Đau sỏi thận phải làm sao? Cách làm giảm cơn đau sỏi thận?

Đau sỏi thận phải làm sao là thắc mắc của không ít bệnh nhân khi chẳng may mắc phải căn bệnh này. Nhiều người nói rằng đau bụng sỏi thận vô cùng dữ dội, ảnh hưởng tới cả sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy làm gì khi bị đau sỏi thận? Bài viết dưới đây chúng tôi lý giải nguyên nhân khiến bệnh nhân đau sỏi thận và giới thiệu một số cách làm giảm cơn đau sỏi thận để các bạn tham khảo.

Đau bụng sỏi thận là do đâu?

Nguyên nhân gây sỏi thận theo nhiều bác sĩ chuyên khoa là do sự lắng đọng của các chất lẽ ra hòa tan trong nước tiểu nhưng bị kết tinh. Bệnh có thể gặp ở nhiều người, gây nên sự mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh.

Sỏi thận thường di chuyển rồi cọ xát vào đường tiểu ở niệu quản, niệu đạo gây tiểu rắt, tiểu ra máu, ra mủ. Hơn nữa khi có nhiều sỏi trong thận có thể gây tắc đường tiểu, thận bị ứ nước. Thận bị tích nước sẽ tạo áp lực và tác động lên dây thần kinh ở vỏ thận và thận gây ra các cơn đau dữ dội.

Đau sỏi thận thường quặn thắt

Sỏi thận gây đau là bởi sỏi cọ xát vào đường tiết niệu, niêm mạc thận hay do sỏi kẹt ở niệu quản khiến đường tiểu bị tắc nghẽn, cản trở nước tiểu lưu thông. Nước tiểu bị đọng lại làm cho áp lực trong thận tăng gây đau thận.

Ngoài ra các tổn thương do sỏi gây nên trong đường tiết niệu có thể gây nhiễm khuẩn nhiều vị trí như: viêm bể thận, viêm thận, viêm bàng quang khiến các cơn đau càng nghiêm trọng. Do đó đau sỏi thận phải làm sao luôn được nhiều người quan tâm tìm hiểu.

>>> Đọc thêm: Dấu hiệu sỏi thận rơi xuống bàng quang và các biến chứng nguy hiểm

Đau sỏi thận ở vị trí nào?

Sỏi thận phát triển âm thầm, mỗi giai đoạn của bệnh, bệnh nhân sẽ gặp các dấu hiệu khác nhau. Thế nhưng dấu hiệu điển hình nhất vẫn là những cơn đau. Khi sỏi xuất hiện trong đường tiết niệu, thận sẽ gây co thắt, bóp chặt gây tắc đường tiết niệu. Nước tiểu bị tắc, không bài tiết ra ngoài được sẽ gây áp lực tới bể thận gây ra các cơn đau.

Đau sỏi thận thường có một số đặc trưng như:

  • Đau sỏi thận xuất hiện khi bạn vận động mạnh, gắng sức làm gì đó hoặc đi xe đường dài.
  • Cơn đau xuất hiện ở vùng hạ sườn hoặc hai bên hố thắt lưng rồi lan dần xuống háng, đùi, bụng dưới và cơ quan sinh dục ngoài.
  • Cơn đau quặn thận cấp tính thường kéo dài khoảng 20 phút tới vài giờ. Cơn đau dữ dội vã mồ hôi, dù có đổi tư thế cũng không bớt đau.
  • Tuy nhiên cũng có vài trường hợp sỏi nằm ở bể thận nên cơn đau chỉ âm ỉ, kéo dài.
  • Ngoài cảm giác đau đớn, bệnh nhân mắc sỏi thận còn thấy các dấu hiệu: rối loạn tiểu tiện, sốt cao, buồn nôn, mệt mỏi, ớn lạnh.

5 Cách làm giảm cơn đau sỏi thận

Để có thể giảm đau bụng sỏi thận hay các cơn đau dữ dội do bệnh gây nên, bạn cũng có thể thử một số cách như sau:

Uống nhiều nước

Dù khá đơn giản nhưng cách này vừa phòng ngừa vừa làm dịu các cơn đau sỏi thận. Bệnh nhân nên uống khoảng 8-12 ly nước mỗi ngày, tức là khoảng 2,5 lít nước. Nhớ quan sát màu sắc nước tiểu để đảm bảo uống đủ lượng nước.

Nếu cơn đau sỏi thận tới, bạn có thể uống ngay một cốc nước ấm lúc đó. Cách này cũng giúp giảm đau sỏi thận đơn giản, ai cũng áp dụng được.

>>> Đọc thêm: Đau sỏi thận bên trái – Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Uống nước ép cần tây

Các hoạt chất chứa trong cần tây giúp giảm co thắt cơ trơn các mô xung quanh thận do đó giúp giảm đau. Nếu bạn đang phải chịu những cơn đau do bệnh gây nên hãy thử uống nước ép cần tây rồi nằm nghỉ ngơi sau đó.

Nước ép cần tây hỗ trợ giảm đau do sỏi thận

Chườm nóng

Giải pháp tạm thời này sẽ giúp bạn nhanh chóng dễ chịu hơn. Khi bị cơn đau sỏi thận hành hạ bạn có thể đắp khăn ấm hay chườm nóng lên vị trí đau chừng 2 phút rồi nhằm nghỉ. Nhiệt độ có thể làm tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ bắp, giảm kích thích thần kinh nên giúp giảm đau.

Tuy nhiên lưu ý đừng dùng nhiệt quá cao có thể gây bỏng. Ngoài ra bạn cũng có thể lót tấm nệm nóng rồi tắm nước ấm mỗi ngày cũng giúp giảm đau.

Massage

Cách này cần có chuyên gia hướng dẫn để có hiệu quả tốt. Massage có thể cải thiện lưu thông máu và thư giãn cơ thể do đó có thể giảm đau lâu dài, an toàn. Đồng thời cũng làm giảm tần suất cơn đau, loại trừ sỏi thận.

Nghỉ ngơi, thư giãn

Hoạt động quá sức có thể gây áp lực tới thận làm cho các triệu chứng càng tệ hơn. Chính vì thế bệnh nhân mắc sỏi thận nên vận động nhẹ nhàng, tránh lao động quá sức. Bạn cũng nên hạn chế nằm nghiêng bởi nó làm cho các cơn đau thêm nặng.

Tán sỏi ngược dòng, chữa sỏi thận an toàn, hiệu quả

Như vậy bài viết trên đây có thể giúp các bạn hiểu được khi đau sỏi thận phải làm sao. Tuy nhiên những cách làm giảm cơn đau sỏi thận này chỉ mang tính chất tham khảo và tạm thời, không khỏi được bệnh. Chính vì thế khi phát hiện bản thân bị sỏi thận, cách tốt nhất vẫn là đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là một trong số các địa chỉ chữa sỏi thận uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Với khoa Thận- Tiết niệu hội tụ các bác sĩ giỏi, từng công tác ở một số bệnh viện lớn như: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Pháp,…cùng trang thiết bị y tế hiện đại, kỹ thuật điều trị sỏi thận an toàn, không đau. Do đó bạn có thể hoàn toàn an tâm khi tới khám và điều trị tại đây.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 234529 đội ngũ y- bác sĩ của bệnh viện sẽ tiếp nhận và giải đáp giúp bạn nhé.