Tổng quan về xét nghiệm bệnh xã hội

Nếu không được điều trị, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chẳng hạn như: khô âm đạo, ung thư, mù lòa, tổn thương các cơ quan v.v.

Tuy nhiên, nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục không có triệu chứng hoặc các triệu chứng khó nhận thấy. Xét nghiệm bệnh xã hội là cách duy nhất để biết liệu bạn có bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) hay không.

1. Bạn nên thực hiện loại xét nghiệm bệnh xã hội nào?

Hãy trao đổi với bác sĩ về loại xét nghiệm bệnh xã hội bạn nên thực hiện. Bác sĩ có thể khuyến khích bạn kiểm tra một hoặc nhiều xét nghiệm dưới đây:

  • Chlamydia.
  • Bệnh lậu.
  • Virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
  • Bệnh viêm gan B.
  • Bệnh giang mai.
  • Bệnh trichomonas.

2. Trao đổi với bác sĩ

Nếu bạn lo lắng về việc mắc bệnh xã hội hoặc có triệu chứng cụ thể, hãy trao đổi với bác sĩ và yêu cầu xét nghiệm. Đặc biệt, bạn cần nói với bác sĩ nếu bạn quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Một số bệnh lây truyền qua đường hậu môn không thể được phát hiện bằng các xét nghiệm bệnh xã hội tiêu chuẩn. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung ở hậu môn để sàng lọc các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư có liên quan đến virus gây u nhú ở người (HPV).

Bạn nên thực hiện kiểm tra trong lần khám tiền sản đầu tiên nếu đang mang thai vì STIs có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngoài ra, bạn nên trao đổi với bác sĩ về các vấn đề:

  • Các biện pháp bảo vệ bạn sử dụng khi quan hệ tình dục bằng miệng, âm đạo và hậu môn.
  • Bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng.
  • Bất kỳ điều gì bạn biết hoặc nghi ngờ về việc đã mắc phải STI.
  • Bạn hoặc đối tác của bạn có bạn tình khác.

3. Thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội

Tùy thuộc vào các hoạt động tình dục của bạn, bác sĩ có thể yêu cầu nhiều loại xét nghiệm bệnh xã hội khác nhau, bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, sử dụng miếng gạc hoặc khám sức khỏe.

Hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể được xét nghiệm bằng cách sử dụng mẫu nước tiểu hoặc máu, chẳng hạn như:

  • Chlamydia.
  • Bệnh lậu.
  • Viêm gan.
  • Mụn rộp.
  • HIV.
  • Bệnh giang mai.

Trong một số trường hợp, xét nghiệm nước tiểu và máu không chính xác bằng các hình thức xét nghiệm khác. Bạn cũng có thể mất từ một tháng hoặc lâu hơn sau khi tiếp xúc với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục để các xét nghiệm máu đạt độ chính xác cao. Ví dụ, nếu bị nhiễm HIV, có thể mất vài tuần đến vài tháng để các xét nghiệm phát hiện bệnh.

Sử dụng miếng gạc

Bác sĩ có thể sử dụng miếng gạc âm đạo, cổ tử cung hoặc niệu đạo để kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục (dùng bông gòn để lấy gạc âm đạo và cổ tử cung khi khám phụ khoa). Nếu bạn quan hệ tình dục qua đường hậu môn, họ cũng có thể lấy một miếng gạc trực tràng để kiểm tra các sinh vật lây nhiễm trong trực tràng của bạn.

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung và xét nghiệm HPV

Nói một cách chính xác, xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung không phải là xét nghiệm STI. Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung là một xét nghiệm tìm kiếm các dấu hiệu sơ khởi của ung thư cổ tử cung hoặc hậu môn. Phụ nữ bị nhiễm HPV trong thời gian dài (đặc biệt là nhiễm HPV-16 và HPV-18) có nguy cơ cao phát triển ung thư cổ tử cung. Phụ nữ và nam giới quan hệ tình dục qua đường hậu môn cũng có thể bị ung thư hậu môn do nhiễm virus HPV.

Khám sức khỏe

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (chẳng hạn như mụn rộp và mụn cóc sinh dục) có thể được chẩn đoán thông qua việc kết hợp khám sức khỏe và các xét nghiệm khác. Bác sĩ tiến hành khám sức khỏe để tìm vết loét, vết sưng và các dấu hiệu khác của STI hoặc lấy mẫu tế bào để kiểm tra.

Bạn nên trao đổi với bác sĩ khi nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trên hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.

4. Chi phí xét nghiệm bệnh xã hội

Chi phí xét nghiệm bệnh xã hội dao động vào khoảng 2.000.000VNĐ (Gói xét nghiệm bệnh lậu, Chlamydia, Giang mai, HIV 1 & 2, Viêm gan B, Virus Herpes Simplex loại 1 & 2, Trichomonas, Candida, Nấm âm đạo). Chi phí có thể thay đổi tùy theo cơ sở y tế và các loại xét nghiệm bạn thực hiện.

Bác sĩ tư vấn và thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ sản khoa nổi tiếng trên Docosan.

  • BS. Phí Thị Tuyết Nga là bác sĩ phụ trách phòng khám Chuyên khoa Phụ sản Hoa sen. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa.
  • ThS.BS. Trần Thị Kim Xuyến đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị trong lĩnh vực sản phụ khoa và hiện đang đảm nhiệm vị trí trưởng khoa Phụ Sản Bệnh viện Quốc tế City, TP.HCM.
  • BS. Trần Thiện Vĩnh Quân đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Hiện đang công tác tại Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn Healthcare.

Hãy nói chuyện với bác sĩ về hoạt động tình dục của bạn để xác định loại xét nghiệm bệnh xã hội bạn cần làm. Bác sĩ cũng có thể giúp bạn hiểu những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của các xét nghiệm STI khác nhau.

Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc. Bài viết mang tính chất tham khảo và Docosan khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.