Nhận biết và dự phòng lao sơ nhiễm | Medlatec

Lao sơ nhiễm (LSN) là một tình trạng bệnh lý biểu hiện của một cơ quan trong cơ thể sau lần đầu tiên tiếp xúc với vi khuẩn lao.

21/06/2019 | Xét nghiệm PCR Lao – những vấn đề đáng lưu tâm 15/03/2019 | Phát hiện lao bằng phương pháp PCR

Trong những trường hợp không có biểu hiện lâm sàng mà chỉ có thay đổi sinh học với bằng chứng là có phản ứng dương tính với Tuberculin thì được gọi là nhiễm lao hay lao sơ nhiễm tiềm tàng.

Nếu điều trị không kịp thời, lao sơ nhiễm gây biến chứng tổn thương lên phổi: viêm phổi do lao, xẹp phổi, lao phế quản, lao phổi, lao kê phổi, lao xương, lao màng phổi… và hậu quả rất nặng nề cho người bệnh. Cần phải hiểu rõ lao sơ nhiễm để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả tránh xảy ra những biến chứng đánh tiếc.

Xảy ra trên những đối tượng nào?

Theo thống kê, trong số 100 người lao sơ nhiễm, khoảng 10 người sẽ trở thành bệnh nhân lao. Ở Việt Nam, lao sơ nhiễm thường xảy ra ở trẻ nhỏ lúc sinh ra không được tiêm ngừa lao, cụ thể là không được tiêm ngừa BCG và đa số trường hợp chỉ thể hiện bằng triệu chứng không đặc hiệu. Nguồn lây rất quan trọng trong sự xuất hiện của lao sơ nhiễm. Những người lao phổi tìm thấy trực khuẩn lao trong đờm bằng phương pháp soi trực tiếp là nguồn lây nguy hiểm. Sự tiếp xúc gần gũi với nguồn lây cùng sống trong một gia đình, đặc biệt là những người trực tiếp chăm sóc trẻ như người mẹ, người bà bị lao sẽ làm cho trẻ dễ bị lao sơ nhiễm. Trẻ không tiêm vắc-xin BCG có nguy cơ mắc bệnh cao hơn trẻ đã tiêm.Tuy nhiên, trẻ đã được tiêm vắc-xin tiếp xúc gần gũi với nguồn lây mạnh vẫn có khả năng lây bệnh. Hiệu quả bảo vệ của BCG khoảng 80%. Suy giảm sức chống đỡ của cơ thể: các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virút đặc biệt là nhiễm HIV, suy dinh dưỡng gây suy giảm hệ thống miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương sơ nhiễm bằng ba con đường:

Hô hấp: do hít phải các giọt nước bọt chứa vi khuẩn lao mà người bị lao phổi ho khạc ra.

Tiêu hóa: lây nhiễm do uống phải sữa tươi của bò bị lao vú chưa tiệt trùng hoặc tiệt trùng không đúng cách, hay nuốt phải vi khuẩn lao lẫn trong thức ăn, đồ uống khác. Thể đặc biệt là lao sơ nhiễm bẩm sinh, do thai nhi nuốt phải nước ối hoặc dịch âm đạo có vi khuẩn lao từ người mẹ bị lao nội mạc tử cung hoặc lao âm đạo.

Da niêm mạc: lây nhiễm theo đường này hiếm gặp hơn, vi khuẩn lao có thể xâm nhập những vùng da xây xát, chảy máu hoặc những vùng niêm mạc mắt, họng… bị tổn thương. Vi khuẩn lao gây tổn thương sơ nhiễm ở nơi xâm nhập: phế nang phổi, niêm mạc ruột, mắt, họng… hoặc hình thành ổ loét sơ nhiễm, sau đó theo đường bạch huyết lan vào các hạch khu vực, phát triển ở đây tạo thành phức hợp sơ nhiễm.

nhận biết dự phòng lao sơ nhiễm

Các dấu hiệu để nhận biết

Đa số bệnh nhân lao sơ nhiễm có triệu chứng âm thầm như: sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, chán ăn, sút cân, đổ mồ hôi lúc ngủ dù trời lạnh. Những thể nặng có sốt dao động, thân nhiệt thay đổi trên dưới 380C và nhiều biểu hiện toàn thân hơn.

Triệu chứng hô hấp: ho dai dẳng, có thể lúc đầu ho khan sau đó ho đàm, hoặc ho ra chất như bã đậu. Khi hạch lớn có thể gây chèn ép: bệnh nhân khò khè khó thở. Ngoài ra, lao sơ nhiễm còn biểu hiện nơi khác như: đau bụng, tiêu chảy kéo dài, có hạch trong ổ bụng.