Nguyên tắc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của Văn bản quy phạm pháp luật và cho ví dụ minh họa

Nguyên tắc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của Văn bản quy phạm pháp luật và cho ví dụ minh họa. Bài tập lớn Xây dựng văn bản pháp luật 9 điểm.

A.MỞ ĐẦU

Hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là một trong những mặt hoạt động cơ bản, đặc thù của Nhà nước. Nó đáp ứng một nhu cầu thực tiễn của xã hội là cần phải có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Điều đó có tác dụng quyết định đối với chất lượng và hiệu quả trong hoạt động quản lý Nhà nước. Để VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao và thực sự đi vào cuộc sống xã hội thì một trong điều kiện cơ bản cần phải thực hiện đó là đảm bảo các nguyên tắc trong quá trình xây dựng và ban hành VBQPPL. Trong phạm vi đề tài này, em xin đi vào phân tích làm rõ nội dung của nguyên tắc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của VBQPPL và cho ví dụ minh họa.

NỘI DUNG

I. KHÁI NIỆM VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong Luật Ban hành văn bản pháp luật năm 2008: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.” Định nghĩa này giúp chúng ta có thể phân biệt được VBQPPL với văn bản mang tính pháp lý khác.

II. TÍNH HỢP HIẾN, HỢP PHÁP CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định năm nguyên tắc trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, có nguyên tắc: “Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật”.

1. Tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật.

Hợp hiến là “đúng với quy định của hiến pháp”. Theo đó, tính hợp hiến của VBQPPL được hiểu là: mọi văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành phải phù hợp với hiến pháp.

Xem thêm: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Theo Điều 46 Hiến pháp 1992: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của nhà nước và có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản phải phù hợp với hiến pháp”. Vì là luật cơ bản của nhà nước nên ngôn ngữ của hiến pháp thường cô đọng, xúc tích, mang tính định hướng, hiến pháp quy định những nguyên tắc cơ bản về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước… Để đảm bảo nguyên tắc hiến pháp là luật cơ bản, có tính pháp lý cao nhất thì các văn bản pháp luật nói chung và VBQPPL luật nói riêng được tất cả các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành phải phù hợp với hiến pháp, hay nói cách khác là phải đảm bảo tính hợp hiến.

nguyen-tac-dam-bao-tinh-hop-hien-hop-phap-cua-van-ban-quy-pham-phap-luat-va-cho-vi-du-minh-hoa

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản