Quả địa cầu – vuonggiabooks

Quả địa cầu là gì?

Quả địa cầu là mô hình trái đất được thu nhỏ lại. Khác với bản đồ, quả địa cầu diễn tả rất chính xác với tỉ lệ tương ứng về vị trí, phương vị, hình dáng, độ lớn, cự ly các nước.

Nếu như sử dụng quả địa cầu, có thể nhìn trái đất từ rất nhiều vị trí và góc độ khác nhau và cũng có thể đặt ra câu hỏi « con người có thể sống được ở đâu trên trái đất ? ». Quả địa cầu nếu như chỉ có phần thân thì sẽ bị đổ vì thế mà ở phần cực bắc và cực nam có gắn cố định và có trục. Góc độ nghiên của trục giống với góc độ nghiêng của trái đất là 23023’ .

Ai cũng đã từng một lần xoay quả địa cầu để chơi nhưng độ nghiêng của nó thì không mấy người ý thức được. Trái đất quay từ trái qua phải tức là ngược chiều kim đồng hồ. Mỗi một vòng quay là 24 giờ (tự quay). Nếu như quay ngược lại thì mặt trời sẽ mọc từ đằng tây và lặn ở đằng đông. Thêm nữa, trái đất quay quanh mặt trời mất một năm và đường đi của nó gọi là quỹ đạo.

Lịch sử quả địa cầu

Có tư liệu còn lại cho biết quả địa cầu đã được tạo ra từ thế kỉ 4 Trước Công Nguyên ở Hy Lạp cổ đại xuất phát từ niềm tin phổ biến rằng trái đất hình tròn. Người xác tín niềm tin trái đất hình tròn của người dân Hy Lạp cổ đại là Aristoteles. Ở châu Âu quả địa cầu được chế tạo rất nhiều vào khoảng thời gian diễn ra các cuộc phát kiến địa lý và trung tâm chế tác chúng là ở Đức. Quả địa cầu cổ nhất hiện nay là do Behaim, M. chế tạo vào năm 1492. Ông cũng là người có quyết tâm vượt Đại Tây Dương như Columbus, C. Behaim nóng lòng hơn Columbus nên đã đến quần đảo Acores trước một bước. Kết quả là ông không vượt qua được Đại Tây Dương và trở về quê nhà. Quả địa cầu này đã diễn tả khá chính xác đường đi vượt qua mũi Hảo Vọng đến Ấn Độ-con đường mà Vasco da Gama đi sáu năm sau đó và là bản đồ chính xác nhất từ trước đến lúc này.

Lịch sử chỉ đạo quả địa cầu

Lịch sử chỉ đạo quả địa cầu cũng rất dài. Ở Mĩ tại các trường tư ở Boston, New York, những đô thị thương nghiệp lớn trong nội dung giáo dục mang tính thực tiễn đã có nội dung về kĩ thuật hàng hải, thiên văn học, quan trắc và ở đó có phương pháp sử dụng quả địa cầu và phương pháp chiếu đồ. Và cả bây giờ cũng thế, hầu hết các phòng học ở Mĩ đều có đặt quả địa cầu. Bức ảnh chụp dưới đây là cảnh phòng học ở trường tiểu học được sử dụng trong thực tế từ năm 1882 đến 1940 tại bang Minoseta (Mĩ). Ở đây có hai quả địa cầu và một bản đồ thế giới. Ở góc phải bức ảnh , quả địa cầu được treo bởi một sợi dây và khi dùng thì kéo dây ra. Ở phía trên bảng đen cũng có dây để kéo ra khi cần treo bản đồ.

Ở Nhật Bản trong giai đoạn 10 năm đầu thời Minh Trị tức là giai đoạn Văn minh khai hóa, các quả địa cầu đã xuất hiện rất sớm ở các phòng học. Ở giai đoạn này Nhật Bản đã cố gắng tích cực hấp thụ các tri thức của phương Tây vì thế lịch sử và địa lý thế giới được coi trọng. Sách giáo khoa đương thời chủ yếu là sách giáo khoa dịch từ Âu Mĩ, tư tưởng và kĩ thuật giáo dục của Mĩ với tư tưởng của Pestalozzi được du nhập cùng phương pháp giảng dạy trực cảm. Đặc biệt là phương pháp « hỏi-đáp » tức là « giáo viên vừa hỏi, học sinh trả lời vừa xác nhận tri thức » vì mà quả địa cầu thường được sử dụng.

Về sau học tập về thế giới lại tiếp tục nở rộ trở lại khi chủ nghĩa hợp tác quốc tế phát triển và tầm nhìn thế giới của quốc dân mở rộng vào thời kì Taisho. Trong tác phẩm « Giảng dạy địa lý lập thể » được viết vào năm 1924 (năm Taisho 14), tác giả đã đề xướng việc sử dụng quả địa cầu. Tác giả đã phê phán tình hình sử dụng quả địa cầu đương thời như sau : « hiện nay quả địa cầu được dùng trong giảng dạy địa lý là ở môn tập đọc lớp 4 khoa thông thường, một lần khi bắt đầu môn đại lý ở lớp 5, một lần khi học về kinh độ. Tổng hợp lại là 3 lần ». Sau khi môn Xã hội ra đời thời hậu chiến tính cần thiết của giáo dục hiểu biết quốc tế cũng được đề ra nhưng tình hình như tác giả cuốn sách phê phán nói trên cũng không được cải thiện. Đặc biệt ở cấp học THCS và THPT nó không mấy khi được sử dụng.

Vấn đề đặt ra đối với việc chỉ đạo sử dụng quả địa cầu.

Quả địa cầu được chỉ địa là thiết bị dùng cho môn Xã hội và có mặt ở đại bộ phận trường học nhưng do nó thiếu tính tiện lợi nên ít khi được mang ra khỏi phòng tư liệu. Thêm nữa do giá cả tương đối cao nên việc học sinh tự mua để sử dụng khi tự học gặp khó khăn. Hi vọng sẽ có những quả địa cầu chất dẻo tiện lợi hơn.

Trong thiết bị khoa học cũng có quả địa cầu môi trường hay ba quả cầu nhưng do đặt ra môn Xã hội cho nên nội dung học tập không có mối liên hệ nào. Để tổng hợp hóa các hiện tượng nhân văn, tự nhiên của trái đất thì cả nhà khoa học và nhà giáo dục cần phát triển quả địa cầu có chứa đựng nội dung giáo dục.

Nguyễn Quốc Vương dịch từ « Từ điển giáo dục môn Xã hội » (Gyosei, 2000).