Chồng đánh vợ gây thương tích xử lý thế nào?

Chắc hẳn chúng ta đã từng chứng kiến cảnh tượng bạo lực gia đình, trong đó điển hình là chồng đánh vợ. Điều này gây ra những hệ lụy không nhỏ cho việc xây dựng hạnh phúc gia đình; ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ và gây mất trật tự, toàn xã hội. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi Chồng đánh vợ gây thương tích xử lý thế nào? hay chưa? Cùng Luật Hoàng Phi giải đáp thắc mắc trên trong nội dung bài viết dưới đây.

Chồng đánh vợ gây thương tích có vi phạm pháp luật?

Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Do vậy, hành vi chồng đánh vợ gây ra thương tích là hành vi vi phạm nghĩa vụ vợ chồng.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 về các hành vi bạo lực gia đình như sau:

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

Mặt khác, tại điểm h khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình quy định:

Như vậy, hành vi chồng đánh đập vợ gây ra thương tích là hành vi bạo lực gia đình và thuộc trường hợp bị cấm. Theo đó, người chồng đã có hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình và sẽ bị xử lý theo quy định.

Chồng đánh vợ gây thương tích xử lý thế nào?

Chồng đánh vợ gây thương tích xử lý thế nào? luôn là băn khoăn của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ – nạn nhân của bạo lực gia đình. Tùy theo mức độ vi phạm mà người chồng thực hiện hành vi đánh vợ gây thương tích có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt vi phạm hành chính

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Tại Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình quy định:

Theo quy định trên, khi một người có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị xử phạt theo một trong hai trường hợp: trường hợp không sử dụng công cụ, phương tiện hỗ trợ thực hiện hành vi bạo lực thì mức phạt sẽ từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng; còn nếu sử dụng phương tiện hỗ trợ hoặc không đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc trong thời gian điều trị thì mức phạt từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng.

Trong đó, thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

Như vậy, chồng đánh vợ gây thương tích sẽ bị áp dụng hình thức phạt tiền (từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng tùy từng hành vi vi phạm như đã phân tích ở trên); đồng thời phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả (xin lỗi công khai nếu như người vợ có yêu cầu).

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Nếu hành vi đánh vợ của người chồng đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định pháp luật thì chồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.

Căn cứ Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

Như vậy, chồng đánh đập vợ dẫn đến người vợ bị thương tích, gây tổn hại sức khỏe mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được pháp luật quy định thì có thể bị đi tù. Tùy theo tỷ lệ thương tật mà hình phạt tù đối sẽ khác nhau.

Qua phân tích ở trên, chúng ta có thể trả lời câu hỏi Chồng đánh vợ gây thương tích xử lý thế nào? đó là chồng sẽ bị xử phạt hành chính và thậm chí ngồi tù tùy theo mức độ vi phạm.

Người vợ nên làm gì khi bị chồng đánh?

Để phòng tránh tình trạng bạo lực gia đình, người vợ bị bạo hành nên thông báo đến Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan Công an để yêu cầu can thiệp đối với hành vi vi phạm nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.

Bên cạnh đó, nạn nhân khi bị bạo hành cũng có thể liên hệ với các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ để được tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ khi bị xâm phạm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc Chồng đánh vợ gây thương tích xử lý thế nào? để Khách hàng tham khảo.