Cây mây là cây gì? Đặc điểm hình thái, kỹ thuật trồng và chăm sóc

Mây là loại cây rất quen thuộc với người Việt được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong ngành thủ công mỹ nghệ. Với xu hướng phát triển từ truyền thống đến hiện đại, cây mây ngày càng được biết đến và sử dụng nhiều hơn. Góp phần quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và giúp cho không gian sống thêm “xanh” và an toàn với sức khỏe con người.

Cây mây là cây gì?

Mây là tên gọi chung của khoảng 600 loại cây thực vật có tên khoa học là Calamus tetradactylus Hance. Chúng phân bố chủ yếu ở khác khu vực có khí hậu nhiệt đới của châu Phi, châu Úc và châu Á. Loại cây này có thể thích nghi tốt với mọi điều kiện sống khác nhau.

Ở nước ta, xuất hiện phổ biến nhất là loại mây nếp. Nó có thể chịu sâu bệnh rất tốt và phát triển thuận lợi trong mọi điều kiện thời tiết. Cây mây có thể sử dụng làm hàng rào, làm đồ thủ công mỹ nghệ và nhiều ứng dụng khác nhau tùy theo mục đích của con người.

Cây mây rừng

>> Xem thêm: Địa chỉ uy tín và bán tấm lưới mây mắt cáo tự nhiên giá rẻ tại TPHCM

Đặc điểm hình thái

Cây mây thường phát triển thành bụi được mô tả như ruột gà. Đặc điểm của loại cây này như sau:

Thân

Thân cây bóng đẹp, bền dẻo, dễ uốn và khá nhẹ. Thân ngầm rất cứng, thường có màu đen, nằm sát dưới mặt đất. Phần thân sinh khí phát triển thành từng cụm có nhiều thân mọc lên từ thân ngầm.

Thân sinh khí có đường kính từ 0,8cm – 1.2cm tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu, có thể đạt chiều dài đến 30 mét, thậm chí là cao hơn nữa. Nó được bao bọc bởi các lớp bẹ lá màu xanh lá cây. Ngoài bẹ lá có nhiều gai nhọn nên chúng thường được trồng làm hàng rào bảo vệ công trình. Thân cũng chia thành nhiều đốt, mỗi đốt có để dài từ 15 – 40cm.

Gai mây
Gai mây

Lá mây mọc đơn, xẻ như lông chim. Lá mây trưởng thành có thể dài đến 1 mét mọc thành từng cụm, mỗi cụm có từ 2 – 4 lá. Thùy lá dài trung bình khoảng 30cm và rộng từ 2 – 3cm.

Hoa

Hoa mây mọc thành từng cụm thường ra hoa khoảng tháng 5, tháng 6 hàng năm. Hoa mây khá đặc biệt bởi các tay mây phát triển ở phía ngọn. Mỗi cụm hoa có rất nhiều chùm hoa khác. Chúng có màu vàng mang hương thơm tự nhiên đặc trưng.

Quả

Quả mây thường xuất hiện sau khoảng 4 – 5 năm trồng và chăm sóc. Quả mây có kích thước nhỏ với đường kính chỉ khoảng 0,6cm và có hình cầu. Bề mặt vỏ quả có vảy lớn xếp ở ngoài. Một cây mây trưởng thành có thể có khoảng 5000 quả mây, mỗi quả chỉ có 1 hạt.

Khi còn non quả mây có lớp vỏ mềm, màu trắng có vị đắng. Khi già vỏ quả mây rất cứng và có màu nâu đen có vị hơi ngọt, có thể ăn được.

Rễ

Rễ cây mây rất khỏe, bám chắc vào lòng đất. Rễ cây mây sinh trưởng rất nhanh, dễ dàng thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau. Vỏ rễ mây khá rắn, lõi bên trong cứng và lô. Rễ cây có xu hướng nổi lộ trên mặt đất trong quá trình phát triển. Những cây già hoặc những cây có thân ngầm kích thước lớn thì bộ rễ mây cũng rất lớn.

Phân loại cây mây

Ở nước ta cây mây được phân thành các loại như sau:

Các loại cây mây nguyên liệu dùng trong đan lát

Mây nguyên liệu dùng trong đan lát gồm có mây rừng, mây nếp, mây tẻ và mây gai.

  • Cây mây rừng: Có rất nhiều gai sắc nhọn, khi trưởng thành gai mây có màu đen, lá sẽ khô và rụng dần. Thân cây mây chuyển từ màu vàng nhạt sang màu xanh đậm. Khi cây đã ra hoa và kết trái thì bà con có thể thu hoạch để đan lát đồ thủ công mỹ nghệ, phục vụ sinh hoạt và xuất khẩu.
  • Cây mây nếp: mây nếp có thân bóng đẹp, khá nhẹ, dễ uốn dẻo và kết hợp với các vật liệu khác. Nó thường được sử dụng để đan lát rổ rá, làm bàn ghế và làm nguyên liệu để sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang các nước khác.
  • Cây mây tẻ: Mây tẻ được trồng nhiều ở huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình. Lá nhỏ và nhạt màu hơn mây nếp nhưng lại rất sai quả. Sợi mây thường có màu vàng mỡ gà, đặc tính dẻo dai hơn so với sợi mây nếp.
  • Cây mây gai: mây gai có lớp gai bên ngoài rất sắc nhọn. Sau khi được thu hoạch và xử lý ban đầu nguyên liệu mây gai cũng cho giá trị kinh tế rất cao với nhiều ứng dụng phổ biến trong đời sống cũng như xuất khẩu.

>> Xem thêm: Sản phẩm giỏ mây tre đựng quà tết đẹp.

Mây rừng
Mây rừng

Các loại cây mây khác

Bên cạnh các loại mây nguyên liệu thì ở nước ta còn một số loại mây khác là mây thái, mây cảnh, mây Indonesia và mây phong thủy. Đặc điểm hình thái từng loại như sau:

  • Cây mây Thái:

    Là loại mây có nguồn gốc từ Thái Lan. Thân cây có nhiều gai nhỏ nhưng không nhọn và dễ bóc bỏ. Quả có vảy với lớp vỏ ngoài màu nâu, cùi quả có vị chua chua, ngọt ngọt đặc trưng và rất giàu dinh dưỡng. Thế nên quả mây Thái thường được dùng làm thực phẩm và làm quà biếu.

  • Cây mây cảnh:

    Có tên khoa học là Rhapis excels còn được gọi với nhiều loại tên khác như: Trúc mây, trúc cần câu, mật cật,…Cây mây cảnh mọc thành từng bụi, cao từ 1 – 2m và có tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Thân cây thường trơn nhẵn, có nhiều đốt, các rễ phụ lộ thiên trên mặt đất. Lá mây cảnh có dạng kép chân vịt với màu xanh đậm tươi sáng, đầy sức sống.

  • Cây mây Indonesia:

    Cây mây Indonesia có nguồn gốc xuất xứ từ Indonesia thường được trồng để thu hoạch quả. Loại cây này có tên khoa học là Salacca Zalacca thuộc họ nhà Cọ. Quả mây Indonesia mọc thành từng chùm có phần cùi dày, ăn rất thơm ngon. Thân cây khá thấp nhưng lá có thể dài đến 6 mét.

  • Cây mây phong thủy:

    Cây mây phong thủy có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản cao từ 1 -2m. Loại cây này thường được trồng để thu hút tài lộc, mang lại nhiều may mắn, vượng khí cho gia chủ. Lá cây có màu xanh đậm, tươi tốt quanh năm trông rất đẹp mắt. Cây mọc thành từng bụi, có khả năng chịu bóng râm nên thường được trồng để làm cây cảnh nội thất.

>> Tham khảo: So sánh tấm mây đan tự nhiên và tấm nhựa giả mây đan.

Kỹ thuật gieo trồng cây mây nguyên liệu

Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và thu hái mây nguyên liệu được thực hiện như sau:

Trồng và chăm sóc cây mây
Trồng và chăm sóc cây mây

Thu hái quả mây

Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm quả mây sẽ chín và cho thu hoạch. Quả sẽ chuyển từ màu xanh sang màu trắng vàng. Sau khi hái về bà con sẽ đem ủ vài ngày để quả chín đều làm thực phẩm hoặc xuất bán.

Gieo hạt mây nếp

Hạt mây có thể gieo trực tiếp từ quả hoặc tách lấy hạt rồi mới đem gieo. Bà con đem ngâm quả trong vòng 24 giờ với nước lạnh rồi đãi sạch vỏ và cùi để lấy hạt. Trước khi đem gieo hạt mây phải được hong khô và bảo quản nơi thoáng mát.

Kỹ thuật gieo hạt mây nếp như sau:

  • Chọn đất để gieo hạt: Là những khu vực đất pha cát, bằng phẳng, có đủ độ ẩm và khả năng thoát nước tốt. Bà con đánh đất thành từng luống rộng từ 0,8m – 1m rồi bón lót phân chuồng hoai trên 1 mét vuông bề mặt luống.
  • Nếu gieo quả mây thì khoảng 4 tháng hạt bắt đầu nảy mầm. Nếu gieo bằng hạt thì bà con phải xử lý hạt trong nước ấm khoảng 45 độ và ngâm rửa chua 12 giờ trước khi gieo trồng.
  • Thời điểm gieo hạt mây nếp tốt nhất là khoảng đầu tháng 5. Các hạt đã được xử lý cần được rắc đều trên mặt luống theo mật độ 2kg hạt trên 1 mét vuông. Sau đó phủ một lớp đất mịn dày khoảng 1cm trên hạt rồi phủ rơm rạ lên trên.
  • Làm giàn cho cây, chiều cao giàn từ 30cm – 50cm là tốt nhất.
  • Tưới nước đều đặn cho hạt 2 lần mỗi ngày để cấp ẩm cho hạt sớm nảy mầm.

Tạo cây mây con

Hạt mây nảy mầm có 2 lá có thể lấy được cây. Mỗi hốc sẽ trồng 1 – 2 cây. Khoảng cách cây cách cây trên luống từ 5cm – 10cm là tốt nhất.

Kỹ thuật trồng cây mây

  • Đất trồng mây là đất thịt pha cát, giàu mùn, tơi xốp và khả năng thoát nước tốt.
  • Kích thước mỗi hố trồng cây 15cm x 15cm x 15cm là tốt nhất. Bà con nên trồng cây vào mùa xuân, có mưa phùn và khí hậu ấm áp là tốt nhất.

Mô hình trồng mây

  • Trồng cây mây kết hợp cây lấy gỗ và cây ăn quả làm hàng rào quanh nhà
  • Trồng mây với cây lấy gỗ và cây ăn quả tạo thành hàng rào bảo vệ các loại cây ăn quả khác.
  • Trồng mây kết hợp với các loại cây lấy gỗ khác để tạo đường ranh giới phân chia đất giữa các hộ gia đình và bảo vệ gia súc.
  • Trồng mây trong rừng thứ sinh đã qua khai thác.

Chăm sóc và thu hoạch

Quá trình chăm sóc và thu hoạch cây mây được thực hiện như sau:

Khai thác cây mây
Khai thác cây mây

Chăm sóc cây mây

Sau khi trồng cây mây bà con chú ý không nén chặt đất quanh gốc và cũng không được để lỗ quá sâu hoặc hố quá trũng. Sau đó làm choái leo cho cây để cây có điều kiện phát triển tốt nhất.

Chú ý tưới nước 2 lần mỗi ngày cho cây, có thể tưới thêm nước tiểu pha loãng để kích thích sự phát triển của cây. Sau đó làm giàn che cho cây con với độ phủ từ 50 – 70% là thích hợp nhất.

Khi trồng bà con cần chú ý không được làm vỡ bầu đất để không làm ảnh hưởng đến cây. Tùy theo điều kiện nhiệt độ và thời tiết bà con phải chú ý tưới nước, tạo ẩm cho cây trong vòng 3 tháng đầu gieo trồng.

Thu hoạch cây mây

Thời điểm thu hoạch cây mây tốt nhất là vào mùa khô để tránh ẩm và sự xâm lại của vi khuẩn. Bà con sẽ tiến hành cắt những cành đã trưởng thành. Những cành được cắt phải đảm bảo cách mặt đất khoảng 10cm để tạo khoảng trống thuận lợi cho các cây con xung quanh phát triển.

Sau đó róc bỏ vỏ mây từ gốc lên ngọn rồi lột bỏ nó ra. Quá trình thực hiện cần chú ý không được đào vào rễ cây hoặc làm tổn thương đến những cành khác.

Kết luận

Cây mây dễ trồng nhưng khó chăm sóc. Bà con cần chú ý, tìm hiểu và thực hiện đúng theo kỹ thuật canh tác để đảm bảo năng suất cây trồng. Sau khi thu hoạch cũng cần chú ý bảo quản tốt nơi nhà xưởng thông gió. Bà con có thể tìm hiểu thêm tại Tre Trúc Huy Hoàng để được tư vấn thêm thông tin chi tiết.