Cách Đấu Đồng Hồ Công Tơ Điện 1 Pha và 3 Pha CHI TIẾT NHẤT

Bất kì công trình, nhà ở dân dụng, nhà trọ hay công ty nào cũng được trang bị đồng hồ công tơ điện, đây là thiết bị giúp kiểm soát lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng.

Trong bài viết hôm nay, điện nước Khánh Trung sẻ hướng dẫn bạn cách cách đấu công tơ điện 1 pha và 3 pha.

Đồng hồ công tơ điện 1 pha là gì ?

Công tơ điện 1 pha là thiết bị được sử dụng để đo đạt điện năng tiêu thụ của từng hộ gia đình, thiết bị này được lắp đặt phía sau đồng hồ điện ở trên cùng một đường dây tải điện

Công tơ điện 1 pha

Với loại đồng hồ công tơ điện 1 pha thường được sử dụng cho nguồn điện 220V, lắp đặt chủ yếu cho các nhà trọ, gia đình, chung cư và các hệ thống công ty, nhà hàng nhỏ…Với thiết bị này được chia ra làm 2 loại: Một loại chạy bằng cơ và một loại chạy bằng điện tử

Cấu tạo công tơ điện 1 pha 2 dây

Đồng hồ công tơ điện 1 pha có cấu tạo rất đơn giản, bao gồm các bộ phận dưới đây:

  • Cuộn dây điện áp: Bộ phận này được lắp đặt song song với phụ tải và cuộn dây có số lượng vòng dây nhiều, phận tiết diện của sợi dây nhỏ hơn so với các loại công tơ khác
  • Cuộn dây dòng điện: được lắp nối tiếp với phụ này. Số vòng dây của cuộn dây này ít hơn cuộn dây điện áp nhưng tiết diện dây lớn hơn
  • Đĩa nhôm: Bộ phận này được lắp phái trên trục và tì vào trụ để quy tự do giữa 2 cuộn dây điện áp và cuộn dây dòng điện, bạn có thể quan sát sẻ thấy nó nằm giữa khe hở 2 cục nam châm vĩnh cửu
  • Nam châm vĩnh cửu: Bộ phận này có tác dụng tạo ra momen khi bộ phận đai nhôm quay trong từ trường của nó
  • Hộp số cơ khí: Bộ phận này có nhiệm vụ hiển thị số vòng quay của đĩa nhôm khi nó được gắn với trục của đĩa nhôm

Cấu tạo đồng hồ công tơ điện

Nguyên lí hoạt động đồng hồ công tơ điện 1 pha

Khi có dòng điện chạy qua phụ tải thì các bộ phận của công tơ điện sẻ bắt đầu hoạt động ngay tại cuộn vòng mà dòng điện đi qua sẻ tạo ra một luồng điện từ bên dưới đĩa nhôm có gắng trục rơ le liên kết với dãy số hiển thị cơ khí

Cùng thời điểm đó, dòng điện cũng tạo ra 2 luồng thông từ trên cuộn áp trong đó có 1 luồng từ tác động trực tiếp lên đĩa nhôm, dưới sự tác động của 2 luồng nó sẻ tạo ra momen làm cho đĩa nhôm quay trong cục nam châm vĩnh cửu, chính vì thế nó sẻ tạo ra 1 luồng momen cản làm cân bằng vòng quay từ đó cho ra chỉ số điện năng tiêu thụ dựa vào số vòng quay đĩa nhôm

Khi đĩa nhôm quay đồng nghĩa nó sẻ làm cho trục số nhỏ và hiển thị trên màn hình đồng hồ. Đó là nguyên lí hoạt động của đồng hồ cơ tơ điện, nhìn chung thì cơ chế hoạt động không có gì quá khó

Nguyên lí hoạt động công tơ điện một pha

Ý nghĩa các thông số trên đồng hồ điện 1 pha

Nhiều bạn khi nhìn vào đồng hồ công tơ điện thì sẻ không thể nào hiểu hết được các thông số được ghi trên đó, việc nắm bắt và hiểu được các kí tự, ý nghĩa các thông số bạn sẻ dễ dàng quản lí được lượng điện năng tiêu thụ cũng như cách chọn mua thiết bị sao cho phù hợp.

y-nghia-cac-thong-so-tren-dong-ho-dien-1-pha
Ý nghĩa các thông số trên công tơ điện

Dưới dây là các thông số bạn cần quan tâm

  • 220V: Đây là chỉ số hiện điện thế hay điện áp định mức
  • 10(40)A: Cường độ dòng điện định mức của đồng hồ là 10A nhưng bạn có thể sử dụng tối đa 40A mà vẫn đảm bảo độ chính xác. Tuy nhiên khi vượt mức 40A thì đồng hồ trở nên quá tải dẫn đến sai lệch con số
  • 450 vòng/kWh: Số vòng quay đạt đến 450 vòng với công suất tiêu thụ là 1kwh, đối với loại đồng hồ 900 vòng / kWh hay 225 vòng/ kWh cũng tương tự như vậy. Xem thêm 1Kwh bằng bao nhiêu số điện
  • Cấp 2: Con số này có nghĩa là cấp chính xác của đồng hồ, sai số của cấp này là 2% trên toàn dải đo, đối với loại cấp 1 hay 0,5 cũng tương tự như vậy
  • 50 Hz: là tần số lưới điện.

Cách đấu công tơ điện 1 pha 2 dây gián tiếp

Để thực hiện việc đấu công tơ điện 1 pha 2 dây dán tiếp thì bạn cần phải tìm hiểu sơ đồ lắp đặt, tham khảo hình bên dưới:

so-do-lap-dat-dong-ho-cong-to-dien
sơ đồ đấu dây công tơ điện 1 pha gián tiếp

Dựa vào sơ đồ trên bạn có thể thấy các con số 1, 2, 3, 4 cụ thể kí hiệu các sợi dây như sau:

  • Dây số 1: Kí hiệu của dây pha nóng vào
  • Dây số 2: Kí hiệu dây pha nóng ra
  • Dây số 3: Kí hiệu của dây trung hòa vào
  • Dây số 4: Kí hiệu dây trung hòa ra

>> Tìm hiểu thêm: Cách đấu điện 3 pha

Khi thực hiện cách đấu lắp công tơ điện 1 pha, bạn cần đấu dây số 3 và số 4 cùng nhau, đồng thời để xác định dây pha nóng, các bạn chỉ cần sử dụng bút thử điện, khi bút thử điện sáng đồng nghĩa đây là dây nóng và ngược lại là dây nguội

Xem video hướng dẫn chi tiết:

Cách đấu công tơ điện 3 pha

Cách đấu công tơ điện 3 pha cũng khá đơn giản, tương tự với cách trên nhưng bạn cần phải lưu ý kĩ phân biệt rõ ràng về cách đầu nối và thực hiện các bước dưới đây

Đấu công tơ điện 3 pha trực tiếp

Sơ đồ đấu công tơ điện 3 pha trực tiếp
Sơ đồ nối công tơ điện 3 pha trực tiếp

Bước 1: Ngắt hết điện trong gia đình

Bước 2: Loại bỏ lớp bảo vệ dây điện 3 pha rồi siết chặt đầu tiếp xúc dây cáp với đồng hồ

Bước 3: Tiến hành mở nắp đồng hồ điện rồi thực hiện cách đấu như sau:

Trên công tơ điện sẻ có 8 điểm đánh số từ 1 – 8 và bạn cần chia thành 4 nhóm sau:

  • Nhóm A: 1 là vào 2 là ra
  • Nhóm B: 3 là vào 4 là ra
  • Nhóm C: 5 là vào 6 là ra
  • Nhóm D: 7 là vào 8 là ra ( nhóm D là dây trung tính)

Xem video hướng dẫn chi tiết

Cách đấu công tơ điện 3 pha gián tiếp

Đối với công tơ điện gián tiếp có phần phức tạp hơn bởi thiết bị này có đến 11 đầu ra. Cách đấu thì cũng tương tự với công tơ trực tiếp nhưng gộp chúng thành các nhóm sau:

  • Nhóm pha A: bao gồm tín hiệu điện áp pha A (đầu số 2) và tín hiệu dòng pha A (đầu số 1 và đầu số 3)
  • Nhóm pha B: bao gồm tín hiệu điện áp pha B (đầu số 5) và tín hiệu dòng pha A (đầu số 4 và đầu số 6)
  • Nhóm pha C: bao gồm tín hiệu điện áp pha C (đầu số 8) và tín hiệu dòng pha A (đầu số 7 và đầu số 9)
  • Nhóm Trung tính (N): bao gồm tín hiệu điện áp trung tính (đầu số 10 và 11 đã được nối với nhau)
Sơ đồ đấu công tơ điện 3 pha gián tiếp
Sơ đồ đấu công tơ điện 3 pha gián tiếp

*Lưu ý:

  • Đấu nối đúng pha
  • Tín hiệu nối phải chắc chắn
  • Ngõ ra thứ cấp biến dòng đo lường pha A thì nối vào tín hiệu dòng pha A, có ký hiệu đầu (k) và cuối (l), không được lẫn lộn.
  • Khi luồn dây qua lỗ biến dòng cần phải đúng chiều K qua L, không được lẫn lộn.

Có nên đấu 2 công tơ điện song song không ?

Hiện nay có rất nhiều bạn đang tìm hiểu cách đấu 2 công tơ điện song song, các bạn đừng dại dột khi thực hiện cách đấu này nhé bởi vì:

– Thứ 1: Khi thợ điện ngắt điện ngoài trụ thì toàn bộ điện sau CB nhà bạn sẻ bị ngắt nhưng kiểu lắp này thì bạn ngắt CB xem đằng sau CB của bạn vẫn có điện do được chia sẻ từ công tơ bên cạnh, kết quả việc ngắt CB không có tác dụng (Điều này làm xảy ra tai nạn điện và có thể dính líu đến pháp luật)

– Thứ 2: Đồng hồ không thể làm việc chia đôi được dòng điện

– Thứ 3: Nếu muốn sử dụng 2 nguồn điện đồng thời một lúc thì phải dùng đến hệ thống “hòa lưới” như điện mặt trời đang làm. Điện mặt trời và điện hòa lưới chạy song song với nhau, ví dụ điện mặt trời cung cấp năng lượng là 1kW/h và phụ tải nhà bạn đang dùng là 2kW/h thì bộ “hòa lưới” sẻ làm nhiệm vụ sử dụng điện mặt trời và lấy thêm 1kW điện lưới để cung cấp phụ tải cho bạn đang dùng.

Khi phụ tải bạn dùng < 1kw/h hoặc =0 thì bộ hóa lưới đó sẻ đẩy 1kW/h đó vào điện lưới. Nếu bạn lắp công tơ điện 2 chiều thì việc đẩy 1kW/h vào lưới điện sẻ giảm đi 1 số điện, còn nếu không lắp công tơ điện 2 chiều thì bạn đẩy 1kW vào lưới điện sẻ làm công tơ bạn quay cứ như bạn đang dụng công suất 1kW cho dùng bạn không dùng tý nào mà bị cho thêm nhưng cũng bị tính là vi phạm cơ chế gian lận điện

Quá trình đấu đồng hồ công tơ điện phải thực hiện đúng kĩ thuật tránh trường hợp đấu lắp sai dẫn đến chập cháy, gây nguy hiểu cho hệ thống điện và người sử dụng. Nếu bạn đang khó khăn trong quá trình lắp đặt thì nên nhờ thợ sửa điện nước Đà Nẵng