Hướng Dẫn Cách Ghi Phong Bì Đám Giỗ Đúng Cách, Trang Trọng

Thường khi được mời đi đám giỗ, thay vì mua quà cáp thì mọi người chọn cách đi phong bì cho thuận tiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ghi phong bì đám giỗ để thể hiện sự thành kính cũng như tránh gây hiểu nhầm cho gia chủ. Thay vì băn khoăn các cách ghi, tham khảo hướng dẫn trong bài viết sau đây sẽ giúp ích cho bạn khi cần

Ý nghĩa của việc đi đám giỗ ở mỗi vùng miền

Từ xưa đến nay, đám giỗ được xem là phong tục cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Thông thường, ngày giỗ thường được tổ chức vào ngày mất tính theo lịch Âm của người đã khuất.

Việc tổ chức đám giỗ và mời khách tới dự đám giỗ mang lại ý nghĩa quan trọng. Đây là ngày để những người ở lại nhắc nhở nhau về người đã đi trước. Bên cạnh đó, ngày giỗ còn gắn kết tình cảm của các thành viên trong gia đình cũng như họ hàng xa gần.

Đa số các khách mời dù thân thiết hay có mối quan hệ xã giao với gia chủ, khi được mời tới đám giỗ thường ít đi tay không. Họ sẽ mang theo quà biếu hoặc phong bì đựng tiền để bày tỏ lòng thành và tưởng nhớ tới người mất.

Bên cạnh đó, đám giỗ cũng là dịp để toàn bộ mọi người trong họ hàng, huynh đệ hoặc thầy trò gặp nhau đông đủ. Họ cùng nhau trao đổi kinh nghiệm tu tập, ôn lại công hạnh của người khuất,…Điều này chính là sự hiếu kính, báo ân và hoài niệm về người quá vãng trong ngày giỗ kỵ.

dam-gio-la-ngay-de-moi-nguoi-tuong-nho-the-hien-long-thanh-kinh-toi-nguoi-da-mat
Đám Giỗ Là Ngày Để Mọi Người Thể Hiện Lòng Thành Kính

Các bạn cũng biết phong bì trong cuộc sóng chúng ta nó thường được sử dụng không những trong các đám tang mà còn trong các đám cưới , tân gia, đầy tháng….. Do nhu cầu sử dụng nhiều nên các dịch vụ in ấn ra đơi.

Đi ăn giỗ ghi phong bì là gì?

Đám giỗ đầu hay giỗ trong mỗi năm là ngày để mọi người thể hiện tình cảm và bày tỏ lòng thành kính đến người đã khuất. Đây là phong tục tập quán có từ lâu đời và tiếp tục được phát huy cho đến ngày nay.

Trước đây, mọi người được mời đi ăn giỗ thường qua phụ giúp gia chủ hoặc mua quà cáp để biếu. Ngày nay, ngoài các cách trên thì khách khứa thường không quên gửi kèm phong bì cho người thân của người đã mất. Hiện nay phong bì được bán khắp nơi ở trên thị trường và có giá thành rất rẻ. Trước đây việc in ấn chưa được phổ biến thì việc in các phong bì thư có giá in cao hơn hiện nay.

Tùy vào gia cảnh, điều kiện và mức độ thân thiết của mỗi người với gia chủ mà bỏ số tiền phù hợp vào trong phong bì. Điều này không chỉ thể hiện sự quan tâm, chia sẻ phụ giúp gia chủ mà còn bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ tới người đã mất.

Đi ăn giỗ viết phong bì như thế nào?

Các bạn cũng biết trên thị trường có rất nhiều loại phong bì mỗi loại phong bì thì có các mục đích sử dụng khác nhau. Nếu các bạn đang phân vân chưa chọn được các công ty để in uy tín, chất lượng, giá rẻ. Thì để trả lời câu hỏi này các bạn có thể liên hệ ngay công ty in bao thư giá rẻ tại Hà Nội để in ấn.

Không phải cứ bỏ tiền vô phong bì là xong, việc viết phong bì đi ăn giỗ cũng cần được coi trọng và chú ý kỹ càng. Vậy đi ăn giỗ ghi phong bì thế nào cho đúng cách?

Đám giỗ không phải là đám ma nên thay vì viết các từ “Kính viếng”, “Kính tặng”, “Chia buồn”,…Người viết phong bì ăn giỗ cần áp dụng các cách dưới đây:

Cách ghi phong bì đi ăn giỗ người trong họ hàng, thân thiết

Việc ghi phong bì ăn giỗ sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn khi bạn tới đám giỗ của họ hàng thân thiết trong gia đình. Bởi với mức độ thân thiết, họ thường không câu nệ hình thức, quan trọng nhất vẫn là tấm lòng của bạn khi dành chút thời gian đến ăn đám.

Vậy khi ghi phong bì đi ăn giỗ của những người thân thiết trong họ, bạn nên ghi đầy đủ họ tên của người gửi. Sau đó, bạn ghi thêm dòng chữ “Tưởng nhớ” hoặc “Kính lễ” cụ, ông, bà, cô, dì, chú, bác,…

Mặc dù là mối quan hệ thân thiết nhưng bạn cũng không nên sử dụng từ ngữ suồng sã hay ghi phong bì đám giỗ họ hàng quá sơ sài.

Cách viết phong bì khi đi ăn giỗ bạn bè xã giao, đối tác

Bạn bè thân thiết, bạn xã giao hoặc đối tác, đồng nghiệp khi mời bạn đến đám giỗ của gia đình họ. Chắc hẳn bạn cũng phân vân không biết nên ghi phong bì đám giỗ như thế nào đúng không?

Với mối quan hệ xã giao, bạn cũng nên ghi phong bì giỗ một cách trang trọng, thể hiện sự chân tình và thành kính dành cho người thân đã khuất của họ.

Trước tiên bạn cần ghi đầy đủ chức danh, tên của người đến phúng điếu. Sau đó, ghi ở phần “Người nhận” dòng chữ “Kính lễ ông/bà/chú/bác/anh/chị,…”.

Đối với các đối tác trong làm ăn kinh doanh thì họ sẽ đi phong bì có in logo riêng của công ty được đặt in theo yêu cầu tại các xưởng in phong bì Hà Nội.

cach-viet-phong-bi-di-an-gio-ho-hang-ban-be-hoac-doi-tac
Cách Viết Phong Bì Đi Ăn Giỗ Bạn Bè, Đối Tác

Những điều cần lưu ý khi ghi phong bì đi ăn giỗ

Việc đi ăn giỗ ghi phong bì tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng ghi đúng cách và đầy đủ. Để tránh các rắc rối khi viết lên phong bì gửi tới gia chủ trong ngày giỗ, bạn cần lưu ý những điều sau:

Cần phân biệt rõ ràng giữa đám giỗ và đám ma để có cách ghi phong bì đám giỗ đúng, thể hiện đủ thông điệp mà bạn muốn truyền tải tới gia chủ.

Trên phong bì cần ghi đầy đủ tên của người đến phúng viếng và tên của người nhận. Quan trọng nhất là bạn nên ghi ở mặt trước, không nên ghi mặt sau phong bì để gia chủ dễ dàng quan sát, đọc và biết được ai là người gửi phong bì.

Bên cạnh đó, phong bì cần ghi rõ ràng, dễ đọc và đúng chính tả. Không nên sử dụng từ ngữ địa phương hoặc các từ dễ gây hiểu nhầm cho gia chủ khi đọc phong bì.

? Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Viết Phong Bì Mừng Thọ Hay, Trang Trọng Nhất

Ngoài gửi phong bì, đám giỗ nên mua gì đến cúng viếng?

Ngoài việc gửi phong bì tiền, đi đám giỗ tùy vào mỗi vùng miền mà bạn có thể đặt thêm các món quà cúng viếng. Chẳng hạn như:

Giỏ trái cây tươi

Đây là loại quà biếu được mọi người ưa chuộng và không thể thiếu trong các đám giỗ. Các loại trái cây nên mua khi đi ăn giỗ, bao gồm: Xoài, nho, thanh long, cam, táo, quýt, lê,…Vốn là quà cúng nên mọi người thường chọn trái cây có màu sắc tươi tắn, mùi thơm với hương vị ngọt ngào. Hạn chế mua các loại trái cây khô đóng hộp hoặc đồ giả.

Bó hoa cúng

Các loại hoa cúng không thể thiếu trong đám giỗ: Hoa huệ tây, hoa cúc, hoa lay ơn,…Bó hoa này sẽ được gia chủ đem lên bàn thờ để dâng cúng người đã khuất nên bạn cần chọn hoa tươi, tránh mua hoa bị khô, héo hoặc có mùi lạ.