Cách đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng kim

Đồng hồ vạn năng kim mang đến cho người dùng sự thân thiện, thiết bị này ra đời từ khá lâu nhưng vẫn được nhiều thợ điện, kỹ sư điện tin tưởng sử dụng. Bên cạnh khả năng đo điện áp, điện trở… thiết bị này còn đảm cung cấp phép đo dòng điện 1 chiều nhanh và chính xác.

Điện áp 1 chiều thường gặp ở đâu?

Điện áp 1 chiều được ký hiệu DC, là hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện qua mạch một chiều, có giá trị luôn luôn là dương hoặc là âm. Bạn có thể bắt gặp nó tồn tại trong cuộc sống với những vật dụng, thiết bị điện như pin, ắc quy. Bên cạnh đó, điện áp 1 chiều cũng có ở đầu ra các bộ chỉnh lưu từ dòng xoay chiều sáng dòng 1 chiều có sử dụng diode hay thyristor.

Đo điện áp DC thường gặp trên pin, ắc quy

Đồng hồ đo điện được sử dyngj để đo dòng điện 1 chiều DC

Để đo điện áp 1 chiều sẽ có rất nhiều các công cụ khác nhau, điển hình như vôn kế một chiều, ampe kìm và đồng hồ vạn năng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như mang đến kết qủa chính xác cao thì đồng hồ vạn năng vẫn được ưu tiên hàng đầu.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng đồng hồ đo vạn năng

Cách đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng kim

Đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng kim khá dễ dàng, bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Chèn đầu dò màu đỏ và màu đen vào đồng hồ vạn năng với các giắc tương ứng, tùy thuộc vào các phép đo dòng điện cao hay thấp. Một giắc được ký hiệu “mA” biểu thị cho phép đo dòng điện thấp và giắc ký hiệu “A” biểu thị các phép đo dòng điện cao. Cắm đầu dò màu đỏ vào các giắc này, đầu dò màu đen cắm vào chân COM.
  • Bước 2: Đặt công tắc ở dòng điện DC và chọn phạm vi. Tốt hơn hết nên để ở phạm vi tối đa, bạn có thể giảm xuống sau. Điều này tránh tình trạng quá tải đồng thời bảo vệ thiết bị đo điện.
  • Bước 3: Tắt nguồn cung cấp trong mạch.

Quy trình đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng kim thực hiện dễ dàng

Các bước thực hiện đo dòng điện với đồng hồ vạn năng kim.

  • Bước 4: Kết nối đầu dò màu đỏ của đồng hồ vạn năng kim về phía cực dương “+” và o màu đen về phía cực âm “-” theo chiều của dòng điện một chiều trong mạch thí nghiệm. Và mắc đồng hồ vạn năng nối với thí nghiệm.
  • Bước 5: Bật nguồn điện và tối ưu hóa phạm vi của vạn năng bằng cách giảm caccs bước chuyển đổi bộ chọn để làm lệch hướng tối đa của con trỏ.
  • Bước 6: Đọc kết quả đo dòng điện, nếu kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, thì bạn nên chuyển sang vị trí DC.A – 25mA để đo được kết quả chính xác hơn.

Lưu ý: Đồng hồ vạn năng kim được cung cấp với một núm điều chỉnh để đặt kim về vị trí 0. Vì vậy, trước khi tiến hành đom cần đảm bảo kim phải chỉ về 0. Nếu không, kết quả sẽ không chính xác.

Có thể bạn quan tâm:

  • Ampe kìm có đo được dòng 1 chiều không?
  • Hướng dẫn đo điện áp một chiều bằng đồng hồ vạn năng điện tử

Lưu ý khi đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng kim

Để đảm bảo an toàn cho người dùng, khi thực hiện đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng bạn cần tuân thủ các lưu ý:

  • Khi thực hiện đo lường, hãy đảm bảo nắm chắc các bước thực hiện. Đồng thời, người dùng phải chọn đúng thang đo để kết quả đo chính xác nhất.
  • Khi kết nối que đo, hãy đảm bảo kết nối chắc chắn với mạch, tránh chập chờn có thể gây nguy hiểm cho mạch và người thao tác.
  • Nếu muốn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng kim đảm bảo an toàn và độ chính xác cao, tuyệt đối không để thang đo điện áp để thực hiện đo dòng điện, điều này dễ gây hỏng hóc thiết bị.

Lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng kim

Đảm bảo an toàn nhờ tuân thủ nguyên tắc đo dòng điện.

Mua đồng hồ vạn năng kim đo dòng điện nào tốt?

Đồng hồ vạn năng Sanwa YX-360TRF

Đây là một trong những mẫu đồng hồ vạn năng kim được ứng dụng nhiều hiện nay, nó đảm bảo mang đến cho người dùng nhiều tính năng, độ chính xác cao.

Sản phẩm đáp ứng 4 chức năng đo lường chính là đo điện trở, điện áp 1 chiều, điện áp xoay chiều và đo cường độ dòng điện. Được trang bị màn hình kim với các vạch chỉ thị cũng ký hiệu rõ ràng giúp bạn đọc kết quả đo và thực hiện đo lường dễ dàng hơn.

Đồng hồ vạn năng Sanwa YX-360TRF mang đến nhiều chức năng khác như: tính toán giá trị điện trở, kiểm tra thông mạch, kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện hay kiểm tra diode.

So với đồng hồ vạn năng điện tử, thiết bị này dễ dàng sửa chữa hơn và có mức giá thành khá phải chăng, phù hợp ngân sách của nhiều người.

Đồng hồ vạn năng Sanwa YX-360TRF

Đồng hồ đo điện Sanwa YX-360TRF dễ dàng sử dụng, cho độ chính xác cao.

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S

Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại của Nhật Bản, đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S đảm bảo mang đến độ tin cậy cao. Đồng hò đo Kyoritsu 1109S được thiết kế chắc chắn, phù hợp với nhiều kỹ sư, thợ điện….

Bên cạnh khả năng đo điện áp AC/DC đến 1000V, sản phẩm còn đảm bảo khả năng đo dòng điện tới 250 MA. Với thiết kế màn hình sắc nét, khả năng chống va đập tối đa giúp tăng tuổi thọ hoạt động cho đồng hồ vạn năng.

Kyoritsu 1109S cung cấp phạm vi đo rộng

Kyoritsu 1109S cung cấp phạm vi đo rộng.

Bạn hoàn toàn có thể dùng đồng hồ vạn năng Kyỏitsu 1109S để đo dòng 1 chiều như sau:

  • Bước 1: Trước tiên bạn cắm que đo màu đen vào đầu COM và que màu đỏ vào đầu dấu “+”.
  • Bước 2: Đặt chuyển mạch của đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S ở thang DCA – 250mA.
  • Bước 3: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
  • Bước 4: Bạn kết nối que màu đỏ của đồng hồ vạn năng về phía cực dương “+” và que đo màu đen về phía cực âm “-“ theo chiều của dòng điện một chiều trong mạch thí nghiệm. Và mắc đồng hồ vạn năng KYORITSU nối với thí nghiệm.
  • Bước 5: Bật điện cho mạch thí nghiệm
  • Bước 6: Đọc kết quả đo dòng điện, nếu kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, thì bạn nên chuyển sang vị trí DC.A – 25mA để đo được kết quả chính xác hơn. Đọc kết quả đo sẽ chính bằng giá chỉ của kim trên cung chia độ.

Trên đây là những hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng đo dòng điện 1 chiều chi tiết và đúng cách nhất. Bạn có thể thực hiện theo các bước trên để đo dòng điện DC nhanh và chính xác. Nếu bạn quan tâm và muốn sở hữu sản phẩm này, vui lòng liên hệ với Maydochuyendung.com để được tư vấn, sở hữu sản phẩm chính hãng, giá tốt.