Cách nấu cháo chân dê – Tuyệt chiêu giúp mẹ sau sinh gọi sữa về “ướt áo”

CÁCH NẤU CHÁO CHÂN DÊ CHO MẸ SAU SINH THA HỒ GỌI SỮA VỀ NHANH CHÓNG

cách nấu cháo chân dê

Nguyên liệu nấu cháo chân dê:

  • 3 – 4 chân dê
  • 1 lon gạo nếp
  • 15gr thông thảo
  • 25gr hạt sen
  • 25gr ý dĩ
  • 1 củ gừng nhỏ
  • 2 quả chanh tươi
  • Gia vị đầy đủ

Mẹo lựa chọn chân dê để nấu cháo thơm ngon: chân dê bán ở ngoài thường được thui sẵn trên lửa. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn chân dê tươi, chưa thui, như vậy sẽ dễ đánh giá độ tươi ngon, chất lượng.

cháo chân dê

Cách nấu cháo chân dê ngon:

Bước 1: Sơ chế chân dê

Cách sơ chế chân dê để nấu cháo không bị hôi, khó ăn:

Công đoạn sơ chế chân dê không khó nhưng cần có nhiều thời gian để tẩm ướp, trộn chân dê với nước cốt chanh. Vì vậy, bạn nên tiến hành sơ chế 3 – 4 tiếng trước khi nấu, căn đúng thời gian nấu sao cho tiện lợi nhất.

Chân dê mua về đem thui vàng, ở quê có thể thu bằng rơm còn nếu không bạn có thể thu trên bếp gas có lửa to, thui vàng đều hết tất cả các mặt rồi dùng dao lam cạo sạch hết lông, vỏ bị đen. Đồng thời chặt bỏ phần móng nhọn ở đầu, rửa sạch nhiều lần bằng nước sạch, để ráo nước.

cách nấu cháo dê

Tiếp theo, cho chân dê vào tô to, ướp cùng với 1 thìa canh dầu ăn + 2 quả chanh vắt lấy nước cốt. Bóp đều tất cả các chân để chanh ngấm vào bên trong. Trộn khoảng 5 phút thì bọc kín lại bằng màng bọc thực phẩm, cho vào tủ lạnh ngăn mát, để khoảng 3 – 4 tiếng để chanh ngấm vào trong, loại bỏ mùi hôi ở chân dê.

Sau 3 – 4 tiếng để trong tủ lạnh thì đem ra, rửa lại 2 – 3 lần dưới vòi nước lạnh, để ráo nước.

cách nấu cháo dê đậu xanh

Bắc lên bếp một nồi nước 500ml, đập dập 1 nhánh gừng nhỏ, đun sôi rồi cho chân dê vào trụng sơ qua 3 – 4 phút (không nên trụng quá lâu sẽ làm thịt bị dính, mất chất). Vớt chân dê ra để nấu cháo. Chỉ cần thực hiện theo những bước ở trên thì chân dê khi nấu sẽ không có mùi hôi, ngọt nước, đầy đủ dinh dưỡng.

Chân dê sau khi sơ chế thì chặt thành từng miếng vừa ăn.

  • >> Xem thêm: Cách nấu cháo cua đồng cho bé – Bí quyết giúp bé ăn khỏe, tăng cân

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Gạo nếp đem vo 2 lần nước. Để rút ngắn thời gian nấu, bạn nên ngâm gạo trong khoảng 30 phút.

Thông thảo, hạt sen, ý dĩ đem rửa sạch, đem ngâm với nước từ 30 phút đến 1 tiếng cho nở đều, khi nấu sẽ nhanh mềm hơn.

cách nấu cháo chân dê cho bà đẻ

Bước 3: Nấu cháo chân dê

Bắc chảo lên bếp, đun sôi 1 – 2 thìa canh dầu, cho chân dê vào xào sơ qua để thịt săn lại, tắt bếp, cho ra nồi hầm. Như vậy khi nấu cháo sẽ ngon hơn.

Bắc nồi lên bếp để hầm chân dê, lượng nước nhiều thì nấu cháo loãng, nước ít thì nấu cháo đặc. Tùy theo khẩu vị của mỗi người. Khi hầm thì cho thêm một chút muối để ngọt nước. Ninh chân dê trong khoảng 60 phút đến khi chân mềm nhừ. Để tiết kiệm thời gian thì bạn có thể hầm bằng nồi áp suất, chỉ mất từ 15 – 20 phút.

Khi chân dê chín nhừ thì cho tiếp gạo nếp, thông thảo, hạt sen, ý dĩ vào nồi hầm. Đến khi tất cả các nguyên liệu đều chín nhừ thì nêm nếm gia vị và tắt bếp.

cách nấu cháo dê ngon

Bước 4: Hoàn thành và thưởng thức

Tùy theo khẩu vị của mỗi người, khi ăn có thể cho thêm một chút hành hoa thái nhỏ, vớt bỏ phần bã thông thảo.

Nếu ăn cháo chân dê gạo nếp khiến các mẹ sau sinh cảm thấy ngán thì hãy cho thêm gạo tẻ vào nấu cùng nhé.

Ngoài ra, chị em có thể cho thêm vài hạt đậu xanh vào hầm. Cách nấu cháo chân dê đậu xanh cũng giống hệt với các thức ở trên. Trước khi nấu, đậu xanh đem vo, vớt hết hạt lép, ngâm khoảng 30 phút cho đỗ xanh nở. Khi ninh chân dê chín thì cho đậu xanh cùng với gạo nếp vào hầm chín, nêm nêm gia vị và thưởng thức.

Đặc biệt, món cháo chân dê không chỉ bổ với các mẹ sau sinh mà còn tốt cho sức khỏe của mẹ và bé đang trong thời kỳ mang thai, các quý ông, giúp tăng cường sinh lực ,bổ thận, tráng dương.

cách nấu cháo chân dê ngon

Lưu ý cực kỳ quan trọng khi ăn cháo chân dê và thịt dê

Tuy thịt dê, chân dê rất bổ dưỡng nhưng chị em sau sinh không nên ăn một cách lạm dụng có thể sẽ dẫn đến tăng nguy cơ viêm nhiễm trong có thể, khiến vết mổ lâu lành (đối với người sinh mổ). Các chuyên gia khuyên:

  • Đối với mẹ bầu đang mang thai: Chỉ nên ăn một bữa thịt dê/tháng để ngăn ngừa chứng thiếu máu, làm giảm triệu chứng ốm nghén, khó tiêu, đầy hơi, giúp xương bé phát triển khỏe mạnh
  • Đối với chị em sau sinh: Nên ăn 1 – 2 bữa cháo/ tuần, kết hợp cùng các món cháo bổ dưỡng khác như cháo móng giò, cháo lươn, cháo rau ngót thịt lợn…