Công an có làm việc thứ 7 không? Lịch làm việc của công an?

Giờ hành chính được hiểu cơ bản là khoảng thời gian làm việc trong một ngày của các chủ thể là những người lao động và thời gian đó sẽ được tính là 8 tiếng cho 1 ngày, trong khoảng thời gian đó thì sẽ không kể giờ nghỉ trưa. Trên thực tế thì ta nhận thấy, thời gian làm việc hành chính của những cơ quan nhà nước sẽ khác nhau ở các địa phương khác nhau thì sẽ không có sự thống nhất. Một vấn đề cũng được rất nhiều người quan tâm là giờ làm việc hành chính của công an là như thế nào? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu công an có làm việc thứ 7 không? Lịch làm việc của công an?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Căn cứ pháp lý: Thông tư số 01/2018/TT-BTC.

1. Tìm hiểu về công an nhân dân:

Công an nhân dân được hiểu cơ bản là lực lượng vũ trang nhân dân có vai trò làm nòng cốt trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ an ninh quốc gia, lực lượng công an nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự cũng như an toàn xã hội.

Lực lượng công an nhân dân Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, và sẽ chịu sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ cũng như lực lượng công an nhân dân Việt Nam sẽ chịu sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an và công an nhân dân Việt Nam được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn theo cấp hành chính từ trung ương đến các cấp cơ sở trên địa bàn cả nước.

Theo pháp luật hiện hành, lực lượng công an nhân dân sẽ có chức năng thực hiện việc tham mưu cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước về quá trình bảo vệ an ninh quốc gia, thực hiện việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh để nhằm có thể phòng, chống tội phạm; lực lượng công an nhân dân sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ và sẽ phải thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; lực lượng công an nhân dân còn có chức năng đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các đối tượng là những thế lực thù địch, các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự cũng như an toàn xã hội.

2. Tìm hiểu về giờ hành chính:

Giờ hành chính được hiểu cơ bản chính là thời gian làm việc trong một ngày của một chủ thể là người lao động. Và, thông thường giờ hành chính làm việc trong một ngày của người lao động sẽ được tính là 8 tiếng cho 1 ngày, trong đó không kể giờ nghỉ trưa.

Hiện nay, ta nhận thấy rằng, thực chất khung giờ này chưa được định nghĩa một cách cụ thể trong các văn bản pháp luật tuy nhiên giờ hành chính lại là cách gọi chung được sử dụng để nhằm mục đích chỉ thời gian làm việc của các chủ thể là những cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thường là dân văn phòng.

Thời gian làm việc hành chính của những cơ quan nhà nước ở những nơi khác nhau sẽ khác nhau và trên thực tế, hiện chưa có văn bản quy định thống nhất về thời gian làm việc hành chính của các cơ quan này.

Thời gian làm việc hành chính của các công ty, cơ quan, doanh nghiệp thì cũng sẽ có quy định khác nhau tùy thuộc vào mỗi đơn vị cũng như căn cứ cụ thể vào nội dung, tính chất công việc.

Xem thêm: Bảng lương của quân đội, công an, cảnh sát mới nhất năm 2022

Như vậy, từ những phân tích cụ thể được nêu trên, chúng ta sẽ có thể thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay, vẫn chưa có một văn bản chính thức nào quy định cụ thể về giờ làm việc hành chính để áp dụng chung cho tất cả các cơ quan nhà nước cũng như các công ty, doanh nghiệp. Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà các đơn vị này tuỳ vào điều kiện thực tế sẽ có thể điều chỉnh thời gian làm việc hành chính phù hợp nhưng các cơ quan nhà nước cũng như các công ty, doanh nghiệp vẫn đảm bảo đủ thời gian theo đúng quy định của pháp luật.

Qua đó, chúng ta có thể thấy được rằng quy định về giờ làm việc hành chính ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ có thể có sự khác nhau và tùy thuộc vào nhiều yếu tố như là nội dung, tính chất của công việc.

3. Giờ làm việc hành chính của công an:

Như đã phân tích cụ thể ở phần trên, ta nhận thấy rằng, cơ quan công an được biết đến là một lực lượng nòng cốt và cơ quan công an sẽ chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ trật tự, trị an xã hội và lực lượng cơ quan công an cũng sẽ có trách nhiệm góp phần gìn giữ hòa bình, an ninh trong khu vực. Việc nắm và hiểu rõ các quy định cũng như các vấn đề liên quan của Công an nhân dân giúp cho các chủ thể là những cá nhân và tổ chức có những nhận thức đúng đắn nhất về lực lượng này.

Cơ quan công an thực chất cũng giống như nhiều người lao động trong doanh nghiệp, các cơ quan hành chính Nhà nước làm việc tối đa 08 tiếng trên một ngày trong tuần. Tuy nhiên, các cơ quan này thì sẽ có khung giờ làm việc cố định riêng.

Giờ làm việc hành chính của công an:

Công an được biết đến là một cơ quan hành chính nhà nước.

Cũng giống như các chủ thể là những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thì các cơ quan hành chính nhà nước cũng sẽ có thời gian làm việc tối đa 08 tiếng một ngày trong tuần. Chính bởi vì vậy mà các cơ quan này thường thì sẽ có khung giờ làm việc cố định riêng.

Hiện nay, như chúng ta đã nhắc đến ở phần trên, thực chất chưa có một quy định chung nào về giờ làm việc của các cơ quan nhà nước. Theo đó tùy thuộc vào mỗi cơ quan ở các địa phương khác nhau thì sẽ áp dụng những khung giờ khác nhau, tùy theo tính chất công việc và địa bàn hoạt động.

Xem thêm: Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân

Thông thường thì giờ hành chính nhà nước nói chung và công an nói riêng sẽ được áp dụng trong thời gian cụ thể như sau:

– Thời gian làm việc buổi sáng của công an: Bắt đầu từ 8 giờ đến 12 giờ.

– Thời gian làm việc buổi chiều của công an: bắt đầu từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 30.

– Thời gian làm việc trong tuần của công an thường từ thứ hai đến thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật nghỉ.

Căn cứ cụ thể vào thuộc vào tính chất của công việc mà giờ hành chính ở các cơ quan, đơn vị khác nhau thì thường sẽ có thể chênh lệch nhau từ 30 phút hoặc 01 giờ.

Chính bởi vì thế mà tại một số cơ quan, đơn vị làm việc công an trong các cơ quan nhà nước cũng có thể có thời gian làm việc hành chính là:

– Thời gian làm việc buổi sáng của công an: Bắt đầu từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút.

– Thời gian làm việc buổi chiều của công an: bắt đầu từ 13 giờ đến 17 giờ 30.

Xem thêm: Bộ Công an là gì? Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Bộ Công an?

Bên cạnh đó, cũng sẽ căn cứ cụ thể vào quy định của mỗi địa phương mà cũng có thể có các cơ quan hành chính làm việc đến sáng thứ 7. Vì vậy, nhằm mục đích để các chủ thể có thể biết được rằng cơ quan công an nơi mà các chủ thể đó sinh sống có làm việc vào thứ 7 không thì các chủ thể nên gọi điện trực tiếp đến cơ quan công an đó để có thể hỏi rõ.

Giờ hành chính của công an giao thông:

Thông thường thì giờ hành chính của công an giao thông như sau:

– Thời gian làm việc buổi sáng của công an giao thông: Làm việc từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.

– Thời gian làm việc buổi chiều của công an giao thông: Làm việc từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút.

Cùng với đó thì Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 01/2018/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Theo Thông tư số 01/2018/TT-BTC này, toàn bộ tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước và việc thực hiện lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông cũng sẽ được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật khác. Theo Thông tư số 01/2018/TT-BTC, ngoài các nội dung chi bảo đảm trật tự an toàn giao thông, cũng quy định rõ việc chi trả chế độ làm thêm cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông ban đêm với mức chi tối đa là 100.000 đồng/người/ca.

Để nhằm mục đích có thể đảm bảo trật tự an toàn giao thông, lực lượng các chiến sĩ cảnh sát giao thông sẽ luôn phải thường xuyên tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát 24/24 giờ trên các tuyến đường trên các khu vực cả nước. Căn cứ cụ thể từ tình hình thực tiễn hiện nay, tính trung bình, mỗi một cảnh sát giao thông sẽ có trách nhiệm phải phụ trách 70km quốc lộ. Chúng ta cũng nhận thấy rằng, với mức chi trả làm thêm giờ được quy định trong Thông tư số 01/2018/TT-BTC là chưa nhiều, vì vậy để nhằm mục đích có thể đảm bảo thực hiện chế độ chính sách cho các chiến sĩ cảnh sát giao thông, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Công An tính quy chế chi bồi dưỡng xứng đáng cho các chủ thể là những cảnh sát giao thông thường xuyên phải làm thêm ngoài giờ hành chính.