Máy Bơm Tự Ngắt Khi Không Có Nước – Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Máy bơm tự ngắt khi không có nước là một khả năng đặc biệt của các máy bơm tăng áp tự động hay còn gọi là bơm áp lực. Hẳn bạn không còn xa lạ gì với thiết bị dân dụng này vì nó khá phổ biến trong mỗi gia đình bởi tác dụng tăng áp lực nước trong đường ống, giúp tốc độ chảy của nước nhanh hơn.

may bom tu ngat khi khong co nuoc

Khả năng thông minh tự ngắt khi không có nước của máy bơm tăng áp giúp tăng tuổi thọ cho chúng và đảm bảo các sự cố chập cháy, nguy hiểm có thể xảy ra. Vì sao máy bơm tăng áp lại có khả năng thực hiện điều đó? Để lý giải hiện tượng kỳ thú này, chúng ta hãy khám phá cấu tạo của chúng nhé.

Một trong những loại bơm tăng áp được sử dụng nhiều nhất đó là những loại bơm tăng áp mini dùng trong gia đình. Những loại bơm này có công suất làm việc thấp khoảng 12V, có khả năng tự động đóng ngắt trong dải áp suất từ 1.2 bar đến 3 bar.

Máy bơm tăng áp có cấu tạo khá đơn giản. Bạn chỉ cần chủ ý đến 2 thành phần quan trọng nhất trong cấu tạo của chúng là: Bình áp lực và Rơle tự ngắt máy bơm. Trong đó, bộ phận Rơle sẽ giúp bạn lý giải được vì sao bơm tăng áp lại có thể tự ngắt khi không có nước.

Có thể bạn quan tâm:

– Bơm axit là gì? Tổng hợp kiến thức bơm axit.

– Báo giá bơm bùn đặc cập nhật mới nhất 2020.

Bình áp lực

Bình tích áp hay có tên gọi quen thuộc hơn là bình áp lực. Chúng có công dụng như một bình chứa nước, nén áp suất để tích trữ năng lượng. HIểu đơn giản thì bình áp lực trong hệ thống máy bơm tăng áp có vai trò tích trữ áp suất dự phòng, giúp máy không phải đóng mở liên tục.

may bom tu ngat khi khong co nuoc

Bình áp lực có cấu tạo gồm 2 phần chính:

Vỏ bình

Được làm bằng kim loại, có khả năng chịu được áp lực suất lớn.

Lõi bình

Bao gồm một bọc cao su chứa nước, áp suất của bình tăng hay giảm phụ thuộc vào lượng nước có bên trong. Phần còn lại bao quanh bởi khí Nito và một lượng áp suất nhất định.

Bình áp lực hoạt động với nguyên lý đơn giản. Khi máy bơm hoạt động, nước đi vào bên trong lõi cao su, làm cho ruột cao su này dãn nở ra. Khi đó, trong bình áp lực sẽ chứa một áp lực nước nhất định, có tác dụng bù áp trong đường ống. Khi đường ống mất một lượng nhỏ áp lực, thì bình tích áp sẽ nhả áp lực vào đường ống bù vào, để máy bơm không phải hoạt động.

Rơle tự ngắt máy bơm

may bom tu ngat khi khong co nuoc

Rơle tự ngắt máy bơm bao gồm các thành phần giống như một công tác vậy đó. Tuy nhiên, công tắc này đặc biệt ở chỗ hoạt động dựa trên áp lực từ đường ống đẩy vào. Nguyên tắc hoạt động của Rơle tự ngắt máy bơm dựa trên áp lực trong đường ống máy bơm tạo ra và áp lực người sử dụng tự cài đặt trên Rơle để bơm chạy theo yêu cầu.

Điều này giúp khi chúng ta mở nước sử dụng thì máy bơm sẽ hoạt động, và khi đóng nước không dùng thì máy bơm sẽ ngưng.

Khi máy bơm hoạt động, nước sẽ chảy từ van hút vào thân bơm rồi chảy ra theo đường ống xả. Khi khóa van nước đường ống lại, áp suất trong buồng bơm sẽ tăng lên. Nước sẽ được bơm đầy vào bình tích áp. Lúc đó, ruột cao su trong bình sẽ giãn nở ra, đồng thời khí Nito trong bình sẽ bị nén lại.

Ở áp lực vừa đủ lớn, nước sẽ bị đẩy ngược lại. Khi áp suất tăng cao, sẽ điều khiển công tắc mở tiếp điểm. Khi đó máy bơm sẽ ngừng hoạt động. Một chia sẻ nhỏ với bạn là bình tích áp có dung tích càng lớn thì máy bơm hoạt động càng ổn định.

Khi chúng ta mở van nước sử dụng, nước chảy ra, áp lực trong thân bơm sẽ giảm xuống. Tiếp điểm má vít của Rơle áp lực sẽ tự động đóng lại như lúc ban đầu.

Giờ thì bạn đã biết vì sao máy bơm tự ngắt khi không có nước. Một tính năng thông minh như vậy hẳn sẽ được người dùng thích thú. Điều gì xảy ra nếu trong quá trình sử dụng máy bơm, tính năng này gặp sự cố? Không có nước mà máy vẫn cứ bơm. Thật là chẳng ai mong đợi điều này xảy ra. Nhưng bạn vẫn phải trang bị kiến thức để đối phó mỗi khi cần nhé!

Nguyên nhân

may bom tu ngat khi khong co nuoc

Dấu hiệu dễ nhận biết của sự cố máy bơm tăng áp không tự ngắt khi không có nước là phát ra tiếng kêu “tạch, tạch…” liên tục. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự cố này là:

  • Đường ống nước ở đầu ra bị rò rỉ, bị nứt hay bị hở
  • Rơle tự ngắt máy bơm đã bị hư hỏng
  • Rơle điện tử máy bơm nước trục trặc không hoạt động
  • Công tắc áp lực máy bơm nước bị kẹt hoặc bị hỏng

Có thể bạn quan tâm:

– Phân biệt bơm tăng áp và bơm đẩy cao.

– So sánh máy bơm chân không và máy hút chân không.

Để xử lý nhanh và hiệu quả sự cố này, bạn cần xác định được chính xác nguyên nhân. Nếu bạn không phải là người có kinh nghiệm, tốt nhất hãy gọi thợ sửa máy bơm nhờ giúp đỡ. Tuy nhiên, các kiến thức chúng tôi cung cấp bên dưới cũng sẽ đủ để bạn sử dụng nếu bạn muốn tự thực hiện, hoặc không thể nhờ giúp đỡ từ người có chuyên môn.

Kiểm tra đường ống nước

Trường hợp đường ống nước của nhà bạn bị vỡ, nứt, nước sẽ chảy liên tục sẽ dẫn đến bơm tăng áp không tự ngắt được. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bơm bị cháy. Hãy kiểm tra kỹ và chắc chắn đường ống hoàn toàn không vấn đề. Nếu nó bị vỡ thì phải thay ống mới ngay.

Kiểm tra Rơle

Cắm nguồn điện kết hợp với việc xả ống nước với lưu lượng nhỏ. Sau đó dùng tua vít xoáy Rơle ngược theo chiều kim đồng hồ cho đến khi máy chạy đều và không tự động đóng ngắt thì khóa vòi. Nếu sau khoảng 2 giây mà máy tự động ngắt là được. Nếu đã khóa mà máy tắt quá trễ thì tiếp tục vặn thêm rơ le. Nếu cứ làm như thế mà không được thì bạn bắt buộc cần phải thay Rơle mới.

Kiểm tra công tắc áp lực của máy bơm nước

Công tắc áp lực bơm tăng áp khi nhận tín hiệu áp suất sẽ có nhiệm vụ đóng ngắt máy bơm. Nếu công tắc áp lực bị hỏng sẽ khiến cho bơm không hoạt động hoặc hoạt động liên tục. Để khắc phục thì bạn cần phải thay một chiếc công tắc khác.

Kiểm tra van một chiều

Van 1 chiều bằng cao su nằm ở cổ hút máy bơm tăng áp. Trong quá trình sử dụng van thường bị hở. Bạn cần kiểm tra và thay thế nếu van bị hư hỏng. Lời khuyên của các thợ lành nghề là bạn nên lắp riêng cho máy bơm 01 chiếc van một chiều ở đường hút. Như thế sẽ đảm bảo cho máy hoạt động ổn định.