[Giải đáp] Phụ nữ sau sinh ăn đu đủ chín được không?

Phụ nữ sau sinh cần phải kiêng cữ với rất nhiều món ăn, nhiều loại trái cây vì nỗi lo sợ mất sữa, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Không ít bà đẻ quan tâm đến vấn đề sau sinh ăn đu đủ chín được không? Ăn đu đủ chín có ảnh hưởng đến sữa mẹ hay không? Bài viết này sẽ lý giải bà đẻ ăn đu đủ chín có tốt không.

1. Sau sinh ăn đu đủ chín được không?

Trong trái đu đủ chín có khoảng 70% là nước, 13% đường, các loại vitamin, khoáng chất và chất béo khác. Đặc biệt trong đu đủ chín còn có hàm lượng cao canxi, photpho, sắt, kali, … cùng vitamin các nhóm A, B, C và chất xơ. Chính vì giá trị dinh dưỡng cao như trên, phụ nữ sau sinh ăn đu đủ chín được, hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Ngoài ra ăn đu đủ chín còn có các tác dụng khác với bà đẻ:

Sau sinh ăn đu đủ chín được không?

Kiểm soát cân nặng

Trong 100g đu đủ chín chỉ chứa 32Kcalo, đây là loại trái cây có hàm lượng calo thấp vì vậy với những người sau sinh đang kiểm soát chế độ ăn để giảm cân thì nên thêm đu đủ chín vào thực đơn.

Lợi sữa

Đu đủ chín hầm với chân giò là món ăn lợi sữa mà không ít bà đẻ đã ăn để gọi sữa về nhanh và nhiều. Nếu chưa biết đến cách làm món đu đủ chín hầm chân giò thì mẹ nên tìm hiểu ngay để chế biến trong thực đơn tối nay nhé.

Tăng cường đề kháng

Hàm lượng vitamin C có trong đu đủ chín cũng khá cao nên có thể tăng cường sức đề kháng cho cả phụ nữ sau sinh và bé.

Ngăn ngừa táo bón

Với phụ nữ sau sinh nếu gặp vấn đề về tiêu hóa như táo bón có thể ăn đu đủ chín 2 – 3 lần/tuần để giảm tình trạng này vì trong đu đủ chín có Vitamin B và khoáng chất riboflavin có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, đặc biệt ở người bị táo bón

Đẹp da, chống lão hóa

Nhiều mẹ ưa chuộng loại trái cây này không chỉ vì tác dụng kiểm soát cân nặng mà còn là 1 loại trái cây có hàm lượng beta caroten cao – chất này có ích cho việc ngăn ngừa lão hóa ở phụ nữ trên 30, làm đẹp da.

2. Sinh mổ ăn đu đủ chín được không?

Với phụ nữ sau sinh thì việc ăn đu đủ chín sẽ giúp tốt cho tiêu hóa, lợi sữa, kiểm soát cân nặng. Còn với phụ nữ sau sinh mổ vẫn có thể ăn đu đủ vì loại trái cây này lành tính, không ảnh hưởng đến quá trình làm lành của vết thương.

Tuy nhiên sau sinh mổ ăn đu đủ chín cũng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều vì dễ gây vàng da, tay co quắp không có cảm giác. Mỗi tuần bà đẻ nên ăn khoảng 200 – 300g đu đủ là vừa phải.

3. Sau sinh ăn đu đủ chín thế nào đúng cách?

Dù là loại trái cây tốt cho cả phụ nữ sinh thường và sinh mổ nhưng khi ăn loại trái cây này, mẹ vẫn cần lưu ý 1 số điều sau đây:

– Loại bỏ hoàn toàn hạt đu đủ vì trong hạt có chứa độc tố Carpine – chất này có thể gây suy nhược hệ thống thần kinh và làm rối loạn mạch đập của cơ thể người mẹ.

– Chỉ nên ăn đu đủ chín khoảng 2 – 3 lần/tuần và mỗi lần ăn 1 miếng vừa đủ, không ăn quá nhiều

– Không nên ăn đu đủ chín để lạnh: đu đủ là trái cây có tính hàn, dễ gây lạnh bụng vậy nên với bà đẻ thì cần hạn chế ăn đu đủ chín để tủ lạnh.

– Không ăn đu đủ chín khi đang bị tiêu chảy: cũng vì tính hàn và tác dụng chống táo bón của loại trái cây này mà khi đang bị tiêu chảy mẹ không ăn đu đủ để tránh bệnh tiêu chảy diễn biến nặng hơn.

– Đu đủ chín còn được khuyên hạn chế ăn với những người mắc bệnh dạ dày, bệnh tim mạch, đường huyết thấp và 1 số bệnh về hô hấp. Với những người dị ứng đu đủ thì tuyệt đối không ăn.

– Mẹ có thể ăn đu đủ như trái cây tráng miệng hoặc dùng để chế biến cùng các thực phẩm khác

Sau sinh ăn đu đủ chín thế nào đúng cách?

Đu đủ chín hầm chân giò lợi sữa cho bà đẻ

Đây là món ăn rất quen thuộc với mâm cơm của nhiều bà đẻ. Mách mẹ 1 công thức chế biến món này rất độc đáo, mẹ có thể thử khi chế biến

Nguyên liệu:

– Chân giò heo: 500g

– Đu đủ chín: 1 trái nhỏ

– Hành tím, hành lá, rau mùi, ớt tươi

– Dầu ăn, gia vị

Cách chế biến:

– Chân giò rửa sạch, chặt thành khoanh vừa ăn rồi nêm với 1 chút gia vị trong khoảng 15 phút; đu đủ rửa sạch, gọt vỏ rồi thái miếng vừa ăn

– Hành tím bóc vỏ thái miếng nhỏ, rau thơm rửa sạch cắt ngắn

– Ớt tươi rửa sạch, thái lát

– Bắc nồi lên bếp đun sôi nước rồi cho chân giò vào hầm với lửa nhỏ liu riu, đến khi chân giò mềm rồi thì thêm đu đủ vào hầm cùng.

– Đến khi đu đủ cũng mềm vừa ăn thì tắt bếp, nêm nếm vừa ăn rồi cho rau thơm đã cắt khúc vào là hoàn thành

Chỉ với mấy bước đơn giản như trên, mẹ đã có món đu đủ chín hầm chân giò rất lợi sữa cho bà đẻ. Hy vọng với thông tin bà đẻ ăn đu đủ chín có tốt không sẽ giúp mẹ yên tâm hơn khi ăn các món liên quan đến loại trái cây này.

Xem thêm>>

[THẮC MẮC] Bà đẻ và phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua hay không?

30 mâm cơm ở cữ được bác sĩ phụ sản gợi ý cho mẹ sau sinh