Vì Sao Than đá Và Các Nguồn Năng Lượng Hóa Thạch đang Dần Bị Hạn Chế?

Vai trò của than đá và năng lượng hóa thạch trong sự phát triển nhân loại

Than đá còn được gọi là “vàng đen”, từ lâu là nguyên liệu chính cho các nhà máy nhiệt điện. Nhưng ngày nay, các nước tiên tiến trên thế giới đã hạn chế việc sử dụng than đá và các nguồn năng lượng hóa thạch. Vì sao lại như vậy?

  • Thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời trên mái nhà gia đình, văn phòng, nhà xưởng
  • Nhà máy điện mặt trời Tuy Phong – Solar farm đầu tiên được xây dựng tại Bình Thuận
  • Năng lượng mặt trời là gì và ứng dụng của nó trong ngành năng lượng?

Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên là các tài nguyên hóa thạch không tái tạo được hình thành nhờ sự phân hủy xác động thực vật qua hàng triệu năm. Năng lượng hóa thạch là năng lượng được sinh ra từ các tài nguyên hóa thạch, chẳng hạn như điện năng từ các nhà máy nhiệt điện than – sinh điện từ quá trình đốt than.

Có thể nói, trong sự phát triển của nhân loại, vai trò của năng lượng hóa thạch nói chung và than đá nói riêng rất quan trọng. Than đá, dầu mỏ, khí đốt là nguồn cung năng lượng chủ yếu trên toàn cầu. Than là nguyên liệu chính trong các nhà máy nhiệt điện, các máy hơi nước, đầu máy xe lửa… Các nhà máy luyện kim sử dụng nhiệt được đốt từ than.

Nhìn chung, nếu không dựa vào năng lượng than, thời gian qua, sẽ không thể hình thành và phát triển các ngành công nghiệp quan trọng như xi măng, luyện kim, hóa chất… Nhiệt điện than cũng tạo ra lượng điện rất lớn đáp ứng nhu cầu điện năng của toàn cầu trong phát triển kinh tế – xã hội.

nang-luong-hoa-thach Than đá còn được gọi là “vàng đen”,nguyên liệu chính cho các nhà máy nhiệt điện (Ảnh internet)

Trong các nguồn năng lượng hóa thạch, than đá có chi phí thấp và trữ lượng lớn. Than đá cũng có nhiều ưu điểm như dễ khai thác, chế biến, trao đổi mua bán cũng như vận chuyển. Công nghệ đốt than lại không phức tạp, có thể phát triển thương mại ở quy mô công nghiệp lớn. Do đó, các ngành công nghiệp chủ yếu sử dụng than đá và các nguồn năng lượng hóa thạch.

Điểm yếu của năng lượng gốc hóa thạch là gì?

Đánh giá ưu nhược điểm của năng lượng hóa thạch, bên cạnh công nhận ưu điểm và vai trò của năng lượng hóa thạch cần nhìn nhận cả các khía cạnh nhược điểm của nó. Vậy điểm yếu của năng lượng gốc hóa thạch là gì?

  • Sử dụng năng lượng tái tạo – một giải pháp giúp ngành thép giảm phát thải khí nhà kính
  • Các trụ sở công tại TP.HCM sẽ lắp đặt điện mặt trời áp mái

Đang dần trở nên khan hiếm và cạn kiệt

Tốc độ khai thác, tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch quá nhanh so với tốc độ hình thành khiến chúng rơi vào tình trạng ngày càng khan hiếm và dần trở nên cạn kiệt. Ước tính trữ lượng dầu mỏ trên thế giới chỉ còn đủ dùng cho 53 năm, trữ lượng khí thiên nhiên dùng được khoảng 55 năm nữa và than đá là 113 năm nữa (nếu tốc độ khai thác và tiêu thụ như hiện tại). Còn ở nước ta, với tốc độ khai thác hiện nay, sẽ còn 34 năm dùng dầu mỏ, 63 năm dùng khí thiên nhiên và chỉ còn 4 năm là nguồn than đá sẽ cạn kiệt.

Góp phần gây ô nhiễm môi trường và nhiều bệnh tật cho con người

Việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch được xem là một “thủ phạm” tàn phá môi trường và gây biến đổi khí hậu. Theo tính toán, mỗi năm có 21,3 tỉ tấn CO2 được sinh ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, trong đó có 10,65 tỉ tấn CO2 được thêm vào bầu khí quyển. Không chỉ thải ra CO2, quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch cũng sinh ra nhiều chất ô nhiễm không khí như NO2, SO2, các hạt bụi mịn phân tử, thủy ngân, các kim loại nặng…

Theo số liệu của IPCC, 56,6% tổng lượng khí nhà kính được tạo ra bởi hoạt động của con người đến từ việc sử dụng năng lượng hóa thạch. Trong đó, than đá tạo ra lượng khí thải nhà kính nhiều nhất, gấp đôi so với khí tự nhiên và nhiều hơn 30% so với xăng.

nang-luong-hoa-thach Năng lượng hóa thạch tạo ra nhiều khí thải độc hại cho môi trường và sức khỏe con người (Ảnh internet)

Quy trình khai thác, sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng gây nhiều tác tại cho môi trường. Chẳng hạn như, việc khai thác than đá có thể làm biến mất thảm thực vật và lớp đất mặt, gia tăng xói mòn đất (nếu khai thác lộ thiên) hoặc gây lún đất, ô nhiễm nước (nếu khai thác hầm lò).

Việc khai thác dầu khí ngoài khơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho các sinh vật thủy sinh… Quá trình vận chuyển than, dầu thô… cũng đòi hỏi nguồn năng lượng lớn, và phần lớn là sử dụng năng lượng hóa thạch truyền thống.

Ô nhiễm không khí do than đá và các nguồn năng lượng hóa thạch còn gây ra nhiều bệnh tật cho con người như bệnh lý tim mạch và các bệnh lý đường hô hấp. Khi tiếp xúc với bụi than thời gian dài, con người có nguy cơ cao mắc bệnh phổi đen. Theo một số liệu nghiên cứu, ước tính mỗi tỉ kWh điện sản xuất từ than đá gây ra 225 ca bệnh nghiêm trọng cùng hơn 13.000 các vấn đề sức khỏe khác và 24,5 ca tử vong.

So sánh các ưu nhược điểm của năng lượng hóa thạch và thực trạng các nguồn nhiên liệu hóa thạch hiện nay, các nước tiên tiến đã chuyển sang phát triển các nguồn năng lượng thay thế, hạn chế việc sử dụng than đá và nhiên liệu hóa thạch, với mục tiêu phát triển bền vững và chống lại biến đổi khí hậu đang ngày càng nghiêm trọng.

Năng lượng thay thế là gì và gồm những loại nào?

Năng lượng thay thế là năng lượng được tạo ra từ các nguồn khác ngoài nhiên liệu hóa thạch, có thể từ nguồn tài nguyên tái tạo hoặc không tái tạo. Năng lượng thay thế có đặc điểm là có lượng khí thải carbon thấp hơn hoặc có thể là không có khí thải.

Cụ thể các nguồn năng lượng thay thế là gì? Các nguồn năng lượng thay thế đang được phát triển hiện nay bao gồm: năng lượng hạt nhân, thủy điện, điện năng lượng mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện thủy triều, địa nhiệt. Trong các nguồn năng lượng thay thế, điện mặt trời và điện gió là hai nguồn năng lượng tái tạo mới đang tăng trưởng mạnh và dần thay thế cho năng lượng hóa thạch và than đá trong nguồn cung năng lượng toàn cầu.

Nguồn : Vũ Phong Solar