Nâng mũi bao lâu thì rửa được mặt và đắp mặt nạ – Chia sẻ kinh nghiệm

Chào bác sĩ, chào bệnh viện Hồng Hà, hiện tại em đã nâng mũi được 5 ngày. Mũi tạm thời ổn định, không sưng đau. Tuy nhiên, em muốn hỏi nâng mũi bao lâu thì rửa được mặt và đắp mặt nạ bình thường? Bởi em sợ việc chạm vào nước quá sớm dễ ảnh hưởng đến vết thương và dáng mũi sau này. Nhờ bác sĩ giải đáp giúp em với ạ.

(Bạn Phạm Thanh Hoa – Hà Nội)

1. Bao lâu sau nâng mũi thì có thể rửa mặt được

Cảm ơn Thanh Hoa đã gửi câu hỏi đến trung tâm PTTM BV Hồng Hà. Thắc mắc sau bao lâu nâng mũi thì rửa được mặt và đắp mặt nạ của bạn sẽ được BS. Robert Nguyễn (Chuyên gia phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ) giải đáp như sau:

Sau khoảng 10 – 14 ngày nâng mũi, bạn có thể rửa mặt bình thường mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào nếu như vết thương đã hoàn toàn khô và lành hẳn. Trước đó, tầm 7 ngày, bạn nên đến bệnh viện theo lịch hẹn của bác sĩ để thực hiện cắt chỉ. Lúc này bác sĩ đồng thời đánh giá sự hồi phục của vết thương và có những hướng dẫn tiếp theo.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý cách vệ sinh sau khi nâng mũi trong từng giai đoạn cụ thể.

1.1. Nâng mũi bao lâu thì được rửa nước – Hai ngày đầu tiên sau nâng mũi

Sau khi nâng, bạn phải đeo nẹp mũi nên sẽ cảm thấy hơi căng tức, mặt sưng bầm với mức độ ít hoặc nhiều tùy theo cơ địa. Trong ngày đầu tiên, việc vệ sinh mặt khá khó khăn và mất thời gian. Kỹ thuật vệ sinh cần thực hiện cẩn thận và tỉ mỉ để tránh làm ướt vết thương, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mũi.

Trong ngày thứ nhất và ngày thứ 2, bạn chỉ cần sử dụng bông tẩy trang hơi ẩm để vệ sinh vùng trán, mắt, hai bên má và cằm. Sau đó lấy riêng 1 miếng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý vệ sinh vết khâu, sống mũi và cánh mũi. Thao tác vệ sinh nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút và đeo lại nẹp như ban đầu.

1.2. Nâng mũi bao lâu thì rửa được mặt- Sau phẫu thuật ngày 3,4, 5

Sau 3 ngày nâng mũi, nếu thấy vết thương đã dần khô miệng, tình trạng phù nề và bầm tím giảm bớt thì chứng tỏ quá trình hồi phục đang tiến triển rất tốt. Bạn cần tiếp tục vệ sinh mặt và vết thương bằng bông tẩy trang với nước muối sinh lý như đã hướng dẫn ở trên. Chú ý tránh để vết thương rỉ máu hoặc làm ướt vết thương gây sẹo lồi hoặc nhiễm trùng.

1.3. Sau nâng mũi bao lâu thì được rửa mặt – Thời điểm vàng sau 7 ngày

Đến ngày thứ 7 hoặc 10, bạn quay trở lại bệnh viện để thực hiện cắt chỉ và kiểm tra vết thương. Nếu vết thương ổn định, bạn có thể rửa mặt bình thường bằng nước. Tuy nhiên, vẫn cần rửa mặt nhẹ nhàng, tránh dùng lực quá mạnh tác động vào mũi. Thời gian rửa mặt cũng nên nhanh chóng, tránh làm ướt mũi quá lâu. Tốt nhất vẫn nên dùng bông tẩy trang để đảm bảo an toàn cho vết thương và mũi.

2. Nâng mũi bao lâu thì được dùng sữa rửa mặt và đắp mặt nạ

Các bác sĩ thẩm mỹ khuyến cáo, sau khi nâng mũi, bạn không nên sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch da bởi trong sản phẩm này có chứa nhiều chất tẩy rửa, khiến vết thương bị sót, dễ nhiễm trùng nếu vết thương chưa thực sự lành hẳn. Tốt nhất, sau khoảng 14 – 21 ngày, bạn mới nên rửa bằng bằng sữa rửa mặt và dùng các sản phẩm dưỡng da như kem dưỡng ẩm hay mặt nạ.

3. Hướng dẫn cách rửa mặt sau khi nâng mũi tránh nổi mụn

Sau khi nâng mũi, nhiều trường hợp gặp tình trạng nổi mụn nhiều trên da mặt và cho rằng nguyên nhân đến từ phương pháp nâng mũi sai kỹ thuật. Giải đáp vấn đề này, bác sĩ Robert Nguyễn cho biết, mụn mọc sau nâng thực chất là do cơ địa và cách chăm sóc của mỗi người. Việc uống kháng sinh liên tục trong thời gian dài sau nâng mũi mà không bổ sung chất xơ và vitamin cũng là nguyên nhân gây mụn. Vì vậy, việc bổ sung dưỡng chất đầy đủ kết hợp vệ sinh da mặt sạch sẽ đóng vai trò quan trọng mà bất cứ ai sau nâng mũi cũng cần phải nắm rõ.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách rửa mặt đúng cách tránh nổi mụn sau nâng từ chuyên gia thẩm mỹ Robert Nguyễn:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Nước muối sinh lý 0.9% hoặc nước sát khuẩn betadine

– Bông tẩy trang

– Bông y tế loại miếng, tránh dùng loại bông tơ dễ dính vào vết thương

– Bông tăm

– Thuốc mỡ chuyên dụng theo đơn kê của bác sĩ

Kỹ thuật vệ sinh da mặt và mũi như sau:

– Bước 1: Dùng bông tăm thấm dung dịch betadine vệ sinh mũi bao gồm đường rạch mổ ở chân trụ mũi, vị trí lấy sụn (vành tai, sụn sườn…). Với các vị trí khuất khó vệ sinh, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ từ người thân.

– Bước 2: Thấm dung dịch nước muối sinh lý vào bông y tế và lau sạch dung dịch sát khuẩn betadine vừa bôi

– Bước 3: Sau khi hoàn tất vùng mũi, bạn dùng bông tẩy trang thấm nước hoặc nước muối sinh lý vệ sinh vùng da mặt xung quanh mũi bao gồm trán, 2 mắt, 2 má và cằm.

– Bước 4: Đợi vết mổ khô ráo, bạn dùng thuốc mỡ theo đơn của bác sĩ bôi vào vết mổ.

4. Lưu ý quan trọng cần biết sau khi nâng mũi nhanh ổn định

Ngoài vệ sinh mũi đúng cách, bạn cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để mũi chóng hồi phục và vào form ổn định.

– Nâng mũi bao lâu được bôi kem chống sẹo: Sau tầm 7 – 10 ngày, bạn quay lại bệnh viện cắt chỉ. Lúc này có thể bôi kem chống sẹo để xóa tan các dấu vết thẩm mỹ. Hãy bôi kem đều đặn 3 – 4 lần/ngày để kết quả thẩm mỹ hoàn hảo nhất.

– Nâng mũi bao lâu được trang điểm: Cho đến khi mũi lành lại, bạn tuyệt đối không nên trang điểm. Tốt nhất, sau khoảng 3 tuần hoặc 1 tháng, khi mũi đã ổn định vào form, bạn có thể trang điểm nhẹ nhàng và cần tránh tác động mạnh vào mũi khi tẩy trang.

– Nâng mũi bao lâu được đi tập gym: Gym có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với người mới nâng mũi cần tránh tập gym với các động tác mạnh. Sau 3 – 6 tháng, khi mũi đã ổn định hoàn toàn vào form đẹp tự nhiên, bạn có thể quay lại hoạt động thể hình, thể thao như bình thường.

– Nâng mũi nên ăn gì và kiêng ăn gì: Các thực phẩm tốt cho người nâng mũi là các đồ ăn mềm, không dai,cứng như cháo, yến mạch, đậu hũ… Ăn nhiều hoa quả như cam, bưởi, dứa,… và rau xanh giàu vitamin C sẽ giúp vết thương chóng hồi phục.

Các thực phẩm như thịt bò, hải sản, trứng, đồ nếp cần kiêng kị trong 1 tháng đầu tiên. Đặc biệt, những người sở hữu cơ địa lồi nên kiêng rau muống càng lâu càng tốt để đảm bảo vết nâng mũi không xuất hiện sẹo xấu.

5. Nâng mũi bao lâu có thể đi làm được

Với các ca nâng mũi đơn giản, bạn có thể đi làm ngay sau khi nâng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, tốt nhất nên nghỉ ngơi hoàn toàn trong 1 – 2 ngày đợi vết thương ổn định mới nên quay trở lại công việc thường nhật. Bởi, sau khi nâng, để có dáng mũi vào form đẹp tự nhiên, bạn cần đeo nẹp cố định. Một số người còn xuất hiện bầm tím và sưng nề. Bộ dạng lúc này dễ khiến chị em ngại ngùng khi gặp người xung quanh.

Tóm lại, nâng mũi sau 10 – 14 ngày thì có thể rửa mặt được bình thường, sau 14 – 21 ngày mới nên rửa sữa rửa mặt và đắp mặt nạ khi vết thương đã hoàn toàn ổn định. Trong 5 ngày đầu tiên, bạn chỉ nên dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý để vệ sinh da mặt và mũi. Các ngày sau đó có thể rửa mặt với nước nhưng cần thực hiện nhanh chóng, thao tác nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh vào mũi. Sau 3 – 6 tháng, mũi hoàn toàn hồi phục có thể sinh hoạt bình thường bao gồm rửa mặt, trang điểm, tập gym…