CÁCH LUỘC BÚN KHÔ ĐÚNG CHUẨN DAI NGON CHO TỪNG LOẠI MÓN ĂN – Bún Phở Khô Phương Anh

Bún là thực phẩm quen thuộc trong các món ăn Việt. Trong đó, bún khô cũng là một trong những loại bún được chị em nội trợ sử dụng để thay thế cho bún tươi nhờ tính tiện dụng và trong một số món ăn đặc trưng.

Do đặt tính sợi bún khô, nhuyễn nên sẽ dễ bị gãy và khi luộc, nếu không khéo sẽ dễ làm bún bở, dễ đứt đoạn, dính,… Hôm nay, Bún khô Phương Anh xin hướng dẫn đến các chị em cách luộc bún khô không bị dính, nở, nhão, giữ được độ dai cho từng loại món ăn.

Chọn bún khô để luộc

– Màu sắc: Bún gạo không qua tẩy trắng sẽ có màu trắng ngà giống hạt gạo, sau khi nấu sẽ có màu trắng đục.

– Hương vị: Do được làm từ gạo nguyên chất nên bún gạo ngon sẽ cho vị gần giống gạo, không có vị chua.

– Sợi bún: Sợi bún dài đều, có độ dai nhất định.

– Nước sau khi trụng bún: nước sánh, đục như nước vo gạo, do không có chất phụ gia nên sẽ có mùi thơm của cơm.

Bạn nhớ chú ý hạn sử dụng của bún nhé. Hạn sử dụng của bún khô thường rất lâu đến cả 12 tháng hoặc có thể hơn nếu bảo quản tốt.

-> Có thể thấy chất lượng sợi bún ban đầu cũng quyết định một phần đến thành phẩm sau khi luộc. Bún khô Phương Anh với quy trình sản xuất tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bên cạnh đó còn đảm bảo chất lượng sản phẩm, mang đến cho khác hàng món bún chất lượng, chuẩn dai ngon.

Cách luộc bún khô đúng chuẩn cho từng món ăn

Cách luộc bún khô thông thường

Bún khô khi mua về thường rất cứng và dễ gãy nên khi bẻ bạn chú ý không làm nát sợi bún để tránh khi luộc bún sẽ không được ngon. Chúng tôi khuyên bạn không nên bẽ và chỉ cần bóc bao bì lấy bún ra ngâm nước sạch trước.

Lúc này bắt một nồi nước lên bếp, ước chừng có thể ngập hết phần bún, bật lửa đun sôi. Khi nước đã sôi thì cho một chút dầu ăn và một chút muối vào, cuối cùng thì cho phần bún khô.

Sau đó tiếp tục đun cho bún nở dần từ 4-5 phút, lâu lâu bạn khuấy lên để bún không bị dính. Đến khi nước sánh lại và trắng đục, dẻo thì sợi bún đã chín và bạn có thể tắt bếp.

Tiếp theo bạn bỏ bún ra nước, khoáy đều với nước lạnh càng nhiều càng tốt, cho đến khi sợi bún nguội hẵn (thường từ 2-3 lần với nước lạnh). Phải đảm bảo xả nước lạnh thật sạch không cho sợi bún còn nóng hoặc ấm vì nếu không sợi bún sẽ bị dính lại. Bạn để ráo khoảng 5 phút, sau đó xáo đều lại và để thêm cho bún không còn ướt nữa sẽ dùng rất ngon.

Cách luộc bún khô cho món xào

Ngâm nước lạnh: ngâm bún từ 10 – 15 phút trong nước lạnh, bóp bún có cảm giác hơi mềm thì giũ nhẹ cho sợi bún tơi ra, không bám vào nhau và vớt bún ra.

Luộc hay trụng bún: muốn bún có cảm giác giòn dai bạn nên luộc, hay trụng nhanh trong nước sôi lửa lớn. Vớt bún đặt vào tô nước đá, sau đó vớt bún để khô.

Trộn bún: để sợi bún không bị dính bạn có thể trộn bún với dầu ăn hoặc lòng trắng trứng gà. Ngoài ra để sợi bún thơm hơn, vị ngon hơn sau khi xào, bạn nên cho vào bún một muỗng cà phê giấm và trộn đều bún trước khi xào nhé.

Cách luộc bún khô sợi lớn

Cách này sử dụng cho các loại bún sợi lớn như bún bò hoặc bún chả cá.

– Bẻ đôi hoặc để nguyên cọng bún cho vào xoong, đổ nước vào, canh sao cho nước ngập gấp đôi số lượng Bún khô. Cho tí giấm và tí muối vào và để lửa vừa cho Bún nở từ từ. Giấm làm cho sợi bún được dai và trắng. Lấy tay bấm thử thấy vừa ăn là được. – Đổ Bún ra rổ và xả lại bằng nước lạnh để trôi hết các chất rền và để khoảng 30 phút cho bún ráo là ăn được. – Nếu muốn ăn liền thì khi luộc Bún xong phải xả bằng nước thật nóng cho trôi các chất rền thì bún sẽ mau ráo hơn.

Trên đây là cách luộc bún khô cho một số món ăn quen thuộc, ngoài ra, Bún khô Phương Anh sẽ chia sẻ thêm nhiều món ngon khác từ nguyên liệu bún khô, mời các bạn cùng xem thêm tại các bài viết page nhé.

Bún khô Phương Anh chúc bạn áp dụng tốt những bí quyết trên để mang lại thật nhiều món ăn dinh dưỡng, an toàn và tiện lợi cho gia đình.