Cách chữa trị bí tiểu dân gian hiệu quả tại nhà – Vương Bảo

Bí tiểu làm người bệnh cảm thấy rất khó chịu, xảy ra do một trong các điều kiện không được đáp ứng: Bàng quang co bóp không đủ mạnh, các cơ vòng giãn nở không đủ rộng, niệu đạo không thông thương, bị vướng mắc. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây nên tình trạng bí tiểu và các cách dân gian giúp chữa chứng bệnh này hiệu quả.

Nguyên nhân gây bí tiểu là gì?

Bí tiểu có 2 dạng là bí tiểu cấp và mạn tính. Đây là chứng bệnh có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Các nguyên nhân chính gây bí tiểu như

Do bàng quang co bóp không đủ mạnh

Bàng quang có thể chứa tối đa khoảng 800 ml thì sẽ kích thích hệ thần kinh gây cảm giác buồn tiểu với lưu lượng dòng nước tiểu khoảng 20ml/giây. Nhưng nếu cổ bàng quang bị bít tắc có thể gây ra sự kháng cự của các lớp cơ thắt khiến bàng quang co bóp không đủ mạnh, từ đó gây hiện tượng bí tiểu, khó tiểu.

Bàng quang co bóp không đủ mạnh có thể do tác động của 1 hoặc nhiều yếu tố như:

  • Mất sự liên hệ với hệ thần kinh thực vật, đặc biệt là khi bị chấn thương cột sống.
  • Thành bàng quang bị chai xơ do viêm mạn tính.
  • Mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi làm bàng quang co bóp yếu.
Cơ chế hoạt động của bàng quang khi nhịn tiểu và đi tiểu

Do cơ vòng niệu đạo giãn nở không đủ rộng

Mặc dù bàng quang hoạt động bình thường nhưng các cơ vòng niệu đạo không giãn nở cũng sẽ gây ra hiện tượng bí tiểu. Cơ vòng niệu đạo giãn nở không đủ rộng thường do:

  • Mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật, hay gặp trong các trường hợp chấn thương cột sống.
  • Cơ vòng bị xơ chai bẩm sinh hay do viêm mạn tính.
  • Cơ vòng bị biến dạng và chèn ép bởi u tiền liệt tuyến, bị bít kín do sỏi ở bàng quang.
  • Chấn thương cột sống khiến não không tác động được vào cơ vòng nữa sẽ gây bí tiểu.

Do niệu đạo không thông suốt

Niệu đạo là ống dẫn có nhiệm vụ vận chuyển nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài. Ống niệu đạo không thông suốt có thể gây tình trạng bí tiểu. Nguyên nhân niệu đạo không thông suốt thường do tác động từ nhiều loại bệnh lý như: sỏi niệu đạo; u xơ tuyến tiền liệt chèn vào niệu đạo; hẹp niệu đạo…

Nguyên nhân do niệu đạo không thông suốt do bị chít hẹp do viêm làm xơ hóa, bị bít lại do sỏi, bị vỡ do chấn thương… cũng sẽ gây bí tiểu.

Bí tiểu do các bệnh lý

Bí tiểu, khó tiểu cũng có thể do bệnh lý gây ra. Hay nói cách khác, bí tiểu là một triệu chứng của nhiều loại bệnh lý khác nhau. Cụ thể:

Bệnh lý gây bí tiểu ở nam giới:

  • Do sỏi hệ tiết niệu như: sỏi bàng quang; sỏi niệu đạo; sỏi thận; sỏi niệu quản.
  • Do bệnh lý tuyến tiền liệt: viêm tuyến tiền liệt; U xơ tiền liệt tuyến; Ung thư tuyến tiền liệt.
  • Hẹp niệu đạo.
  • Viêm niệu đạo
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: viêm bể thận; viêm bàng quang.
  • Do các bệnh nam khoa như: viêm bao quy đầu; viêm tinh hoàn…

Bệnh lý gây bí tiểu ở nữ giới:

  • Do viêm bể thận; viêm bàng quang hoặc viêm niệu đạo.
  • Do quá trình mang thai.
  • Do viêm vùng chậu: viêm ống dẫn trứng; viêm tử cung; viêm buồng trứng
  • Viêm âm đạo

Do tác dụng phụ của một số thuốc trị bệnh

Một số loại thuốc chữa trị bệnh có thể gây tình trạng bí tiểu tạm thời (bệnh sẽ tự khỏi sau khi ngừng thuốc) như: Thuốc chống trầm cảm; thuốc chống loạn nhịp tim; thuốc kháng histamine; thuốc huyết áp…

Cách chữa trị bí tiểu dân gian hiệu quả tại nhà

Bị bí tiểu phải làm sao? Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Nam chữa bí tiểu thông thường khi bị nhiệt, chức năng thận yếu hoặc hỗ trợ điều trị khi mắc các nhiễm khuẩn, viêm đường tiết niệu; do nóng trong cơ thể như:

Bài 1: Dùng củ sắn dây trị bí tiểu

Củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, đem rây thật mịn và hòa với đường uống. Dùng trong 10 ngày.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng 2 – 3 thìa bột sắn dây (nguồn nguyên liệu chất lượng không bị pha) đem pha đều với 200ml nước mát và dùng uống trực tiếp. Ngày uống 2 – 3 cốc sẽ thấy chứng bí tiểu giảm đáng kể.

Dùng củ sắn dây trị bí tiểu

Bài 2: Mẹo chữa bí tiểu bằng bầu đất, râu ngô

  • Bầu đất 30g
  • Râu ngô 20g
  • Mã đề 20g

Rửa sạch bầu đất, râu ngô và mã đề rồi cho vào ấm sắc cùng 550ml nước. Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc còn khoảng 250ml thì ngừng. Chia thuốc thành 2 phần dùng uống 2 lần trong ngày, dùng 10 ngày liên tục để thấy hiệu quả.

Bài 3: Búp tre, rau má

  • Búp tre 20g
  • Rau má 20g

Các nguyên liệu chuẩn bị nên ở dạng tươi. Người bệnh rửa sạch rồi đem giã nát với vài hạt muối tinh. Dùng miếng vải sạch vắt lọc lấy nước cốt búp tre, rau má. Sau đó pha thêm với 200ml nước ấm dùng uống trực tiếp. Ngày thực hiện 2 lần, uống liên tục trong 1 tuần và theo dõi hiệu quả.

Bài 4: Kết hợp rễ cỏ chanh và rau má

  • Rễ cỏ tranh 10g
  • Rau má 10g
  • Hoa súng 15g
  • Râu ngô 15g
  • Rau diếp cá 10g

Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 550ml nước sạch. Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc còn khoảng 300ml thì ngừng. Dùng nước thuốc thu được chia 2 lần uống trong ngày. Thực hiện 10 ngày liên tục sẽ thấy chứng bí tiểu thuyên giảm đáng kể.

Bài 5: chữa trị bí tiểu bằng kim anh tử

Quả kim anh tử chữa trị bí tiểu
  • Kim anh tử 1,5kg
  • Đường trắng vừa đủ dùng

Kim anh tử rửa sạch, thái miếng rồi cho vào nồi đun với 3 lit nước sạch. Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và ninh nhừ đến khi còn khoảng 1 lit nước thì tiến hành vớt sạch bã kim anh tử, lọc lấy phần nước thuốc trong. Tiếp tục đun trên lửa nhỏ phần nước thuốc đến khi thành dạng cao, cần khuấy đều liên tục để thuốc không bị cháy.

Mỗi lần uống dùng cao kim anh tử pha với nước ấm, khuấy đều rồi uống 2 lần/ngày sẽ giúp trị chứng bí tiểu và tiểu dắt khá hiệu quả.

Bài 6: Lá bìm bìm, lá mảnh cộng

  • Lá bìm bìm tươi 50g
  • Lá mảnh cộng tươi 50g

Rửa sạch lá bìm bìm và mảnh cộng rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 550ml nước sạch. Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc còn khoảng 250ml thì ngừng. Dùng nước thuốc thu được chia 2 lần uống trong ngày. Thực hiện 10 ngày liên tục và theo dõi chứng bí tiểu cải thiện.

Bài 7: Chữa trị bí tiểu bằng mã đề

  • Cây mã đề: 100g
  • Rễ cỏ tranh: 20g
  • Râu ngô: 20g
  • Củ sả: 20g
  • Đậu đen: 20g

Rửa sạch 5 nguyên liệu trên rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 1 lit nước sạch. Khi ấm sôi thì đun thuốc trên lửa nhỏ đến khi thuốc còn khoảng 500ml thì ngừng. Chia nước thuốc thu được thành 2 phần và dùng uống trong ngày, uống sau bữa ăn chính. Thực hiện 10 ngày liên tục và theo dõi cải thiện của chứng bí tiểu.

Bài 8: Dùng bồ công anh trị bí tiểu

Cây bồ công anh trị bí tiểu
  • Bồ công anh
  • Mã đề
  • Rau má
  • Râu ngô
  • Cam thảo dây
  • Mía dò
  • Rễ cỏ tranh

Chuẩn bị các nguyên liệu trên với lượng bằng nhau (tỉ lệ 1:1) rồi đem rửa sạch và cho vào sắc cùng 1 lit nước. Sắc đến khi nước thuốc còn khoảng 350 – 400 ml thì ngừng. Chắt nước thuốc dùng uống trực tiếp. Sau đó tiếp tục sắc nước 2 và nước 3. Dùng uống hết trong ngày sau bữa ăn chính. Ngày uống 1 thang. Kiên trì thực hiện khoảng 10 ngày để giúp chữa trị bí tiểu.

Bài 9: Cách trị bí tiểu bằng lớp da vàng mề gà

Lớp da màu vàng của mề gà (trong Đông y còn gọi là kê nội kim) dùng uống cũng có tác dụng trị bí tiểu khá tốt. Cách thực hiện như sau:

Dùng khoảng 300g da vàng mề gà (có thể tìm mua tại các cửa hàng thuốc Bắc) cho lên chảo rang vàng đến khi có mùi thơm thì đem xuống. Tiến hành giã nát hoặc xay thành bột mịn rồi cho vào bình thủy tinh kín nút chặt miệng bảo quản.

Cách dùng: lấy khoảng 2/3 muỗng cafe bột kê kim nội đem pha với nước ấm rồi dùng uống trực tiếp. Ngày uống 3 lần uống sau bữa ăn nhằm điều trị bí tiểu.

Bài 10: Bí xanh và cách chữa trị bí tiểu dân gian

Lấy khoảng 300g bí xanh, gọt vỏ bỏ ruột rồi sắt miếng, đem ép lấy nước cốt rồi dùng uống trực tiếp. Nếu không uống quen có thể pha thêm nước lọc và vài hạt muối tinh để thức uống ngon hơn. Hoặc cũng có thể dùng bí xanh luộc chín rồi ăn hết cả bí và nước luộc. Ngày ăn từ 300g – 500g. Áp dụng khoảng 7 – 10 ngày sẽ thấy chứng bí tiểu giảm đáng kể.

Chữa bí tiểu bằng thuốc Đông Y

Bên cạnh cách chữa bí tiểu bằng thuốc Nam thì một số bài thuốc Đông Y có tác dụng điều trị chứng bí tiểu như:

Chữa trị bí tiểu do sỏi đường tiết niệu

Tác dụng: Chữa trị bí tiểu do sỏi đường tiết niệu, vùng hạ vị bị đau dữ dội, khi đi tiểu có kèm theo máu.

Các vị thuốc:

  • Mộc thong, biên súc, hoạt thạch, sa tiên, cù mạch, sơn chi tử: mỗi vị 12g
  • Chích thảo, tam thất: mỗi vị 6g
  • Đại hoàng: 8g
  • Kim tiền thảo: 40g
Cây kim tiền thảo

Cho các vị thuốc vào ấm sắc với 3 bát con nước. Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục sắc đến khi còn khoảng 1 bát con thì ngừng. Chắt thuốc uống sau bữa ăn chính. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày.

Chữa bí tiểu do thận hư

Điều trị: Bí tiểu do thận hư thường gặp ở người già; bị bí tiểu kèm tiểu không hết; người yếu, bị lạnh lưng, mỏi gối, tay chân lạnh…

Các vị thuốc:

  • Thục địa, hoài sơn, sa tiền tử, ngưu tất: mỗi vị 12g
  • Phục linh, trạch tả, sơn thù, phục tử chế, đan bì: mỗi vị 8g
  • Nhục quế: 4g

Cho các vị thuốc vào ấm sắc với 3 bát con nước. Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục sắc đến khi còn khoảng 1 bát con thì ngừng. Chắt thuốc uống sau bữa ăn chính. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày.

Chữa bí tiểu do nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Các vị thuốc:

  • Hoạt thạch, biên súc, sơn chi tử, mộc thong, cù mạch, sa tiên: mỗi vị 12g
  • Đại hoàng: 8g
  • Chích thảo: 6g

Cách sắc thuốc và dùng thuốc: giống bài thuốc 1.

Chữa trị bí tiểu do bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Chuẩn bị:

  • Lá Náng hoa trắng khô; ké đầu ngựa: mỗi vị 10g
  • Cây xạ đen: 40g

Cho 3 vị thuốc vào ấm sắc với 1 lit nước. Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc tiếp tục thêm 20 phút thì ngưng. Phần nước thuốc Náng hoa trắng thu được chia thành 3 phần dùng uống trong ngày, uống thay nước lọc. Khi uống hết có thể tiếp tục sắc lần 2, lần 3. Ngày sắc 1 thang.

Ngoài ra, đối với người bệnh bị bí tiểu có nguyên nhân từ bệnh u xơ tiền liệt tuyến có thể tham khảo thêm viên uống Vương Bảo.

Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là:

  • Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt.
  • Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…

Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam (lức) kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt tốt nhất cho người bệnh.

>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY

>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY

Cách chữa trị bí tiểu mãn tính

Bí tiểu không được điều trị dứt điểm từ giai đoạn đầu thì có thể biến chứng thành dạng bí tiểu mãn tính – tái đi tái lại nhiều lần không khỏi dứt điểm.

Thường đối với trường hợp bí tiểu mãn tính, việc áp dụng các bài thuốc dân gian và điều trị thường ít mang lại hiệu quả do đây là tình trạng nặng của bí tiểu. Người bệnh có thể tìm hiểu một số phương pháp điều trị bí tiểu mãn tính khác như:

Dùng thuốc Tây y trị bí tiểu

Thuốc Alfuzosin ( Xatral )

Uống thuốc Tây y điều trị bí tiểu là một phương pháp mà khá nhiều bệnh nhân lựa chọn điều trị bí tiểu. Một số loại biệt dược có tác dụng thư giãn các cơ của đường thoát bàng quang giúp cải thiện tình trạng bí tiểu như:

  • Alfuzosin ( Xatral )
  • Doxazosin ( Cardura )
  • Silodosin (Rapaflo)
  • Tadalafil ( Cialis )
  • Tamsulosin ( Cây lanh )
  • Terazosin ( Hytrin )

Nong niệu đạo

Phương pháp này thường dùng điều trị bí tiểu mãn tính do chứng hẹp niệu đạo gây ra. Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật này bằng cách đưa các ống thông vào trong niệu đạo để mở rộng vị trí hẹp. Ngoài ra, nong niệu đạo cũng có thể thực hiện bằng cách thổi phồng một đầu ống thông đã được đặt vào vị trí hẹp niệu đạo trước đó. Điều này giúp niêu đạo mở rộng hơn và việc đi tiểu tiện dễ dàng hơn.

Phẫu thuật cắt niệu đạo trong

Đây là phương pháp điều trị bí tiểu mãn tính do tắc nghẽn niệu đạo. Nó được thực hiện bằng cách chèn một ống thông đặc biệt vào niệu đạo cho đến khi nó đạt đến độ hẹp. Sau đó tiến hành dùng dao phẫu thuật hoặc tia laser rạch một đường nhằm mở lỗ thông cho đoạn niệu đạo bị tắc nghẽn.