Cách phát âm nguyên âm, phụ âm trong tiếng Anh – Thành Tây

Có tất cả 44 phiên âm tiếng Anh quốc tế IPA. Nhiều người học tiếng Anh thường đọc các từ theo sự ghi nhớ và có thể đọc nhầm các từ ít gặp hoặc chưa từng sử dụng vì không nắm rõ các nguyên tắc đọc phiên âm trong tiếng Anh. Hôm nay thanhtay.edu.vn sẽ hướng dẫn cách phát âm các nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh.

1. Khái quát về nguyên âm và phụ âm tiếng Anh

1.1. Nguyên âm

Nguyên âm là các âm mà khi phát ra luồng khí từ thanh quản chạy lên môi không bị cản trở. Do đó, nguyên âm có thể đứng riêng biệt hoặc sau các phụ âm để tạo thành tiếng trong lời nói phát ra.

Có hai loại nguyên âm chính là nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. Mỗi loại lại được chia ra như sau.

Nguyên âm đơn trong tiếng Anh

Nguyên âm ngắnNguyên âm dài

Nguyên âm đôi trong tiếng Anh

Nguyên âm đôi gồm có:

  • /ei/
  • /ɑi/
  • /ɔʊ/
  • /ɑʊ/
  • /eə/
  • /iə/
  • /ʊə/
  • /ɔi/

1.2. Phụ âm

Phụ âm là các âm từ thanh quản qua miệng phát ra khi lên môi bị cản trở như hai môi va chạm, lưỡi chạm môi… Cách đọc phụ âm trong tiếng Anh chỉ có thể tạo thành khi kết hợp cùng nguyên âm. Phụ âm được chia thành 3 loại như sau.

Phụ âm vô thanh

Phụ âm vô thanh gồm có các âm:

Phụ âm hữu thanh

Các phụ âm còn lại

2. Cách phát âm các nguyên âm trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh có tất cả 20 nguyên âm: /ɪ/; /i:/; /ʊ /; /u:/; /e /; /ə /; /ɜ:/; /ɒ /; /ɔ:/; /æ/; /ʌ/; /ɑ:/; /ɪə/; /ʊə/; /eə/; /eɪ/; /ɔɪ/; /aɪ/; /əʊ/; /aʊ/.

  1. /ɪ/: Âm i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn (= 1/2 âm i), môi hơi mở rộng sang hai bên, lưỡi hạ thấp.
  2. /i:/: Âm i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Môi mở rộng sang hai bên như đang mỉm cười, lưỡi nâng cao lên.
  3. /ʊ/: Âm “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp.
  4. /u:/: Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Khẩu hình môi tròn. Lưỡi nâng cao lên.
  5. /e/: Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. Mở rộng hơn so với khi phát âm âm /ɪ/. Lưỡi hạ thấp hơn so với âm /ɪ/.
  6. /ə/: Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ. Môi hơi mở rộng, lưỡi thả lỏng.
  7. /ɜ:/: Âm “ơ” cong lưỡi, phát âm âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Môi hơi mở rộng, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.
  8. /ɒ/: Âm “o” ngắn, giống âm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. Hơi tròn môi, lưỡi hạ thấp.
  9. /ɔ:/: Âm “o” cong lưỡi, phát âm âm o như tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Tròn môi, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.
  10. /æ/: Âm a bẹt, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuống. Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống, lưỡi được hạ rất thấp.
  11. /ʌ/: Na ná âm “ă” của tiếng việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ”, phải bật hơi ra. Miệng thu hẹp, lưỡi hơi nâng lên cao.
  12. /ɑ:/: Âm “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng, miệng mở rộng, lưỡi hạ thấp.
  13. /ɪə/: Đọc âm /ɪ/ rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi từ dẹt thành hình tròn dần, lưỡi thụt dần về phía sau.
  14. /ʊə/: Đọc âm /ʊ/ rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng, lưỡi đẩy dần ra phía trước.
  15. /eə/: Đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ə/, hơi thu hẹp môi, Lưỡi thụt dần về phía sau.
  16. /eɪ/: Đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi hướng dần lên trên.
  17. /ɔɪ/: Đọc âm /ɔ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi nâng lên và đẩy dần ra phía trước.
  18. /aɪ/: Đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước.
  19. /əʊ/: Đọc âm /ə/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/, môi từ hơi mở đến hơi tròn, lưỡi lùi dần về phía sau.
  20. /aʊ/: Đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/, môi tròn dần, lưỡi hơi thụt dần về phía sau.

Lưu ý:

Khi phát âm các nguyên âm tiếng Anh sau, dây thanh quản rung:

Từ âm /ɪə / – /aʊ/: Phải phát âm đủ cả 2 thành tố của âm, chuyển âm từ trái sang phải, âm đứng trước phát âm dài hơn âm đứng sau một chút.

Các nguyên âm không cần sử dụng răng nhiều => không cần chú ý đến vị trí đặt răng.

Xem thêm: Top 23 phần mềm học từ vựng tiếng Anh miễn phí

3. Cách phát âm phụ âm trong tiếng Anh

Với phụ âm trong tiếng Anh có 24 âm: /p/; /b/; /t/; /d/; /t∫/; /dʒ/; /k/; /g/; /f/; /v/; /ð/; /θ/; /s/; /z/; /∫/; /ʒ/; /m/; /n/; /η/; /l/; /r/; /w/; /j/.

  1. /p/: Đọc gần giống với âm /p/ tiếng Việt, lực chặn của 2 môi không mạnh bằng, nhưng hơi thoát ra vẫn mạnh như vậy. Hai môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật mạnh luồng khí ra.
  2. /b/: Giống âm /b/ tiếng Việt. Hai môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật mạnh luồng khí ra.
  3. /t/: Âm /t/ tiếng Việt, nhưng bật hơi thật mạnh, đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Hai răng khít chặt, mở ra khi luồng khí mạnh thoát ra.
  4. /d/: Giống âm /d/ tiếng Việt nhưng hơi bật ra mạnh hơn một chút. Đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới, hai răng khít chặt, mở ra khi luồng khí mạnh thoát ra.
  5. /t∫/: Giống âm /ch/ tiếng Việt nhưng môi khi nói phải chu ra. Môi hơi tròn và chu về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.
  6. /dʒ/: Giống âm /t∫/ nhưng có rung dây thanh quản. Môi hơi tròn và chu về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.
  7. /k/: Giống âm /k/ tiếng Việt nhưng bật mạnh hơi, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra.
  8. /g/: Giống âm /g/ tiếng Việt, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra.
  9. /f/: Giống âm /ph/ (phở) trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.
  10. /v/: Giống âm /v/ trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.
  11. /ð/: Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản rung.
  12. /θ/: Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản không rung.
  13. /s/: Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng. Luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi. Không rung thanh quản, để mặt lưỡi chạm nhẹ vào lợi hàm trên.
  14. /z/: Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi, rung thanh quản.
  15. /∫/: Môi chu ra (giống khi yêu cầu ng khác im lặng: Shhhhhh!). Môi hướng về phía trước như đang kiss ai đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên.
  16. /ʒ/: Môi chu ra (giống khi yêu cầu người khác im lặng: Shhhhhh!). Nhưng có rung thanh quản, môi hướng về phía trước như đang kiss ai đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên.
  17. /m/: Giống âm /m/ tiếng Việt, hai môi ngậm lại, để luồng khí thoát qua mũi.
  18. /n/: Khí thoát ra từ mũi, môi hé, đầu lưỡi chạm vào lợi hàm trên, chặn luồng khí để khí thoát ra từ mũi.
  19. /η/: Khí bị chặn ở lưỡi và ngạc mềm nên thoát ra từ mũi, thanh quản rung, môi hé, phần sau của lưỡi nâng lên, chạm ngạc mềm.
  20. /l/: Từ từ cong lưỡi, chạm vào răng hàm trên, thanh quản rung, môi mở rộng, môi mở hoàn toàn, đầu lưỡi từ từ cong lên và đặt vào răng hàm trên.
  21. /r/: Khác /r/ tiếng Việt: Lưỡi cong vào trong và môi tròn, hơi chu về phía trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi về trạng thái thả lỏng, môi tròn mở rộng.
  22. /w/: Lưỡi thả lỏng, môi tròn và chu về trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi vẫn thả lỏng, môi tròn mở rộng.
  23. /h/: Như âm /h/ tiếng Việt, không rung thanh quản, môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để luồng khí thoát ra.
  24. /j/: Nâng phần trước của lưỡi lên gần ngạc cứng, đẩy luồng khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng nhưng không có tiếng ma sát của luồng khí (do khoảng cách giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng không quá gần) làm rung dây thanh trong cổ họng. Môi hơi mở khi luồng khí thoát ra, môi mở rộng, phần giữa lưỡi hơi nâng lên, khi luồng khí thoát ra, lưỡi thả lỏng.

4. Tổng hợp cách phát âm dễ nhớ

Đối với môi:

  • Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
  • Môi mở vừa phải (âm khó): /ɪ/, /ʊ/, /æ/
  • Môi tròn thay đổi: /u:/, /əʊ/
  • Lưỡi răng: /f/, /v/

Đối với lưỡi:

  • Cong đầu lưỡi chạm nướu: /t/, /d/, /t∫/, /dʒ/, /η/, /l/.
  • Cong đầu lưỡi chạm ngạc cứng: /ɜ:/, /r/.
  • Nâng cuống lưỡi: /ɔ:/, /ɑ:/, /u:/, /ʊ/, /k/, /g/, /η/
  • Răng lưỡi: /ð/, /θ/.

Đối với dây thanh:

  • Rung (hữu thanh): các nguyên âm, /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
  • Không rung (vô thanh): /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/

5. Một số lưu ý về các phiên âm tiếng Anh

5.1. Phụ âm âm tiết

Các âm /l//n/ thường có thể là “âm tiết” – nghĩa là chúng có thể tự tạo thành một âm tiết mà không cần nguyên âm.

Có một âm tiết /l/ trong cách phát âm thông thường của MIDDLE /mɪdl/, và một âm tiết /n/ trong SUDDEN /sʌdn/.

5.2. Nguyên âm yếu /i/ & /u/

Các âm thanh được biểu thị bằng /iː//ɪ/ phải luôn được tạo ra khác nhau, như trong HEAT /hiːt/ so với HIT /hɪt/. Ký hiệu /i/ đại diện cho một nguyên âm có thể được phát âm là /iː/ hoặc /ɪ/ hoặc là một âm thanh là một sự thỏa hiệp giữa chúng.

Trong một từ như HAPPY /hæpi/, những người nói trẻ hơn sử dụng chất lượng giống như /iː/, nhưng có thời lượng ngắn. Khi /i/ được theo sau bởi /ə/ chuỗi cũng có thể được phát âm là /jə/.

Vì vậy, từ DUBIOUS có thể là /ˈdjuːbiəs/ hoặc /ˈdjuːbjəs/. Theo cùng một cách, hai nguyên âm được biểu thị /uː/ và /ʊ/ phải được giữ riêng biệt nhưng /u/ đại diện cho một nguyên âm yếu khác nhau giữa chúng. Nếu /u/ được theo sau trực tiếp bởi một phụ âm, nó cũng có thể được phát âm là /ə/. Do đó STIMULATE có thể đọc là /ˈstɪmjuleɪt/ hoặc là /ˈstɪmjəleɪt/.

Xem thêm: Mẫu câu sắp xếp cuộc hẹn trong tiếng Anh

5.3. Hình thức yếu và hình thức mạnh

Một số từ rất phổ biến, ví dụ AT, FOR và CAN, có hai cách phát âm. Có 2 cách phát âm thông thường (yếu) đầu tiên. Cách phát âm thứ hai (mạnh) phải được sử dụng nếu từ đó được nhấn mạnh, và nói chung khi từ đó ở cuối câu.

Ví dụ:

  • Can /kən/ you help?
  • I’ll help if I can /kæn/.

5.4. Phát âm âm phụ /t/

Trong tiếng Anh Mỹ, nếu âm /t/ nằm giữa hai nguyên âm và nguyên âm thứ hai không bị căng thẳng, âm /t/ có thể được phát âm rất nhanh và được phát âm sao cho giống như âm ngắn gọn /d/hoặc âm /r/ của một số ngôn ngữ nhất định.

Về mặt kỹ thuật, âm thanh là “tiếng gõ” và có thể được ký hiệu là /t̬/. Vì vậy, người Mỹ có thể phát âm POTATO là /pəˈteɪt̬oʊ/, nhấn vào từ thứ hai /t/ trong từ (nhưng không phải là từ đầu tiên, vì trọng âm).

5.5. Khoảng dừng hơi

Trong cả hai loại tiếng Anh và tiếng Anh, /t/ xuất hiện ở cuối từ hoặc âm tiết thường có thể được phát âm là điểm dừng /ʔ/ – đây là ký hiệu biểu đạt một khoảng cách im lặng được tạo ra bằng cách giữ một hơi thở ngắn gọn thay vì /t/. Để điều này xảy ra, âm thanh tiếp theo không được là nguyên âm hoặc âm tiết /l/.

Do đó, FOOTBALL có thể được phát âm là /ˈfʊʔbɔːl/ thay vì /ˈfʊtbɔːl/, và BUTTON có thể là /ˈbʌʔn/ thay vì /ˈbʌtn/.

Trên đây là những kiến thức về cách đọc phiên âm, bao gồm nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh. Đây là phần rất quan trọng trong tiếng Anh đặc biệt là đối với tiếng Anh giao tiếp. Bạn hãy ghi nhớ thật kỹ và thực hành luyện tập thường xuyên nhé.