Làm cách nào để dẫn dắt cuộc đối thoại hấp dẫn hơn? | Edu2Review

Cách duy trì cuộc trò chuyện bằng tiếng Việt đã khó, nay còn phải nói bằng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 còn khó hơn nữa. Vì thế sau đây Edu2Review xin chỉ cho bạn vài tip để noi chuyện với Tây siêu lâu mà không bị bí ý nhé!

Sau quá trình gặp gỡ làm quen và bắt đầu trò chuyện, bạn cần phải biết cách duy trì cuộc hội thoại đó. Điều này hoàn toàn không dễ thực hiện, đặc biệt trong trường hợp đây là ngôn ngữ thứ 2 của bạn.

1. Đặt ra các câu hỏi

Đặt câu hỏi là cách để người khác thấy bạn có hứng thú khi trò chuyện với họ. Một cuộc đối thoại phải có những câu hỏi và câu trả lời, như vậy mới duy trì được cuộc trò chuyện.

Khi đặt câu hỏi bạn nên đặt những câu liên quan đến suy nghĩ của người đối diện như

“Bạn đã làm gì tiếp sau đó?” – “What did you do next then?”

“Tại sao bạn lại nói điều đó?” – “Why do you say that?”

“Sự việc đó đã diễn ra như thế nào?” – “How did that happen?”

“Việc đó diễn ra khi nào vậy?” – “When did that happen?”

“Bạn đã nói những gì?” – “What did you say then?”

“Sự việc đó diễn ra ở đâu?” – “Where did that take place?”

Cố gắng đặt thật nhiều câu hỏi gợi mở người khác trả lời nhé

2. Bày tỏ sự tò mò/ Phản đối/ Biểu lộ cảm xúc tích cực

Để thể hiện cảm xúc của bạn đối với câu chuyện nào đó và cho người đối thoại biết là bạn vẫn đang nghe thì sử dụng các câu biểu cảm như sau.

“Really?” – Thật vậy sao

“Wow, I can’t believe that.” – Wow, tôi không thể tin vào chuyện đó

“No way!” – Không đời nào

“Tell me more.” – Kể thêm cho tôi biết đi

“Oh No!” – Ôi không

“That must have been fun.” – Vui quá

“True” – Đúng đấy

“Incredible” – Thật khó tin

“Unbelievable” – Thật khó tin

“Cool!” – Tuyệt quá

“That’s so funny.” – Vui quá

“Sounds interesting” – Thú vị quá

Đừng dùng mãi từ “OK” hay “Yes” nhé, người nghe sẽ phát chán lên đấy.

Cố gắng thể hiện nhiều cảm xúc để cuộc hội thoại trở nên hấp dẫn hơn

3. Sử dụng ngôn ngữ hình thể để bày tỏ sự hứng thú của bạn

– Nhìn thẳng vào người đối thoại khi họ nói

– Mỉm cười

– Tương tác bằng mắt

– Gật đầu

– Không quanh tay trước ngực

– Đừng chăm chú vào màn hình điện thoại hay các thiết bị khác mà không tập trung vào cuộc hội thoại, vì đây là hành động khiếm nhã, thể hiện bạn không hứng thú gì với cuộc trò chuyện.

Làm ổn những điều trên là bạn đã ghi được điểm cộng với người đối diện rồi đấy.

4. Đừng đưa ra những câu hỏi “có” hoặc “không”

Nếu bạn toàn đưa ra những câu hỏi kiểu “Yes-No question” thì người nghe chỉ trả lời bằng một từ và cuộc hội thoại sẽ chấm dứt nhanh chóng. Để cải thiện điều này bạn nên đặt câu hỏi với nhiều khía cạnh như

“What…?” – Cái gì…?

“Who…?” – Ai…?

“When…?” – Khi nào…?

“How…?” – Như thế nào…?

“Why…?” – Vì sao…?

“Where…?” – Ở đâu…?

Đừng đặt nhiều các câu hỏi “Có” hoặc “Không” quá nhiều, dễ làm câu chuyện bị bế tắc

5. Biểu đạt theo cách khác hay nhắc lại những gì người đối thoại đã nói

Nếu họ nói, “Chuyến đi tới Mexico của chúng tôi rất tuyệt”. Bạn có thể đáp lại “Tôi rất vui vì các bạn đã có chuyến đi thật tuyệt tới Mexico”, hoặc họ nói “Đội của chúng tôi đã chiến thắng 5 trò chơi” thì bạn có thể nói “5 trò chơi thật ư!?”. Điều này cho người đối thoại thấy rằng bạn đang nghe rất chủ động và hứng thú với những gì họ nói

Dưới đây là một ví dụ áp dụng những quy tắc trên.

Ví dụ:

Bạn hỏi: What are you going to do this weekend? Bạn sẽ làm gì cuối tuần này?

Người đối thoại đáp lại: I am going to my Grandma’s house. Tôi sẽ tới nhà bà ngoại tôi.

Những câu hỏi mà bạn có thể đặt thêm:

Does your grandma live close by?

Bà ngoại bạn có sống gần đây không?

Where does your grandma live?

Bà ngoại bạn sống ở đâu?

What are you going to do at your grandma’s house?

Bạn sẽ làm gì ở nhà bà ngoại?

How long will you visit you grandma for?

Bạn sẽ ghé thăm bà trong bao lâu?

Lời kết: Đó một số ý tưởng bạn có thể dùng để duy trì cuộc đối thoại, nhớ rằng quan trọng nhất là bạn thể hiện được sự thích thú với người đối diện và đặt nhiều câu hỏi mở cũng như quan tâm đế ngôn ngữ hình thể.

*Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.

Phương Thảo tổng hợp

Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam