Uống rau má với nước dừa có tác dụng gì?

Video Nước rau má có tác dụng gì? Có nên uống mỗi ngày

Rau má là gì?

Làm nước rau má đậu xanh

Rau má (Centella asiatica) còn có tên gọi khác là tích tuyết thảo hay liên tiền thảo thường mọc ở những nơi ẩm ướt, râm mát, thung lũng, bờ mương, đất mùn tơi xốp tại các vùng nhiệt đới. Cây rau má có đặc điểm hình thái như sau:

  • Rễ cây rau má có màu trắng kem và được bao quanh bởi một lớp lông tơ. Rễ cây này gồm có rễ chùm ở gốc và các rễ đốt mọc ở đốt thân.
  • Thân nhẵn và gầy, là loại thân bò lan, màu xanh lục hoặc lục ánh đỏ, có rễ ở các mấu.
  • Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5 – 20 cm, có màu xanh, hình thận với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt.
  • Hoa rau má chủ yếu là màu trắng hoặc có thể là phớt đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất.
  • Quả có hình mắt lưới dày đặc, chín sau khoảng 3 tháng và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, được thu hái thủ công.

Uống nhiều nước rau má có tốt không?

2. 4 tác dụng bất ngờ khi kết hợp rau má với nước dừa tươi

Nhiều người trong chúng ta duy trì thói quen uống từ 2 đến 3 lít nước rau má hằng ngày với niềm tin thực phẩm này sẽ giúp ta có được làn da mịn màng, không mụn nhọt hay vòng eo thon gọn, săn chắc. Liệu việc uống nước rau má nhiều đến vậy có thực sự tốt cho cơ thể?

Rất tiếc, câu trả lời là không: Uống nước rau má quá nhiều còn có hại đối với sức khỏe của người sử dụng. Việc dùng nước rau má thay nước lọc mỗi ngày có thể khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu, giảm khả năng mang thai, thậm chí là tăng nguy cơ sảy thai đối với những người sắp làm mẹ.

Chính vì vậy, bạn cần phải chú ý lượng rau má dùng hằng ngày sao cho hợp lý. Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên hấp thụ từ 30 đến 40g rau má tươi mỗi ngày. Với liều lượng kể trên, bạn có thể đun sôi, giã nát hoặc xay nhuyễn rau trong máy xay sinh tố, máy xay đa năng để sử dụng. Thời gian uống nước rau má lý tưởng nhất dành cho bạn nên là vào buổi gần trưa hoặc trưa xế, lúc đó cơ thể ta hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng từ bên ngoài.

Lưu ý: Bạn chỉ nên uống nước rau má liên tục trong vòng 1 tháng. Điều này giúp hạn chế những tác dụng phụ có hại mà rau má có thể tác động tới sức khỏe của bạn. Sau khi ngừng sử dụng, bạn phải chờ ít nhất nửa tháng rồi mới được tiếp tục uống nước rau má mỗi ngày.

Uống rau má với nước dừa tươi có tác dụng gì?

2. 4 tác dụng bất ngờ khi kết hợp rau má với nước dừa tươi2

  • Tốt cho tim mạch

Bệnh nhân có huyết áp cao thường có mức độ kali thấp. Vì vậy, uống nước dừa thường xuyên có thể khá hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp do nồng độ cao kali và axit lauric.

Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng rau má nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol, và làm cho nó là một thứ nước tuyệt vời tự nhiên để điều trị duy trì sức khỏe tim mạch.

  • Giảm nguy cơ mất nước

Trong nước dừa chứa nhiều kali và rất nhiều khoáng chất nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Rau má nước dừa giúp điều trị triệu chứng mất nước mỗi khi bị bệnh lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm và sự cân bằng chất điện phân.

Rau má và nước dừa rất mát giúp giảm những nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa, giải độc gan và nhiệt miệng.

  • Liều thuốc kháng vi khuẩn chống viêm

Nước dừa có tác dụng kháng vi-rút kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Những đặc điểm này khiến nước dừa có thể trợ giúp điều trị các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.Ngoài ra, rau má nước dừa cũng khá hiệu quả để điều trị các bệnh tật cho chúng mình bao gồm cúm, dạ dày, kiết lỵ, khó tiêu, táo bón, giun đường ruột, bệnh tả, bất thường về tiết niệu, thận có vấn đề trục trặc, da khô ngứa và giảm nếp nhăn.

Không chỉ có tác dụng trị bệnh rau má nước dừa còn giúp làm đẹp da giúp trị mụn, thâm nám, và giảm cân hiệu quả.

Cách làm sinh tố rau má nước dừa

2. 4 tác dụng bất ngờ khi kết hợp rau má với nước dừa tươi3

Nguyên liệu

  • Dừa tươi: Nên chọn loại dừa còn non, không quá già để nước ngọt và nhiều hơn. Dừa xiêm là loại dừa được khuyên dùng.
  • Rau má: Nên chọn mua loại tươi, xanh. Vì dùng trực tiếp (không qua đun nấu) nên chọn mua ở nơi có uy tín để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cách làm

  • Bước 1: Rau má rửa sạch, bỏ những lá bị dập úa. Dừa chọn loại có cơm dừa mềm để dễ nạo và ăn ngon hơn. Cho vào máy xay sinh tố 200gr rau má, 400ml nước dừa, 2 muỗng canh đường và 1/2 muỗng cà phê muối.
  • Bước 2: Chọn chế độ xay nhuyễn các nguyên liệu. Lọc bỏ xác rau má qua rây, chỉ giữ lại nước.
  • Bước 3: Nạo sẵn cơm dừa để riêng. Rau má dừa có thể giữ lạnh rồi uống hoặc uống chung với đá viên cũng rất ngon. Thêm cái dừa lên trên và tận hưởng thôi nào.

Rau má dừa có mùi thơm đặc trưng của rau má, vị ngọt thanh của nước dừa tươi cộng với cái dừa béo béo, trưa hè nóng bức hoặc những ngày thời tiết nắng nóng mà có ly rau má dừa bên cạnh thì còn gì tuyệt hơn.

Cách làm sinh tố rau má đậu xanh sữa dừa

2. 4 tác dụng bất ngờ khi kết hợp rau má với nước dừa tươi1

Nguyên liệu: 500gr rau má; 150gr đậu xanh; 20ml nước cốt dừa; 100ml nước dừa tươi; 100ml sữa đặc; 30 gram đường; dừa bào sợi.

Cách làm:

  • Bước 1: Nấu nhuyễn đậu xanh

Ngâm đậu xanh trong nước lạnh hoặc nóng để vỏ có thể dễ bóc (ngâm trong nước 2-3 tiếng). Vo sạch vỏ đậu xanh sau đó bỏ vào nồi hấp chín khoảng 20- 30 phút.

  • Bước 2: Sơ chế rau má

Loại bỏ các lá bị héo, ngắt bỏ phần thân và rửa sạch rau má với nước muối, để lên rổ hoặc rá cho rau má nhanh khô. Sau đó đem đi xay nhuyễn để lấy nước cốt.

Lưu ý: nên cho nước lọc vào, khoảng 300gr-500gr thì cho 1 lít nước vào xay từ từ đến khi nhuyễn.

Sau khi say xong, dùng rây hoặc túi vắt lọc bỏ bã, phần nước cốt để trong bát.

  • Bước 3: Đậu xanh đã được hấp chín đem đi xay cùng nước cốt rau má
  • Bước 4: Cho toàn bộ nước dừa tươi, sữa đặc, đường và nước cốt dừa vào nồi và khuấy đều đun cho sôi lăn tăn thì tắt bếp và để nguội.
  • Bước 5: Cho phần nước đậu xanh rau má vào ly cùng với chút đá bào, sau đó múc nước cốt dừa, đặt dừa bào sợi lên trên.