chục năm kinh nghiệm họ vẫn còn rụt rè, gặp không ít khó khăn trong nghề làm diễn viên, huống chi là bạn. Tuy nhiên bạn cũng có thể tìm kiếm cho mình một công ty sân khấu nhạc nhỏ tại nơi mà bạn sống.

Trong trường hợp nơi bạn đang sinh sống là một thành phố lớn thì cũng đừng quá lo lắng về vấn đề này, hãy tập trung nhiều hơn vào các sân khấu cộng đồng hoặc hợp tác với người làm phim độc lập. Chắc chắn tại đây sẽ có sân khấu nhỏ tại cộng đồng để bạn diễn thử.

Còn nếu như bạn quyết định theo nghề diễn viên, việc chuyển đến sống, làm việc tại thành phố lớn, phát triển, làm việc tại các công ty giải trí ở Việt Nam nổi tiếng lại là bước đi thông minh nhưng khá mạo hiểm. Đây cũng là con đường ngắn nhất để giúp bạn thử sức với nhiều vai diễn thử, đóng thế hơn đó.

1.5. Làm tình nguyện viên, thực tập sinh tại các công ty sân khấu

Các công ty hoạt động về nghệ thuật, sân khấu điện ảnh sẽ luôn chào đón các thực tập sinh, tình nguyện viên hỗ trợ công việc chuẩn bị đạo cụ, trang phục, hậu trường,… Tuy việc làm tình nguyện viên sẽ không đem lại thu nhập lớn cho bạn nhưng sẽ giúp bạn có cơ hội quan sát trực tiếp diễn viên đóng, diễn, tập như thế nào, vô hình chung nó giúp bạn mở một con đường tiếp cận ngành công nghiệp này.

2. Giờ thì hãy bắt tay vào đam mê của mình

2.1. Tìm kiếm các buổi đóng diễn thử

Sau khi đã chuẩn bị cho mình kha khá đầy đủ các kỹ năng diễn xuất, bạn cũng đã tiếp cận với diễn xuất được một khoảng thời gian tương đối thì đây chính là lúc bạn bắt tay với đam mê của mình đó.

Hãy nhanh chóng tìm cho mình các buổi đóng diễn thử, đây sẽ là cơ hội tốt để bạn phát huy khả năng, trau dồi kinh nghiệm bản thân. Có thể bạn sẽ phải khởi đầu bằng việc diễn miễn phí hoặc tiền công chỉ đủ tiền xăng xe, thế nhưng không sao cả, đó cũng là một kinh nghiệm tốt để bạn ghi thêm vào hồ sơ xin việc của mình đó.

Đối với các diễn viên mà nói, họ sẽ phải trải qua hàng trăm hàng nghìn buổi diễn thử, nhưng thực tế số lượng thành công lại tương đối ít. Đối với người không có kinh nghiệm như bạn, buổi thử vai sẽ đem lại kinh nghiệm cho bạn nhiều hơn là một vai diễn. Chính vì thế mà hãy trân trọng các buổi diễn thử và đừng quên xin lời nhận xét từ đạo diễn nhé.

Đặc biệt, đừng cố gắng chờ đợi sự giới thiệu, lời mời từ bất kỳ ai. Hãy tạo cho mình cơ hội bằng cách tìm kiếm thông tin tuyển diễn viên, đóng thử vai ở trên mạng. Với mạng internet phát triển, điều này sẽ không quá khó khăn với bạn đó chứ?

2.2. Chấp nhận vai diễn

Bạn là một diễn viên mới đừng quá đề cao bản thân mình khi cố gắng lựa chọn các vai diễn khác nhau. Là một người mới, có vai diễn đã là tốt để học hỏi kinh nghiệm rồi, vì thế mà không nên kén cá chọn canh cho dù kể cả bạn được phân vai diễn viên quần chúng. Nếu bạn có thái độ làm việc như vậy sẽ khiến mọi người xung quanh nghĩ bạn là người không chuyên nghiệp, có có cái tâm với nghề. Bởi một diễn viên giỏi cho dù ở vai diễn nào họ cũng đều có thể hoàn thành tốt.

Đặc biệt khi đóng nhiều vai khác nhau bạn sẽ có thêm được nhiều kỹ năng, nhiều kinh nghiệm để ghi vào sơ yếu của mình đó.

2.3. Nhớ học thêm một số kỹ năng đặc biệt của diễn viên

Thông thường sẽ rất khó nhận biết thế nào là một kỹ năng đặc biệt của diễn viên, bạn cũng không thể biết trước được khi nào thì mình cần sử dụng đến chúng. Nếu như là một người chưa có kinh nghiệm, chắc chắn việc đóng thử các vai sẽ khiến bạn mất lợi thế hơn so với các diễn viên chuyên nghiệp khác. Bởi vậy hãy cố gắng học thêm các kỹ năng như: Cưỡi ngựa, đánh golf, nói nhiều ngôn ngữ,….phần nào đó sẽ giúp bạn tạo ấn tượng hơn trong mắt nhà tuyển dụng đó.

2.4. Thử sức cho phim quảng cáo

Chẳng cần quá quan tâm đến việc bạn có thích đóng phim quảng cáo hay không. Thế nhưng đây sẽ là cơ hội để bạn thử sức cùng máy quay và phim trường. Đây sẽ cơ hội tốt giúp bạn chuẩn bị cho các vai diễn khác trong tương lai đó.

2.5. Diễn viên quần chúng cũng giúp bạn học ra nhiều thứ

Rất nhiều bạn nghĩ rằng làm diễn viên quần chúng sẽ không học hỏi được điều gì lại không có cơ hội thăng tiến. Nhưng bạn đã hoàn toàn nhầm rồi đó, trở thành diễn viên quần chúng sẽ giúp bạn đắm chìm vào thế giới diễn xuất, kiếm chút tiền. Để trở thành một diễn viên chính trong bộ phim nào đó là cả một quá trình dài, do đó bạn cũng nên để ý đến việc tuyển diễn viên quần chúng để có thêm kinh nghiệm và cơ hội tiếp cận nhiều người.

Xem thêm: Art Director là gì

3. Hãy PR cho bản thân nhiều hơn

3.1. Chụp ảnh khuôn mặt

Hầu hết các diễn viên đều nên có cho mình vài bức hình chụp cận khuôn mặt với một thần thái hết sức chuyên nghiệp. Ảnh chụp cận khuôn mặt này sẽ là ảnh chụp kèm với hồ sơ xin việc, sơ yếu của bạn. Tuy nhiên chụp ảnh cận mặt đừng quên thể hiện một chút tính cách của mình, như vậy sẽ thu hút người xem hơn đó.

3.2. Tạo một bản lý lịch hoàn hảo

Với một diễn viên lý lịch hoàn hảo chính là công cụ đắc lực giúp bạn lấy trọn các vai diễn đó. Trong lý lịch sẽ liệt kê hầu hết các kinh nghiệm diễn xuất của bạn, trình độ học vấn và quá trình làm việc của bản thân. Đặc biệt hãy đầu tư cho lý lịch trông thật chuyên nghiệp và sau đó gửi đến các nhà đạo diễn, nhà sản xuất,… mỗi khi bạn thử vai nhé.

Đối với một diễn viên mới bước chân vào nghề sẽ khó mà lọt vào con “mắt xanh” của đạo diễn, chính vì thế mà quá trình diễn thử, đóng thế, diễn viên quần chúng sẽ là yếu tố góp phần làm sơ yếu lý lịch của bạn trông đẹp mắt hơn đó.

3.3. Hãy tập hợp kinh nghiệm diễn xuất của mình thành đoạn phim ngắn

Đối với đoạn phim ngắn giới thiệu về kinh nghiệm diễn xuất của bạn không nên dài quá 3 phút. Hãy tổng hợp lại tất cả các vai diễn mình làm tốt nhất vào đoạn phim ngắn này, đây là một cách tuyệt vời để bạn tự PR cho bản thân mình.

Có thể đưa đoạn phim đó lên mạng, cũng có thể sao chép nó ra USB hoặc đĩa nhạc,… Nếu như bạn không biết tự edit video thì tốt nhất hãy thuê một người chuyên nghiệp làm cho mình vì như vậy trông nó sẽ đẹp mắt hơn đó.

Xem thêm: [Khám phá] Bản mô tả công việc diễn viên chuẩn nhất cho ứng viên

3.4. Nhận ra tuýp người của mình

Nhận ra tuýp người của bản thân mình sẽ khiến bạn thử sức tốt hơn và nhập tâm hơn với các vai diễn đó. Mặc dù biết một diễn viên giỏi là người nhận được và đóng được các thể loại vai khác nhau. Thế nhưng hãy biết và khai thác các khía cạnh, tuýp người của mình để khai thác các vai diễn tốt hơn nhé.

3.5. Tạo ra các mối quan hệ rộng hơn với các diễn viên khác

Trong cái nghề này việc tạo ra một mạng lưới quan hệ rộng mở sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc đó. Có thể họ không giúp bạn lúc này nhưng sẽ giúp bạn ở một lúc nào đó. Hãy cố gắng tạo các mối quan hệ rộng mở hơn để cùng hợp tác, phát triển và theo đuổi nghề diễn viên nhé.

3.6. Hãy tìm cho mình một người đại diện

Một diễn viên sẽ không thể thiếu cho mình người đại diện, nếu như bạn đã xác định theo đuổi nghề này một cách nghiêm túc thì cũng hãy cố gắng tìm đến các công ty giải trí, truyền hình, gửi lý lịch cùng ảnh chụp cận mặt cho họ và giải thích rằng bạn đang tìm kiếm người đại diện nhé.

Đó chính là các cách làm diễn viên mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn. Quả thật con đường trờ thành diễn viên chuyên nghiệp không hề đơn giản chút nào thế nhưng bạn hãy cố gắng để có được ánh hào quang đó nhé.